Sự kết hợp giữa hình thức cổ điển với nội dung đương đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 83 - 88)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Đổi mới hình thức biểu hiện

3.1.2. Sự kết hợp giữa hình thức cổ điển với nội dung đương đại

Nguyễn Trọng Tạo là một nhà thơ hiện đại trong truyền thống, ông luôn quan niệm cần phải đổi mới thi ca nhưng đổi mới mà vẫn giữ được nét truyền thống mới là thậm khó. Sự nghiệp cầm bút của mình ông đã để lại một số lượng lớn tác phẩm có giá trị.

“Đồng dao cho người lớn” là tập thơ có những biến đổi rõ rệt từ giọng điệu

đến hình thức thể hiện. Cái chất ca dao, lục bát từ tiền nhân đã được Nguyễn Trọng Tạo nhân lên, và làm mới đi rất nhiều, nhưng sự mượt mà, gần gũi của trời đất, con người, đồng quê vẫn còn đó.

Mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió Có thương có nhớ có khóc có cười Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi

(Đồng dao cho người lớn)

Nguyễn Trọng tạo đã chọn lối đồng dao và hiện đại hóa nó tạo ra những bài thơ mới trên nền tảng truyền thống của đồng dao, lục bát – thơ nhịp chẵn. Ở đó nhà thơ kế thừa cách sử dụng nhịp chẵn, ý thơ và nhạc thơ linh hoạt. Đồng dao là những bài hát của con trẻ. Bản thân nó có tính nhạc rất mạnh, dễ đi vào lòng người và nội dung đồng dao cũng rất phong phú với những trường liên tưởng liên tục được mở

rộng. Trên cái nền đó là nội dung cấu trúc mới giàu tính suy tưởng và ấn tượng, đổi mới cách sử dụng từ ngữ, tạo ra độ nhòe mờ của ngôn ngữ thơ hiện đại – thứ ngôn ngữ giàu ẩn dụ và cảm giác.

Người về Hà Tĩnh xa Vinh

Nửa thân ngoài nớ nửa mình trong ni Cầm lòng sao cứ vân vi

Mây thì nặng trĩu núi thì nhẹ tênh…

(Cầm lòng)

Phối hợp giữa nhịp đồng dao và chất suy tư, câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo được cất lên như chứa đầy tâm trạng của con người trong cuộc sống hiện đại hối hả, tất bật. Đến với hiện đại từ truyền thống Nguyễn Trọng Tạo không quên làm mới thơ bằng tư duy phương Đông và ngôn ngữ của chính dân tộc mình để làm nên sự kết hợp giữa hình thức cổ điển với nội dung đương đại trong thơ. Theo đó, các bài thơ theo nhịp đồng dao trong thơ Nguyễn Trọng Tạo không còn là sáng tác dân gian dành cho con trẻ mà trở thành khoảnh khắc đốn ngộ của con người đã kinh qua thăng trầm của cuộc sống.

Nói đến hình thức cổ điển trong thơ hiện đại, trước hết hình thức được sử dụng có thể là sự vận dụng một thể thơ, đề tài, nghệ thuật hoặc hình ảnh thơ cổ điển. Ở bài thơ Thiên Thần, thoáng đọc lên ta thấy rất vô lý, nhưng cái vẻ đẹp thiên thần của em đã hút hồn người thi sĩ được toát ra từ nghìn năm trước và đến nghìn năm sau ấy, đã thấy cả bài thơ đều những điều có thể.

Em mười chín tuổi, nghìn năm trước Sao đến bây giờ mới hai mươi Môi mềm ngực nõn vòng tay xiết Anh là tượng đá cũng tan thôi.

(Thiên thần)

Từ ngữ mộc mạc, nhưng rất mới trong lối miêu tả ẩn dụ, Nguyễn Trọng Tạo

Em hăm mốt / Môi ngực vòng tay vẫn thiên thần". Đọc xong, ta thấy thoang thoảng

hương của những bài vịnh, hay trào phúng trong thơ xưa trở về:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) Trên nền cổ điển, Nguyễn Trọng Tạo lại đem vào thơ nét riêng của giai điệu

ví dặm và “cái chất nhà quê” thực thà, chân tình, ấm áp.

Cơm vừng, thưa chị thưa anh

Bữa cơm công chức ăn nhanh vỉa hè Người thành phố, kẻ nhà quê

Mời nhau cơm nắm thơm về xa xưa

(Món quê)

Những điệu ví, câu hò, lời ru chân quê như dòng sữa mẹ, đã nuôi lớn tâm hồn thi ca tác giả. Nếu như Nguyễn Trọng Tạo không được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung sắt se đầy nắng gió có những lời ru câu hát làm mát rượi trưa hè, thì có lẽ tài năng của nhà thơ sẽ đi theo con đường khác. Thơ Nguyễn Trọng Tạo vì thế mà luôn mang một dáng dấp quen thuộc của quê hương. Do vậy, sau tài năng của nhà thơ hương đồng gió nội Nguyễn Bính, người mà chúng ta liên tưởng đến có lẽ không ai khác là Nguyễn Trọng Tạo.

