Triết lí về thời gian và phận người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 73 - 79)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Cảm hứng thế sự trong thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo

2.3.3. Triết lí về thời gian và phận người

Thơ cũng như nhạc đều do cảm hứng của tâm sự trước sự vật, trời, đất mà

phát ra thành thanh, thành lời. Trong bài tựa "kinh thi" viết: "ở lòng thì gọi là chí,

nói ra thành lời thì gọi là thơ". Thời gian trong nghệ thuật là phạm trù của hình

thức nghệ thuật thể hiện sự tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu như thế giới thực tồn tại trong thời gian thực thì thế giới nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian nghệ thuật. Theo từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật “là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [23]. Thời gian trong thơ Nguyễn Trọng Tạo luôn có sự vận động và biến đổi không ngừng, cùng với sự vận động của quy luật ấy là sự chiêm nghiệm và ý thức về bản thân của chủ thể con người trước sự trôi chảy không ngừng của thời gian.

Có những con đường chưa từng in dấu Người đi không thấu người khác lại đi Đi hết dòng sông mênh mông biển sóng Đi hết đời người đầy vơi khát vọng

(Dấu vết thời gian)

Thời gian gắn với hình ảnh con đường, dòng sông cụ thể nhưng lại là biểu tượng của những đoạn đường đời mà con người đã trải qua với bao khát vọng, hoài bão về những điều đã làm được và chưa làm được trong cuộc đời hay đó cũng chính là những điều trăn trở trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

Nỗi nhớ thời gian là cảm xúc chủ đạo chi phối thơ Nguyễn Trọng Tạo. Đó là “cõi nhớ của một kẻ nhà quê lưu lạc. Lưu lạc mà vẫn nhớ mình là nhà quê, là Đông phương chính hiệu” [16]. Hai câu thơ đã gói gọn tâm tình của một con người sống

xa quê hương nhưng lúc nào cũng đau đáu một nỗi niềm “Găm vào ta nỗi xót xa tận

lòng” và rồi những lúc ấy nhà thơ không thể thoát ra khỏi những vướng bận đời

ký ức tình yêu với chốn làng quê như định mệnh và như một thực tại sống vậy, một hồn thơ hồn hậu với chất quê mặn mà sâu lắng.

Chiến tranh xóa đi nhiều lắm Những miền phẳng lặng trong ta Tôi đi trên đường kháng chiến Con đò neo khúc dân ca

(Người chèo dò thời chiến)

Thời gian trôi đi, cuộc chiến tranh nào rồi cũng phải đến ngày kết thúc nhưng cái mà nó để lại trong tâm hồn con người thời chiến đó là sự qua đi của tuổi trẻ với bao khát vọng và hoài bão lớn lao. Thân phận con người cũng vì thế mà phải chấp nhận với số phận của mình. Tâm sự của người lính trở về từ trong chiến tranh đã được Nguyễn Trọng Tạo tái hiện một cách cụ thể.

Bây giờ cao bổng vòm mây

Dòng sông trôi đã vơi đầy tháng năm Áo tôi đạn xé bao lần

Tóc người hao mấy mùa xuân đợi chờ

(Thơ tình người đứng tuổi)

Sau chiến tranh con người phải đối diện với cuộc sống muôn vàn những khó khăn, sự thay đổi của khung giá trị xã hội, sự mất mát về tinh thần và vật chất trong đó sự mất mát trong tình yêu là điều đáng tiếc nhất bởi tình yêu chỉ có ý nghĩa khi con người đang ở tuổi son trẻ. Thời gian dù có khả năng chữa lành vết thương thì cũng không thể nào một sớm một chiều mà có thể làm thay đổi được số phận của con người. Đó là những vấn đề thời sự mà nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo muốn nói đến cùng với sự trôi chảy không ngừng nghỉ của thời gian.

Mùa hạ trôi qua tơi bời phượng đỏ Mùa thu trôi qua cúc tàn ngõ nhỏ

(Tìm hoa)

Trong cái nhìn của thi nhân, sự trôi đi của thời gian dù là ở mùa nào trong năm cũng để lại những chua xót ngậm ngùi đối với cuộc đời. Thời gian của nghệ

thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo không chỉ là là thời gian trần thế với những buồn vui chân thực của con người.

