8. Cấu trúc của luận văn
2.2. Thực trạng Bản tin ảnh và Chuyên đề Dân tộc và Miền nú
2.2.1. Về nội dung và hình thức
Đối với Bản tin ảnh:
Đối với ấn phẩm này, ngay từ tên gọi đã thấy rằng, đây là ấn phẩm mà tin và ảnh là chủ yếu. Đây là yêu cầu đầu tiên đối với ấn phẩm này khi đối tượng phục vụ là đồng bào dân tộc thiểu số và vùng miền núi. Việc xác định đúng đối tượng đã quy định nội dung của ấn phẩm. Bởi đối tượng phục vụ của ấn phẩm này phần lớn trình độ còn nhiều hạn chế. Do vậy, ngoài các tiêu chí khác thì “chữ to, ảnh đẹp” là yêu cầu gần như bắt buộc. Thực tế cho thấy, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, việc viết dài, thể loại phong phú thường ít mang lại hiệu quả. Phần lớn đồng bào cần đọc dễ và đọc ngắn sẽ giúp đồng bào nhớ được nội dung và không “sợ” đọc.
Qua khảo sát chúng tôi thấy:
+ Thể loại: Tin là thể loại chiếm tỷ lệ 100% trong Bản tin ảnh. Tỷ lệ này, theo chúng tôi là hợp lý vì đây là bản tin ảnh nên ngoài ảnh, cung cấp 100% tin là cần thiết. Tỷ lệ này, nếu là đối tượng phục vụ không phải là đồng bào dân tộc
thiểu số thì khó chấp nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp này tính hợp lý của nó đã được khẳng định qua thời gian từ khi xuất bản số đầu tiên đến nay và được đồng bào đón nhận.
+ Cấu trúc: Qua khảo sát Bản tin ảnh, cấu trúc tin hình tháp ngược chiếm 29%, hình tháp 35% và hình chữ nhật là 36%. Tỷ lệ này, theo chúng tôi là khá hợp lý vì thông tin cho đồng bào có đặc thù riêng. Thông tin cần có sự dẫn dắt từ câu mào đầu, nội dung, đến địa chỉ... nhất là những thông tin về người tốt, việc tốt. Có một số tin, riêng phần địa chỉ đã chiếm gần ½ tin, tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận thực tế này.
Nhìn chung, cấu trúc tin của Bản tin ảnh làm cho tin phát triển chậm, kém hấp dẫn, kém thu hút độc giả. Có thể nói, cách làm của Bản tin ảnh chỉ phù hợp với trình độ của đồng bào dân tộc ở những vùng sâu.
+ Đề tài: Thống kê các số Bản tin ảnh đã khảo sát cho thấy, các đề tài chủ yếu mà Bản tin ảnh đề cập là chính trị, kinh tế và văn hoá - xã hội, trong đó, văn hoá - xã hội chiếm 27%, chính trị chiếm 20,5%, kinh tế chiếm 15,5% còn lại là các đề tài khác. Theo chúng tôi, đây là tỷ lệ phù hợp với đối tượng đọc là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Những thông tin về các sự kiện chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước cần chú trọng chuyển tải đến đồng bào. Bên cạnh đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo cùng với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống cần được quan tâm đầu tư và cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Nhìn vào tỷ lệ này ta thấy, lĩnh vực văn hoá - xã hội được Bản tin ảnh phản ánh nhiều hơn, chứng tỏ đây là lĩnh vực đồng bào cũng rất quan tâm, bởi có thể làm giàu, nhưng nếu mất bản sắc văn hoá, thì sẽ mất bản sắc dân tộc.
+ Sự kiện: Nhìn chung, Bản tin ảnh bám sát các sự kiện thời sự diễn ra trong nước, nhất là những sự kiện liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các chủ trương chính sách mới... Tuy nhiên, do đặc thù là bản tin ảnh phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số nên trước những sự kiện, vấn đề lớn, Bản tin ảnh không có điều kiện thực hiện bài phỏng vấn, bình luận. Các sự kiện thường chỉ được Bản tin ảnh đăng tải theo dạng thông báo sự kiện.
+ Chi tiết: Bản tin ảnh đã có sự chú trọng trong việc lựa chọn chi tiết trong tin. Qua khảo sát chúng tôi thấy, trong tin đã đề cập đến những chi tiết quan trọng nhất đáp ứng nhu cầu của đồng bào. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi thấy, các chi tiết trong tin dù đã được chú trọng nhưng vẫn lựa chọn chưa kỹ, một số chi tiết rườm rà, có thể cắt bỏ mà không ảnh hướng đến nội dung và cấu trúc của tin mà hiệu quả của tin lại được nâng cao.
* Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi ngay từ mới ra đời, phần tin và ảnh đã được coi trọng như nhau. Quan điểm thống nhất là tin và ảnh hình thành Bản tin ảnh. Từ đó yêu cầu đối với tin đăng trên ấn phẩm này phải có ảnh kèm theo minh họa cho tin. Một yêu cầu đầu tiên đối với ảnh đăng ở Bản tin ảnh là phải đẹp, rõ (trừ những ảnh tư liệu). Tuy nhiên, do nhiều khó khăn khác nhau: ảnh của cộng tác viên không đáp ứng được yêu cầu, hoặc có tin nhưng thiếu ảnh... nên yêu cầu tin kèm ảnh khó thực hiện. Do vậy, trên Bản tin ảnh tỷ lệ ảnh không cùng địa chỉ với tin chiếm một tỷ lệ nhất định.
Qua khảo sát, ảnh đi cùng nội dung và địa chỉ với tin chiếm tỷ lệ 59%, ảnh minh hoạ chiếm 41% (trong số 41% có cả ảnh bìa 1, các nhóm ảnh bìa 4).
Theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết ảnh đăng trên Bản tin ảnh đều là ảnh 4 màu đẹp, rõ ràng, sắc nét đáp ứng được yêu cầu của bà con. Lý do ảnh đẹp,
như đã nói ở trên, quá trình lựa chọn ảnh rất kỹ, bên cạnh đó TTXVN có lợi thế là “ngân hàng” ảnh nên Toà soạn có điều kiện chọn lựa hơn. Bên cạnh đó do in trên giấy couchés có độ bóng cao và công nghệ in tiên tiến nên chất lượng ảnh rất tốt.
Đối với bìa 1, ảnh chân dung (phóng to tràn trang) là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 90%, còn lại là ảnh về các hoạt động lớn như lễ hội, biểu diễn văn nghệ truyền thống... Bìa 4, thường được đăng một nhóm ảnh (từ 3 đến 5 ảnh) về cùng một chủ đề, như: giới thiệu sự đổi thay ở một vùng quê, giới thiệu về một lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc...
Kích thước ảnh 8,0cm x 5,5cm chiếm đa số. Phần lớn dùng ảnh ngang, một tỷ lệ nhỏ ảnh đứng. Tuy nhiên loại ảnh đứng rất hạn chế sử dụng do tốn nhiều diện tích trang báo và khó trình bày, nhất là khi chuyển sang ngữ dân tộc thiểu số sẽ rất khó cho việc sắp xếp chữ, ảnh.
Tuy nhiên, việc sử dụng ảnh trên Bản tin ảnh đôi khi vẫn gượng ép do không có ảnh cùng chủ đề hoặc chất lượng chưa như mong muốn. Việc nội dung tin không cùng nội dung ảnh thường diễn ra gây khó khăn cho độc giả là người dân tộc thiểu số. Theo chúng tôi, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, ảnh có giá trị thông tin rất lớn và có sức thuyết phục cao, bởi việc nhìn thấy bằng mắt sẽ tạo được lòng tin gấp nhiều lần so với lời nói. Đặc biệt, đối với trang bìa 1, việc lựa chọn ảnh chân dung là người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu vừa đẹp, bố cục chặt chẽ, mộc mạc trong một số trường hợp Bản tin ảnh chưa đáp ứng được yêu cầu. Ví dụ: ảnh bìa 1 số tháng 2/2006, ảnh hai thiếu nữ dân tộc (cũng không rõ là dân tộc nào) tại một hội diễn nào đó, phía sau vẫn còn băng rôn, trang điểm hiện đại... tạo cho người đọc cảm giác người chụp ảnh “đạo diễn” quá nhiều.
+ Hệ thống chuyên mục: Bản tin ảnh có hệ thống chuyên mục khá thống nhất và thiết thực với đồng bào. Đồng thời hệ thống này cũng rất riêng mà có lẽ chỉ có những ấn phẩm phục vụ đồng bào mới có.
