Ngôn ngữ hàm súc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 91 - 96)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Ngôn ngữ

3.2.1. Ngôn ngữ hàm súc

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là một hệ thống tín hiệu tinh vi và phức tạp, gắn chặt với tư duy. “bằng ngôn ngữ (… ), nhà văn có thể tác động trực tiếp đến tri giác, thính giác, xúc giác của người đọc, làm cho họ cảm giác được nhân vật một cách vật chất”– (Gorki), và “bằng ngôn ngữ, nhà văn với tác phẩm của mình có thể làm cho con người thay đổi thế giới” [69]. Sự vận động, phát triển và sáng tạo về mặt ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng nằm trong sự vận động chung của ngôn ngữ thơ hiện đại sau năm 1975. Là một nhà thơ với nhiều suy tư trăn trở về đổi mới thi ca, Nguyễn Trọng Tạo không ngừng làm mới thơ mình bằng những tư duy cách tân cả về hình thức lẫn nội dung. Trong đó hình thức thể hiện luôn được nhà thơ chú trọng chau chuốt một cách tỉ mỉ, toàn diện. Đề cập đến sức

mạnh, vẻ đẹp và tính hiện đại của ngôn ngữ Nguyễn Trọng Tạo đã viết:

Rồi bạn sẽ quen dần

Với thứ ánh sáng u huyền

Đang hắt lên từ vết nứt Của bức tường ngôn ngữ

Nói đến tính hàm súc trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là nói đến vẻ đẹp trong sáng. Đây vốn là vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao, dân ca và thơ cổ điển nhưng Nguyễn Trọng Tạo đã sáng tạo và vận dụng thành công vào trong thơ mình.

Con sông mình hạc xương mai Vàng son in bóng đền đài hoa khôi Đến đây tôi gửi bóng tôi

Vớt lên thì vỡ, tan rồi lại nguyên

(Con sông huyền thoại)

Bài thơ Con sông huyền thoại của Nguyễn Trọng Tạo là một "siêu văn bản"

của tư duy huyền thoại - hiện đại. Vẻ đẹp trong sáng, giản dị của ngôn ngữ thơ là kết quả của lao động sáng tạo đầy nỗ lực của một tài năng thi ca. Nó đề cao tính sáng tạo nhưng không sa vào hiểm quái, cầu kỳ, lạ lẫm mà mang vẻ đẹp trau chuốt, dễ tiếp nhận tạo nên tính hàm súc cho câu thơ, bài thơ.

Để mang lại vẻ đẹp trong sáng cho ngôn ngữ thơ không phải là một việc dễ dàng mà nó đòi hỏi ở người sáng tác một sự táo bạo và dám dấn thân bởi đây là một việc làm mới cái cũ. Do đó thể hiện trình độ và năng lực của người viết, Nguyễn Trọng Tạo đã thành công khi vừa vận dụng thể đồng dao vào việc làm thơ, vừa sử dụng nhịp chẵn truyền thống trong ca dao, dân ca để làm mới thơ mình, tô đậm vẻ đẹp trong sáng của ngôn ngữ thơ. Ông lúc nào cũng như “nâng trên tay những âm thanh nhịp điệu kết thành những con chữ luôn luôn ngọ nguậy, chấp chới vỗ cánh chỉ định bay lên, mà bay xa, khoan thai chững chạc, như chẳng có gì vội vã” [6].

Một điểm đặc biệt trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là mang tính chất kể hay chính là tính tự sự. Bản thân loại ngôn ngữ kể không mang chất thơ. Nhà thơ không mấy quan tâm tới vẻ đẹp ngôn từ, không để lộ cảm xúc, thái độ chủ quan mà thường ẩn mình đi. Chất thơ ở đây chính là trạng huống đời sống mà ngôn ngữ thơ

này đã dựng lên. Đó là khi Nguyễn Trọng Tạo viết hai bản trường ca Tình ca người

lính và Con đường của những vì sao.