Đóa cúc vàng mùa thu em cho ta đã chết Thời gian bay từng cánh mỏng vàng rơi Đã bảy tám năm nay ta gom nhặt nắng trời Mong góp nắng thành hoa mà dã tràng se cát

(Biến khúc giao thừa)

Đứng trước quy luật vận động của thời gian con người như trở nên nhỏ bé vô

hạn. “Thời gian bay” là cách diễn đạt miêu tả sự trôi chảy không ngừng của tạo

hóa. Nhà thơ như cảm nhận thấy từng bước đi của thời gian và phảng phất một nỗi buồn, sự nuối tiếc thời gian đã mất. Dưới lăng kính chủ quan của thi nhân, thời gian nghệ thuật còn có thể là thời gian vĩnh hằng biến đổi mọi thứ trong cuộc sống nhưng phần lớn lại nói về nỗi cô đơn trong sâu thẳm tâm hồn con người. Trái tim nhà thơ luôn thổn thức, lo lắng không yên, mong muốn hiến dâng với những khát vọng lớn mà cuộc sống đời thường lại hạn hữu, con người không thể chống lại quy

luật bất biến của tạo hóa.

Nay còn trẻ trung mai đà tóc bạc Từng giọt thời gian ứa tràn khóe mắt

(Thời gian 2)

Trước đây, Xuân Diệu cũng từng bộc bạch quan niệm của mình về thời gian bằng một cảm xúc sôi nổi cuồng nhiệt, nghĩa là một dạng ý thức triết học đã thấm

nhuần cảm xúc: “Còn đất trời nhưng chẳng còn tôi mãi”. Phải chăng, ở đây như có

sự đồng cảm giữa các thi nhân trước quy luật vận động của thời gian và sự trớ trêu của phận người.

Bán buồn mua vui họp chợ đời người Thời gian thắm lại một mùa hoa tươi

(Dấu vết thời gian)

Những neo đậu tạm bợ trong hành trình trôi dạt của Nguyễn Trọng Tạo càng khiến nỗi cô đơn trong thơ ông trở nên đậm đặc, sống động và mê đắm. Ở đó, nhà

thơ trải dài trong những trôi dạt của bản thân và những va chạm thực tế khiến ông có cái nhìn về mối quan hệ giữa người với người trở nên bớt hoang vắng hơn.

Nếu như thời gian trần thế trong thơ Nguyễn Trọng Tạo luôn vận động liên hồi, phức tạp diễn giải những mối quan hệ qua lại giữa con người với con người, giữa con người với cuộc sống chung quanh. Thì thời gian vĩnh hằng lại là thời gian có thể vận hành đảo ngược mọi thừ từ hiện tại đến tương lai và ngược lại.

Tháng năm là tháng năm nào

Thời gian vai áo phai màu bâng khuâng

(Trở về)

Có lẽ tuổi trẻ là tài sản duy nhất của những kẻ trôi dạt, những kẻ không biết mình sẽ lưu lại nơi này bao lâu. Phải là người yêu đời, yêu cuộc sống và quý trọng thời gian thì Nguyễn Trọng Tạo mới có những câu thơ bày tỏ sự tiếc nuối của mình như vậy.

Ta làm khách trọ thời gian

Con đường hè phố quán hàng bóng cây

(Không đề cho Đỗ Toàn)

Căn phòng thời gian làm chỗ cho khách dừng chân, vô hình mà lại gợi lên một nỗi buồn cô lẻ, man mác ngậm ngùi. Thi sĩ thấy mình như chới với không còn điểm tựa nữa. Mang trong mình nỗi cô đơn hoài niệm, Nguyễn Trọng Tạo tìm đến thời gian vĩnh hằng như một sự giải thoát cho bản thân, nó giúp ông có thể đi lại giữa quá khứ - hiện tại - tương lại để tìm một chút hi vọng, ấm áp của cuộc sống.

Rồi thời gian qua đi rồi tuổi trẻ qua đi Ai sau tôi ở vào thời sắp đến

Thời không còn khổ đau thời không còn nghèo túng Đọc thơ tôi xin bạn chớ chau mày

(Tản mạn thời tôi sống)

Có một điều đặc biệt trong thơ Nguyễn Trọng Tạo viết về thời gian chúng ta bắt gặp đó là sự tinh tế, sắc sảo khi ông sử dụng những từ ngữ chỉ tín hiệu của thời

những khám phá nghệ thuật độc đáo của nhà thơ với thời gian nghệ thuật trong thơ ông. Có lẽ thời gian vĩnh hằng chính là sự hoài niệm về một thời đã xa, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cứ nối tiếp nhau vô tình đi qua để lại trong kí ức con người sự tiếc nuối, mất mát, sự vơi cạn của cuộc đời mà không có cách nào dừng lại được. Cho nên Nguyễn Trọng Tạo tìm đến thời gian vĩnh hằng như là cách tìm về với những kỉ niệm bởi chỉ có những gì thuộc về tâm tưởng con người là còn lại mãi mãi

mà thôi: Nhìn mặt trời trưa chợt nhớ: tuổi ba mươi / Bóng đổ xuống chân mình –

cái bóng thời tuổi trẻ (Tuổi ba mươi).

