Yêu cầu của thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các ấn phẩm báo chí của thông tấn xã việt nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 48 - 51)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Yêu cầu của thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

1.3.1. Yêu cầu chung:

Khẳng định vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ: “Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng. Báo chí, xuất bản... làm tốt chức năng tuyên truyền, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội; giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái; coi trọng, nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin”.

Xuất phát từ mục tiêu đó, yêu cầu chung của thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số cần đáp ứng những yếu tố sau:

- Đảm bảo đúng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng - Đảm bảo tính chính xác, kịp thời

- Phát huy thế mạnh tổng hợp trên 2 phương diện: Thông tin nhanh nhạy, chính xác và phương tiện thông tin phong phú: báo in, báo nói, báo hình

- Đáp ứng nhu cầu của đồng bào: đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn

- Thông tin về chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình chung cho đối tượng là đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

- Thông tin về dân tộc và miền núi cho độc giả trong và ngoài nước.

Để thông tin về dân tộc thiểu số đạt được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, thoả mãn nhu cầu của đồng bào, báo chí cần có định hướng rõ ràng, xác định nội dung cần phản ánh, đúng thời điểm, đúng thời lượng. Nội dung thông tin phục vụ đồng bào trong thời điểm hiện nay cần làm tốt những yêu cầu cụ thể:

- Khẳng định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trước sau như một, bình đẳng, đoàn kết các dân tộc, tôn trọng tự do tín ngưỡng, giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, nhanh chóng rút dần khoảng cách, trình độ dân trí giữa các vùng, các dân tộc.

- Khẳng định những thành tựu mà Nhà nước đã mang lại cho miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Những thành tựu đó thể hiện trên các mặt kinh tế - xã hội rất rõ ràng trong thời gian qua. Nhờ các chương trình, dự án của Nhà nước mà diện mạo nông thôn miền núi đã có sự khởi sắc nhất định. Đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào từng bước được nâng cao.

- Phản ánh kết quả các chương trình phát triển kinh tế của miền núi, vùng dân tộc, đặc biệt là chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình phát triển y tế, giáo dục, văn hoá.

- Biểu dương đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, hoặc người Kinh lên công tác tại miền núi, vùng dân tộc thiểu số, biểu dương các điển hình trong sản xuất và xây dựng cuộc sống mới của đồng bào dân tộc.

- Nêu cao vai trò của cơ sở Đảng, các tổ chức đoàn thể quần chúng.

- Bên cạnh việc biểu dương, báo chí cần phê phán những mặt hạn chế, tiêu cực ở miền núi và vùng dân tộc: nạn phá rừng, di dân tự do, các tệ nạn xã hội, mê tín tà đạo. Phê phán đúng mức các hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực

hiện chính sách dân tộc và các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

- Phê phán vạch trần những luận điệu, vu cáo, xuyên tạc, kích động gây rối của các thế lực thù địch đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Tiểu kết chƣơng 1:

Thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ lâu đã được Đảng, Bác Hồ, đội ngũ làm báo và đông đảo nhân dân quan tâm. Thông tin giúp đồng bào nắm bắt được kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền những chương trình, dự án của Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đồng bào thấy được sự quan tâm đầu tư từ trung ương, sự giúp đỡ của toàn xã hội nhằm nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Cổ vũ những cá nhân, tập thể sản xuất, làm ăn giỏi, động viên đồng bào tích cực thi đua sản xuất nâng cao đời sống, từng bước xoá đói vươn lên làm giàu xây dựng đời sống mới. Báo chí cũng là kênh thông tin quan trọng để chuyển tải những tâm tư nguyện vọng của đồng bào tới Đảng và Nhà nước. Thông tin trên báo chí giúp đồng bào nhận rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù, chúng muốn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xúi giục đồng bào làm điều xấu, trái pháp luật... Đồng thời báo chí cũng là phương tiện để giúp đồng bào duy trì và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc, một nét đẹp văn hoá cần được lưu giữ.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các ấn phẩm báo chí của thông tấn xã việt nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)