Lại một vầng trăng đến Vầng trăng hỏa tuyến

Gần, trên mũi súng, cuốc xẻng, gương mặt bạn bè Xa, trên lá ngụy trang phủ bạt những đoàn xe Gần, trong tiếng cười đùa chào hỏi

Xa, trong nỗi nhớ người yêu, mong đợi

(TC - Con đường của những vì sao)

Với đặc trưng của thể loại trường ca, đây chính là cách giúp nhà thơ có thể truyền tải được những nội dung truyện và ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm khiến người đọc như sống lại thời chiến tranh mỗi khi đọc thơ ông. Việc đan xen hai yếu tố tự sự và trữ tình trong trường ca của Nguyễn Trọng Tạo đã làm cho câu chuyện ông kể thêm phần hấp dẫn và lôi cuốn vào cuộc sống và tình yêu của những con người trẻ tuổi nhưng dũng cảm và giàu lòng yêu nước. Vì nền độc lập của dân tộc, họ sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân, đánh cược bằng cả mạng sống của mình. Đó là tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam xứng đáng được đề cao, trân trọng và tự

hào. Họ là những anh lính lái xe băng băng trên tuyến đường Trường Sơn, họ là những cô gái thanh niên xung phong đi mở đường ra tiền tuyến.

Trên thảm cỏ xanh trăng trải lụa vàng Họ ngồi xuống như không về nhà nữa Họ ngồi xuống như quên sương gió

- ngày mai

Ngày mai mỗi người mỗi ngả Đi vào cuộc chiến tranh

(TC - Con đường của những vì sao)

Với kết cấu câu chuyện cảm động và mang tính chất lịch sử như vậy Nguyễn Trọng Tạo đã vận dụng linh hoạt và khéo léo ngôn ngữ kể chuyện vào trong thơ mình làm cho người đọc hiểu rõ nhưng vẫn không làm mờ đi chất thơ của tác phẩm. Tính hàm ngôn và giàu sức gợi là một nét nổi bật trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo xuất phát từ cảm quan có tính chất phức hợp của nhà thơ hiện đại đối với cuộc sống, là sự tương hợp giữa các giác quan và rộng ra là sự thống nhất biện chứng của sự sống, của thế giới. Ở tính chất này của ngôn ngữ thơ, nhà thơ đã kết hợp một cách sáng tạo các từ ở những trường ngữ nghĩa khác nhau làm nên vẻ đẹp mới lạ bởi ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc phong phú của ngôn ngữ, vừa giàu hình ảnh, sắc màu vừa giàu nhạc điệu. Các đặc điểm trên hòa quyện với nhau trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc. Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh.

Cỏ may không hẹn mà xanh

Tìm ta khâu vá cho lành nhớ thương Ngang trời hoa cỏ đẫm sương

Loanh quanh sân thượng mà thương cánh đồng

(Cỏ may trên sân thượng)

Điều quan trọng nhất đó là "nhạc thơ phải diễn tả được nhạc lòng" [16] thì tính nhạc trong thơ mới thực sự thành công. "Âm nhạc chính là một thủ pháp khiến

người đọc dễ say với cái say thi sĩ vốn là một phần bản thể Nguyễn Trọng Tạo"

[16]. Cho nên, Cỏ may trên sân thượng tình buồn mà cảnh đẹp. Ý tứ thật nhẹ nhàng,

câu chữ cũng thật giản dị bài thơ đã dựng nên một cõi nhớ riêng không chỉ trong lòng thi nhân mà ngay cả trong tâm thức mỗi người đọc đó là cõi quê nhà. “Nhạc điệu trong thơ chính là cái ta thường gọi là hồn thơ, không có nó, bài thơ chỉ còn là

một đống xác chữ” [6]. Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ biết phát huy tình cảm, khả

năng bén nhạy và vốn hiểu biết vào trong thơ một cách toàn diện, sâu sắc làm cho thơ ông luôn là tiếng nói ca ngợi và chứa đựng tình cảm lớn lao giữa người với

người. Điều này được Nguyễn Trọng Tạo đúc kết trong bài thơ Người phiên dịch

chính mình của ông.