Hệ thống chuyên mục ở các số Bản tin ảnh gồm: Sự kiện và vấn đề quan trọng; Khắp nơi trong nước; Văn hoá - Văn nghệ (hoặc Văn hoá - Giáo dục; Văn hoá - Xã hội); Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn; Người tốt, việc tốt; Thực hiện Chương trình 135; Nước sạch vệ sinh môi trường; Ý kiến cán bộ, đồng bào; Gương mặt mỗi vùng... Tuỳ theo từng số mà Toà soạn thực hiện những chuyên mục nào cho phù hợp. Tuy nhiên trong số đó, một số chuyên mục như: Sự kiện và vấn đề quan trọng; Khắp nơi trong nước, Văn hoá - Văn nghệ xuất hiện ở tất cả các số.
Theo chúng tôi hệ thống chuyên mục này của Bản tin ảnh là khá phù hợp. Đây là những chuyên mục mà chỉ nghe tên đã thấy nội dung của chuyên mục phù hợp với đồng bào. Từ những sự kiện quan trọng đến các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xoá đói giảm nghèo đều là những nội dung mà đồng bào muốn đón đọc.
Sự kiện và vấn đề quan trọng được đăng tải những thông tin quan trọng diễn ra trong tháng: hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các ngày lễ lớn... Ví dụ: Ở chuyên mục này trên số Bản tin ảnh tháng 3/2002, đăng tải một loạt tin: Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá X; Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm tỉnh Vĩnh Long; Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm đồng bào dân tộc Xtiêng ở Đồng Nai; Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Cà Mau... Bản tin ảnh tháng 9/2004 ở chuyên mục này đăng tin mít tinh kỷ niệm 59 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; Tin hoạt động của Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội; Những ngày văn hoá dân tộc Chăm tại Hà Nội...
Chuyên mục Khắp nơi trong nước là chuyên mục được duy trì đều đặn trên các số Bản tin ảnh. Chuyên mục này đăng tải những nội dung tổng hợp về sản xuất, đời sống, xây dựng, đầu tư...
Chuyên mục Văn hoá - Văn nghệ đăng tải những thông tin liên quan như các lễ hội văn hoá, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống, đôi khi là những thông tin về giáo dục, y tế (khi đó sẽ là chuyên mục Văn hoá - Giáo dục hoặc Văn hoá - Xã hội).
Về hình thức: Bản tin ảnh có 16 trang, khổ A4, in 4 màu trên giấy
couchés, có 14 trang ruột và hai trang bìa (bìa 1 và bìa 4).
Bản tin được trình bày khá đơn giản. Mỗi trang được chia thành hai cột. Tin, ảnh được xếp thứ tự từ trên xuống theo trình tự: tít, tin, ảnh, hoặc tít, ảnh, tin; và từ cột trái qua cột phải.
Nét đặc thù của Bản tin ảnh là nhiều ảnh và chữ to. Đặc điểm này được Bản tin ảnh duy trì từ ngày đầu đến nay.
Hiện nay, Bản tin ảnh dùng phông chữ VNI. Trong đó, tít tin được trình bày bằng kiểu chữ VNI-Franko; nội dung dùng VNI-Helve-Condense; chú thích ảnh dùng thống nhất kiểu chữ VNI-Centur. Đối với các nhóm ảnh, tít chủ yếu dùng hai kiểu chữ VNI-Gram Cond, VNI-Meli.
Ảnh ở Bản tin cũng được in 4 màu đẹp và rõ ràng với kính thước 8,0cm x 5,5cm.
Đối với Chuyên đề:
Chuyên đề Dân tộc và Miền núi là ấn phẩm thứ hai của Toà soạn Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi. Đây là ấn phẩm ra đời sau (1994) so với Bản tin ảnh. Đối tượng phục vụ của Chuyên đề là cán bộ từ cấp xã trở lên. Do vậy, ấn phẩm
này cho phép Toà soạn đề cập đến nhiều vấn đề lớn hơn, và có thể viết được những bài dài hơn, những vấn đề có liên quan đến chính sách, việc triển khai chính sách vào cuộc sống...
+ Thể loại: Thể loại ở Chuyên đề chủ yếu là tin và bài báo. Theo thống kê, tỷ lệ bài báo chiếm 14,9%, tỷ lệ tin chiếm 85,1%. Về dung lượng tỷ lệ bài chiếm 35%, tin 50%, còn lại ảnh 15%. Theo chúng tôi tỷ lệ này là hợp lý. Mặc dù đối tượng đọc là cán bộ từ cấp xã trở lên, tuy nhiên việc đăng tải nhiều tin vẫn giúp cho người đọc cập nhật được nhiều thông tin hơn trong các lĩnh vực: các chủ trương, chính sách lớn, cách thức làm ăn giúp phát triển kinh tế, kinh nghiệm sản xuất...
