Vai trò của truyền thông đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các ấn phẩm báo chí của thông tấn xã việt nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 91 - 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Một số vấn đề đặt ra hiện nay

3.1.3. Vai trò của truyền thông đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Như đã nói ở trên, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó, trình độ nhận thức cũng còn hạn chế, do vậy, truyền thông có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận động đồng bào thay đổi cách nghĩ, cách làm để từng bước xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu.

Vùng đồng bào thường là địa bàn ít được tiếp cận với thông tin báo chí do nhiều nguyên nhân: đời sống kinh tế còn khó khăn, địa bàn rộng, dân cư thưa, khả năng tiếp nhận và chọn lựa thông tin hạn chế... Giải quyết những khó khăn này giúp đồng bào không hề đơn giản. Do vậy, cần kết hợp giữa tuyên truyền bằng phương tiện (báo chí) và cả tuyên truyền miệng để hiệu quả tuyên truyền được cao hơn.

Thực tế đã cho thấy, hiệu ứng báo chí rất nhanh và hiệu quả, tuy nhiên đối với vùng đồng bào thực hiện việc này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cả về tiền của

và công sức. Đối với đồng bào, báo chí là kênh thông tin quan trọng để tiếp cận với khoa học, với cách làm mới, phương thức sản xuất mới... Việc Chính phủ cấp miễn phí một số báo, tạp chí cho đồng bào dân tộc là một chủ trương đúng, được đồng bào đón nhận và càng khẳng định vai trò lớn lao của báo chí đối với đồng bào. Cùng với các báo khác, báo chí diện cấp miễn phí đã tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối góp phần ổn định an ninh trật tự vùng đồng bào, định hướng dư luận giúp đồng bào nhận thức được tầm quan trọng của sự ổn định chính trị từ đó làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời phổ biến những kinh nghiệm hay, phương thức sản xuất mới góp phần giúp đồng bào thay đổi tư duy cũ, phát triển kinh tế hộ gia đình, trồng rừng, khám chữa bệnh...

Báo chí cũng là phương tiện tuyên truyền hiệu quả, chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, chủ động tấn công chúng để đồng bào thấy được âm mưu thâm độc của kẻ thù hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó giúp đồng bào nâng cao ý thức cảnh giác không bị lôi kéo làm những điều trái pháp luật.

Đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá, báo chí có vị trí quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, loại bỏ văn hoá độc hại, lạc hậu. Trong tình hình hiện nay, có sự giao thoa giữa các nền văn hoá khác nhau, do vậy, việc giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí trong tình hình mới.

Báo chí cũng là kênh thông tin quan trọng chuyển tải những tâm tư nguyện vọng, những ý kiến tâm huyết của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước về hiệu quả các chương trình dự án, các khó khăn trong việc triển khai các chủ trương lớn của Nhà nước ở vùng đồng bào... từ đó giúp các cơ quan chức năng

tham mưu với Nhà nước trong việc thay đổi và hoạch định chính sách phát triển vùng đồng bào.

Tựu chung lại, báo chí giúp đồng bào tiếp cận với cái mới, hiểu được việc gì nên làm và việc gì không nên làm, đồng thời nâng cao được khả năng sử dụng chữ phổ thông của đồng bào, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, các dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các ấn phẩm báo chí của thông tấn xã việt nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)