Một khối đá câm Tạc thành ngôn ngữ Một đối thoại câm Thốt ra con chữ

(Người phiên dịch chính mình)

Cách nói của Nguyễn Trọng Tạo bình thường giản dị như chính con người của ông. Có lẽ, với nhà thơ, ngôn ngữ thơ hiện đại và hàm xúc phải là thứ ngôn ngữ lời ít mà ý nhiều, có thể diễn tả được tiếng lòng của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt. Nguyễn Trọng Tạo đã biết khai thác và phát huy tiềm năng của ngôn ngữ ở phương diện ngữ nghĩa và từ vựng tạo ra bước đột phá mới về cách sử dụng ngôn ngữ trong thơ. Chính bởi thế nên nói đến ngôn ngữ của văn chương Nguyễn Trọng Tạo rút ra một chân lí: sẽ không bao giờ trở thành một nhà văn chứ chưa nói đến thành nhà văn lớn khi anh không chú ý đến ngôn ngữ. Nhưng sự chú ý đến ngôn ngữ mà để người đọc luôn nhận ra sự “chú ý” ấy, thì đấy mới chỉ là một nhà văn xoàng. Theo nhà thơ, việc sử dụng ngôn ngữ luôn đòi hỏi ở người cầm bút một sự tinh tế và sáng tạo. “Tư cách nhà thơ chỉ có thể được đo ướm bằng sự tỏa sáng của chữ nghĩa” [16].

Tính hàm súc trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo còn thể hiện ở việc phá vỡ quy tắc thông thường trong giới hạn của tư duy và chiều sâu ngôn ngữ . Đó là

việc tác giả tạo ra cách đảo trật tự từ trong cấu trúc thông thường bởi ngôn ngữ nghệ thuật có cấu trúc khác với ngôn ngữ thông thường. Đôi khi đảo trật tự kết hợp thì thành thơ mà để nguyên thì chỉ là lời nói thường

rồi cũng khóc như em khóc cho điều đã mất trâm Cỏ Thi. Ừ nhỉ, cỏ thôi mà

nhưng nước mắt… cũng như em, tôi đã thêm một lần tái diễn trước cỏ hoa…

(Tái diễn)

Nguyễn Trọng Tạo đã tỏ ra mạnh dạn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Trong các câu thơ của mình, ông không viết hoa đầu dòng mà khăng khăng đặt dấu chấm giữa câu thơ nhằm tạo ra sự bất ngờ về hình thức đồng thời nhấn mạnh nội dung ý nghĩa tư tưởng trong từng câu từng chữ.

đồi núi. Thông xanh. Villa. Biệt thự áo ấm. Dù hoa. Má đỏ. Tóc mềm

những con đường. Những con đường. Cao. Thấp ngày bốn mùa. Đà Lạt. Chập chùng. Em

(Mùa thu áo ấm)

Những địa điểm, nơi chốn, vẻ đẹp, sự kiều diễm đều gắn liền với Em, người trong mộng của anh. Nhưng dường như tất cả đều đã xa lắc và chìm sâu vào trong cõi bùng binh sương mờ của Đà Lạt mộng mơ. Thơ Nguyễn Trọng Tạo chính là sự giao hòa giữa hai yếu tố trữ tình và lãng mạn. Chất nhạc trong thơ ông cũng từ đó mà ra. Là một nhà thơ và cũng là một nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo luôn cố gắng phát huy những yếu tố đó trong thơ tạo nên hiệu quả nghệ thuật vi diệu.

Sự dấn thân trong hành trình thơ đã mang đến cho ông sự kính trọng của độc giả và nhiều đồng nghiệp. Bằng tài năng và trách nhiệm của người cầm bút, Nguyễn Trọng Tạo đã xây dựng thành công bức tường ngôn ngữ bằng thơ mà chứa đựng trong đó là cả một thế giới nghệ thuật tinh xảo. Sự chau chuốt, tỉ mỉ của ông trong từng câu chữ đã mang thơ ca đến gần với đời sống hơn. Ông đã nhìn cuộc sống bằng cả trái tim nhân hậu để lắng nghe tiếng lòng của tất cả mọi người. Trong một

chừng mực nhất định, Nguyễn Trọng Tạo đã góp phần to lớn của mình trong việc hoàn thiện ngôn ngữ văn chương của dân tộc. Thơ ông sẽ mãi là nơi để người đọc tìm đến như đi tìm một sự bình yên, lắng đọng cho tâm hồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)