Tuy nhiên, Chuyên đề vẫn là một tờ báo do vậy ấn phẩm này vẫn phải đảm bảo tính thời sự. Thời sự ở đây được hiểu là vấn đề thời sự chứ không phải là sự kiện thời sự. Do vậy, bài báo phân tích sâu từng vấn đề được xã hội quan tâm, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ mang lại hiệu quả tuyên truyền cao hơn. Tuy vậy, ở Chuyên đề, việc này có nhưng chưa thường xuyên. Đặc biêt, thể loại phỏng vấn rất ít được sử dụng. Theo chúng tôi, bài phỏng vấn rất có giá trị và có sức thuyết phục cao. Bởi loại bài này có sự xuất hiện của người thật, lời nói thật chứ không phải là lời của người viết.
Qua đó có thể thấy, về mặt thể loại, Chuyên đề vẫn sử dụng những bài báo thông thường, tin sự kiện, ít tính dự báo, phân tích.
+ Đối với Chuyên đề, chúng tôi tập trung khảo sát về thể loại bài thông tấn và phóng sự ảnh.
Mặc dù xuất bản theo tháng nhưng các vấn đề thời sự hoặc sự kiện thời sự lớn đều được Chuyên đề đăng tải. Hầu hết các số Chuyên đề đều có bài phản ánh các sự kiện, vấn đề được nhiều người quan tâm. Điểm mạnh của các bài trên
Chuyên đề đó là một số vấn đề được phản ánh khá công phu như việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ở vùng dân tộc thiểu số; chủ động phòng chống lụt bão khi mùa mưa bão đến; việc triển khai các chương trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc; khó khăn, thuận lợi của công tác giáo dục ở miền núi; vấn đề ô nhiễm môi trường; vạch mặt những kẻ chống đối, thù địch, như vụ gây rối ở Tây Nguyên (2/2001)...
+ Đề tài: Qua khảo sát Chuyên đề từ năm 2001 đến năm 2007, chúng tôi thấy: tin, bài về chính trị, ngoại giao là 19%; tin, bài về kinh tế và phát triển kinh tế là 17,2%; tin, bài về văn hoá là 8,8%; còn lại là một số lĩnh vực khác như an toàn giao thông, giáo dục, y tế... Tuy nhiên, nếu tính riêng số lượng bài trên ấn phẩm này thì tỷ lệ thấp hơn nhiều. Theo đó, tỷ lệ bài chính trị ngoại giao chiếm 4,9% (so với tổng số tin, bài) và 33,2% (so với tổng số bài); tỷ lệ bài kinh tế và phát triển kinh tế chiếm 3,3% (so với tổng số tin, bài) và 22,4% (so với tổng số bài); tỷ lệ bài văn hoá chiếm 2,6% (so với tổng số tin, bài) và 17,5% (so với tổng số bài); còn lại là bài ở các lĩnh vực giáo dục, dân số, môi trường, pháp luật... Theo chúng tôi tỷ lệ tin, bài như vậy là hợp lý.
Như vậy, về số lượng, bài về chính trị ngoại giao chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là kinh tế, văn hoá và các lĩnh vực khác. Qua đó chúng ta thấy lượng bài tuyên truyền về chủ trương, đường lối, về các lĩnh vực như tôn giáo, dân tộc được Chuyên đề chuyển tải đều đặn và với số lượng lớn hơn. Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cũng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là lĩnh vực mà Chuyên đề quan tâm chuyển tải thông tin. Chuyên đề là ấn phẩm dành cho những người quản lý, do vậy việc tuyên truyền giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giới thiệu những nét đặc sắc của văn hoá truyền thống của các dân tộc là điều cần thiết. Việc tuyên truyền
này, không chỉ nêu những thuận lợi mà những khó khăn được đề cập sẽ giúp cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo từ cơ sở trở lên có giải pháp giải quyết những khó khăn đó. Nhưng theo chúng tôi, hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng cần nhiều thông tin trên các lĩnh vực khác như: môi trường, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, thông tin khoa học trong phòng chống dịch bệnh cho người và gia súc... Những lĩnh vực này Chuyên đề chưa đăng tải được nhiều thông qua những bài báo có giá trị.
+ Sự kiện: Khảo sát trên Chuyên đề có thể thấy, các sự kiện quan trọng đều được Chuyên đề đăng tải đầy đủ tuy ở mức độ khác nhau. Những sự kiện quan trọng của đất nước như hai kỳ Đại hội Đảng lần thứ IX và X; 50 năm chiến