Vốn là một thi sĩ luôn nhạy cảm với đời nên Nguyễn Trọng Tạo không thoát nổi sự bao bọc vô tình của bức mành thời gian. Giờ đây, có lẽ đã đi được chặng đường hai phần ba cuộc đời mình, nhà thơ ngẫm ra được nhiều điều trong cuộc sống không phải bất cứ thứ gì ta muốn là đều có được. Thời gian và phận người là hai phạm trù luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Qua thời gian mà có thể khái quát lên được thân phận của con người. Con người sống ở trên đời không thể tránh khỏi quy luật vận động của thời gian. Trong hành trình thơ mình Nguyễn Trọng Tạo luôn day dứt trăn trở với những điều đã qua, những điều đang tới và sắp tới. Thời gian vĩnh hằng trong thơ ông vì thế mà như đi mãi về cõi mênh mông sâu thẳm…

Thời gian tiếng nhạc không lời Đầu năm là sóng cuối đời là mưa

(Không đề năm mới)

Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Cầm đã cho rằng: “những cảm xúc tinh vi tế nhị đến thế chỉ những thi sĩ biết nắm giữ được từng phút giây sâu thẳm nhất trong tâm tư mới diễn tả được trọn vẹn những điều mong manh khó biểu hiện nhất” [6]. Nguyễn Trọng Tạo là một trong số ít các thi sĩ làm được điều đó, ông đã nắm giữ được những phút giây thăng hoa tinh vi nhất của cảm xúc để đưa vào trong thơ ca. Thời gian vẫn sẽ trôi chảy không ngừng, cái cũ sẽ được thay bằng cái mới, như

“Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa” (Đồng dao cho người lớn). Đó như là một

triết lý sống trước thời gian mà từ hơn ba mươi năm trước, Nguyễn Trọng Tạo đã đúc kết được.

Tiểu kết chương hai

Đứng giữa sự đa dạng muôn màu của cuộc sống Nguyễn Trọng Tạo đã tinh tế lựa chọn và phản ánh những mảnh ghép hiện thực từ mọi góc nhìn làm cho nội dung phản ánh trong thơ trở nên phong phú và rộng mở, đón chờ người đọc tìm hiểu và khai thác. Với một khối lượng lớn các tác phẩm thơ và trường ca của Nguyễn Trọng Tạo cùng dung lượng phản ánh đa chiều thì chỉ một luận văn nghiên cứu chưa thể làm sáng tỏ hết những điều mà tác giả muốn nói trong thơ. Vì thế ở chương hai của luận văn chúng tôi đã chọn lọc và đưa ra những cảm hứng chủ đạo đại diện cho tư tưởng của nhà thơ và giá trị văn chương của các tác phẩm. Từ hình tượng, chân dung con người Việt Nam đến tình yêu, tình bạn, sự tri âm và những nghịch lý nhân sinh đang hằng ngày hàng giờ tồn tại ngoài đời đã được Nguyễn Trọng Tạo khéo léo đưa vào trong thơ, phản ánh một cách toàn diện và sâu sắc.

Ở chương này, chúng tôi tập trung làm nổi bật những cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Trọng Tạo. Hành trình sáng tạo nghệ thuật thơ của ông là cuộc hành trình của những trang thơ song hành cùng thời đại. Những đề tài, cảm hứng ông phản ánh trong thơ mình đều được thể hiện hết sức đặc sắc dưới ngòi bút điêu luyện của nhà thơ – người lính tài hoa đã từng kinh qua nơi đạn bom ác liệt. Ở Nguyễn Trọng Tạo có sự kết hợp hài hòa giữa thơ ca và cuộc sống. Hơn hai mươi năm gần đây ông đã bền bỉ gieo mầm hàng ngày và cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật mang ý nghĩa lớn lao. Ở mỗi đề tài tác giả đều khai thác một cách nghiêm túc nhằm truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người đọc bằng giọng thơ mang đậm chất nhạc tính đồng thời thể hiện một bút lực dồi dào khẳng định sự trưởng thành ngày càng vững vàng của người nghệ sĩ ngôn từ Nguyễn Trọng Tạo. Mỗi chủ đề ông lựa chọn vào trong thơ mình đều là những vấn đề mang tính chất bức thiết của thời đại thể hiện tầm nhìn và khả năng đón đợi của một hồn thơ vốn mắc nhiều ưu tư với cuộc sống.

CHƯƠNG 3: NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VÀ TRƯỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)