Đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của TTXVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các ấn phẩm báo chí của thông tấn xã việt nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 93 - 96)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số giải pháp, kiến nghị

3.2.1. Đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của TTXVN

Thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở TTXVN từ lâu đã được coi trọng và góp phần tích cực vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước tới đồng bào, cổ vũ các phong trào sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc... TTXVN xác định Toà soạn Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi là đơn vị quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Thông tin trên hệ thống thông tin của TTXVN và trên hai ấn phẩm Bản tin ảnh và Chuyên đề đã có tác dụng rất lớn đối với đồng bào trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Đồng thời thông tin của TTXVN cũng góp phần giúp Đảng và Nhà nước thấy được nhiều hơn nữa những tâm tư, nguyện vọng của đồng bào trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Thông tin phải bao quát mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội cả nước và vùng đồng bào. Tăng cường năng lực thu thập, xử lý thông tin kịp thời, phong phú để thích ứng với yêu cầu mới.

Trong thời gian tới, Ban lãnh đạo TTXVN cần nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh của tin, ảnh và các sản phẩm thông tin khác của TTXVN nhằm củng cố và nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của TTXVN với tư cách là cơ

quan thông tấn quốc gia. Chú trọng phản ánh tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước và các tổ chức đoàn thể. Cần chú trọng tuyên truyền mạnh hơn về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với toàn xã hội và với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Đặc biệt là những chính sách về phát triển kinh tế xã hội dành cho đồng bào dân tộc và miền núi. Bằng thông tin chính thống, để đồng bào thấy được sự quan tâm đầu tư về mọi mặt giúp đồng bào từng bước thoát nghèo ngày càng có cuộc sống khá giả hơn, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền. Bên cạnh đó rất cần quan tâm đến thông tin tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc. Trước những diễn biến phức tạp hiện nay trên thế giới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam, đặc biệt các thế lực thù địch ngày đêm chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, việc truyền đạo trái phép, xúi giục dân tụ tập đông người... buộc chúng ta phải tăng cường thông tin giúp đồng bào nhận rõ được âm mưu thâm độc của kẻ địch từ đó cảnh giác và không nghe theo kẻ xấu. Thông tin của TTXVN ở lĩnh vực này phải thật nhạy cảm với từng tình huống, từng sự kiện hay nói cách khác, thông tin phải đúng, trúng và kịp thời. Hệ thống phóng viên phân xã của TTXVN là tai mắt giúp ngành nắm bắt được những thông tin mới nhất về tình hình vùng đồng bào, từ đó lãnh đạo ngành sẽ có kế hoạch thông tin cụ thể. Đồng thời từ những thông tin của TTXVN cũng là nguồn tin tham khảo giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước có những quyết sách kịp thời, hợp lý giúp đồng bào ổn định đời sống, phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, cần thông tin cổ vũ, động viên gương người tốt, điển hình tiên tiến trong sản xuất, trong đời sống giúp họ tự tin hơn, phát huy hơn nữa khả năng của mình để cống hiến cho gia đình và cộng đồng. Trong lĩnh vực này, việc

tuyên truyền cũng cần cụ thể, rõ ràng, không cổ động chung chung thiếu thực tế, phản ánh đúng người đúng việc và thực sự khách quan.

Thông tin về công tác xây dựng Đảng, phát triển Đảng ở vùng đồng bào cũng là lĩnh vực cần đầu tư chiều sâu để có những thông tin có giá trị, cổ vũ động viên kịp thời những chi bộ, đảng bộ làm tốt công tác này. Việc tuyên truyền phổ biến những địa phương phát triển mạnh kinh tế, văn hoá, xã hội nhờ Đảng bộ mạnh, đoàn kết cần được quan tâm nhiều hơn, tuyên truyền nhiều hơn để các địa phương khác tham khảo, học hỏi. Đây là lĩnh vực khó viết và khô khan, tuy nhiên nếu phóng viên chịu khó đầu tư thời gian, công sức thì vẫn thu hút được độc giả và có sức lan toả lớn.

Ban lãnh đạo TTXVN cần có định hướng rõ ràng từng tuyến tin, từng thời điểm để các đơn vị thông tin: Ban Biên tập tin trong nước, Toà soạn Dân tộc và Miền núi có kế hoạch tuyên truyền cụ thể, có thời gian tìm hiểu, khai thác tư liệu để thông tin có tính khách quan cao, định hướng được dư luận nhưng cũng mang lại hiệu quả về kinh tế. Nội dung thông tin cần phải tính toán các yếu tố: chính xác, nhanh, đầy đủ và có chất lượng cho các cơ quan báo chí.

Việc chỉ đạo thông tin cần phải thông suốt từ lãnh đạo cơ quan đến các đơn vị, các phân xã và đến từng phóng viên, biên tập viên. Phải cố gắng nắm bắt kịp thời các sự kiện quan trọng, những vấn đề lớn đang được quan tâm ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Ban lãnh đạo cơ quan cần đưa ra những định hướng cho tuyến tin nhạy cảm này, đồng thời đặt ra những yêu cầu trong việc xử lý thông tin đối với từng lĩnh vực, đối với Ban tin trong nước và Toà soạn Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi. Trước mỗi vấn đề lớn, những sự kiện quan trọng về đồng bào, Ban lãnh đạo cơ quan đưa ra định hướng và giao trực tiếp cho Toà soạn Dân tộc và Miền núi, Ban Biên tập tin trong nước trực tiếp tham gia làm

tin, bài. Bởi đây là hai đơn vị, đặc biệt là Toà soạn Bản tin ảnh có nhiều kinh nghiệm và có sự hiểu biết nhất định về đồng bào.

Cùng với việc định hướng thông tin, hướng dẫn xử lý thông tin, Ban lãnh đạo TTXVN cần kiện toàn và hoàn thiện bộ máy của các đơn vị làm công tác thông tin về lĩnh vực này. Thực hiện tốt việc quy hoạch cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ thông tấn nói chung, đội ngũ làm công tác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, nắm vững các ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới. Công tác cán bộ cần chủ động “đi trước đón đầu” để đáp ứng được đòi hỏi của công việc trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, hiệu đính viên; đổi mới tác phong và phương thức làm tin, ảnh, làm báo, làm cho phóng viên TTXVN thực sự năng động, nhanh nhạy, đi tiên phong trên mặt trận thông tin. Đồng thời, cần tìm tòi, cải tiến và hoàn thiện cơ chế định mức, đánh giá sản phẩm thông tin; thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ, phóng viên để kích thích tính năng động, tìm tòi và khả năng phát hiện của phóng viên, nhất là phóng viên các phân xã ở vùng miền núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các ấn phẩm báo chí của thông tấn xã việt nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)