Ở thể đồng dao, Nguyễn Trọng Tạo đã biến đồng dao bốn chữ, nhịp hai thành tám chữ nhịp hai:

Từng giọt / thời gian / ngưng thành / mai vàng Tích tắc / nhịp tim / sao ta / bàng hoàng Ôi xuân / đã sang / mà người / chẳng tới Từng hạt / thời gian / gieo vàng / mong đợi

Sự biến đổi đó làm nhạc điệu thơ biết biến hoá. Từ đây, ông được người đọc

biết đến bởi cái “nhịp chẵn trì trục” [16] chảy ra từ nét sâu bền của truyền thống thơ

ca dân tộc đúng như Nguyễn Đăng Điệp nhận định “Anh đã đi những bước chân vững chắc và đĩnh đạc của số mệnh lúc chậm lúc nhanh, lúc nhẹ nhàng, lúc nặng trĩu lướt trên số phận cuộc sống mỗi con người, tựu trung là những bước đi định sẵn rất ráo riết và quyết liệt” [16].

cỏ may// không hẹn// mà xanh

tim ta// khâu vá// cho lành nhớ thương ngang trời// hoa cỏ// đẫm sương

loanh quanh sân thượng// mà thương cánh đồng

(Cỏ may trên sân thượng )

Nguyễn Trọng Tạo đã đến với thơ đương đại bằng những thể thơ lục bát truyền thống mang hơi thở của đương đại, nội dung của đương đại. Những nhịp chẵn, nhịp lẻ thổn thức trong thơ ông như chính trái tim ông vậy: trăn trở và suy nghĩ về cuộc đời. Và nhà thơ đem cái trăn trở ấy gieo vào lòng người đọc, lúc nhẹ nhàng an nhiên, lúc lại trúc trắc gập ghềnh, khiến độc giả không khỏi cuốn theo những suy nghĩ của nhà thơ.

Hình thức cổ điển trong thơ hiện đại còn là tính tượng trưng siêu thực, là một trào lưu để lại những ảnh hưởng sâu sắc và quan trọng bậc nhất đối với thi ca hiện đại. Nguyễn Trọng Tạo đã đi sâu vào những vùng mờ tâm linh để khơi sâu và mở rộng cõi thơ của mình.

Con sông đám cưới Huyền Trân Bỏ quên giải lụa phù vân trên nguồn Hèn chi thơm thảo nỗi buồn

Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ

(Huyền thoại sông)

Bài thơ Con sông huyền thoại của Nguyễn Trọng Tạo là một "siêu văn bản"

của tư duy huyền thoại - hiện đại. Tác giả đã tích hợp các hình ảnh, động thái liên tưởng theo kiểu đồng nhất hoá thần thoại tạo thành hình tượng thơ mới lạ ngỡ như

siêu thực nhưng lại tiềm ẩn những giá trị thẩm mỹ hiện thực, nghĩa là người đọc có thể hình dung về một con sông có thật nào đó, và cũng có thể nó chỉ là một con sông mơ hồ tuyệt đẹp như cổ tích trong tâm tưởng của riêng mình.

So với thơ Đường luật của Trung Quốc và thơ xon-nê ở châu Âu, Nguyễn Trọng Tạo khẳng định: “Thơ lục bát Việt Nam chính là một hình thức đặc sắc độc đáo, không thua kém bất cứ một hình thức thơ đặc sắc nào của các dân tộc khác trên thế giới”. Lựa chọn sự trở về với “ngôn ngữ thơ ca nhịp chẵn của dân tộc” [59], Nguyễn Trọng Tạo đã đến với thể lục bát bằng tinh thần tích cực hết sức tiến bộ . Đã từng có nhiều cách làm mới thể thơ này nhưng không phải nhà thơ nào cũng thành công như Nguyễn Trọng Tạo. Ông không chỉ làm lạ hoá khuôn hình sáu tám bằng hình thức xuống thang, chấm câu giữa dòng, mà quan trọng hơn, theo ông

“việc làm mới lục bát bằng nội dung mới là điều quan trọng”. Và quả thực, Nguyễn

Trọng Tạo đã thổi một luồng gió mới cho thơ lục bát Việt Nam.

Chia cho em một đời say Một cây si

với

một cây bồ đề Tôi còn đâu nữa đam mê

Trời chang chang nắng tôi về héo khô

(Chia)

Bài thơ Chia nằm ở cuối tập Đồng dao cho người lớn của nhà thơ Nguyễn

Trọng Tạo đã khép lại những âm hưởng đồng dao, đồng vọng làm cho người đọc không khỏi bất ngờ về cách kết thúc với thể lục bát truyền thống đầy sáng tạo của tác giả. Cách sắp đặt ngôn từ trong câu không coi trọng những quy định ngữ pháp mà theo nhịp tư duy và ngôn ngữ thơ, cách ngắt nhịp tách dòng tạo nên nhịp điệu của lối thơ hiện đại tuôn chảy theo mạch cảm xúc tư duy của nhà thơ mà vẫn trọn vẹn chất lục bát. Nhìn vào câu thơ với tên hai loài cây mà tác giả đưa ra ta nhận thấy đó là một sự chơi chữ đầy tinh tế. Cây si hay là tình si. Cây Bồ Đề hay chính là

tâm Phật. Si mê và tu hành đã tạo nên hai về đối thật hoàn chỉnh. Và anh đã trao cho em cả niềm si mê lẫn tâm Phật từ bi.

Với lối tư duy thơ hiện đại kết hợp cùng những hình thức biểu hiện mang tính chất truyền thống lời thơ Nguyễn Trọng Tạo như gõ vào kí ức và tâm hồn, lột tả những gì đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật của con người hiện đại. Ông là một trong số rất ít các nhà thơ đã làm được điều này. Vì thế, Nguyễn Trọng Tạo

được ví von như hình ảnh của “con chim vừa bay vừa hát, hát cả quan họ đò đưa pôp rock bằng cái giọng ngũ âm của xứ Nghệ quê nhà” [6]. Nhận định đó một phần

nói lên được sự tích hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trong những nỗ lực đổi mới thi ca. Nhà thơ đã tìm cho mình một hướng sáng tạo mới để làm phong phú, đa dạng hơn thơ ca truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)