Đàn gia cầm ở huyện Bá Thước từ năm 2014 đến tháng 4/2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, hình thái đại thể và vi thể túi fabricius của vịt cổ lũng (Trang 36 - 37)

Năm Tổng đàn gia cầm (con) Tổng đàn vịt Cổ Lũng (con) Tỷ lệ Vịt/ tổng đàn(%) 2014 512.890 58.530 11,41 2015 546.250 65.610 12,01 2016 609.420 95.420 15,65 2017 550.240 74.840 13,54

Như vậy, tuy Bá thước là một huyện miền núi thuộc diện 7 huyện nghèo 30a (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP) của tỉnh Thanh Hóa nhưng tình hình chăn nuôi gia cầm ở đây rất phát triển và tăng về số lượng qua từng năm. Năm 2015 tăng 33.360 con so với năm 2014, năm 2016 tăng 63.170 con so với năm 2015. Đến tháng 4/2017, đàn gia cầm đạt 550.240 con (gần bằng 2/3 tổng đàn gia cầm của cả năm 2016).

Số liệu cũng cho thấy đàn vịt qua các năm đều có sự tăng trưởng đều. Năm 2015 tổng đàn vịt tăng thêm 7.080 con so với năm 2014, năm 2016 tổng đàn vịt tăng 29810 con. Đến đầu tháng 4 năm 2017 tổng đàn vịt nuôi đã bằng 2/3 tổng đàn năm 2016.

11,41 12,01 15,65 13,54 0 2 4 6 8 10 12 14 16

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ lệ (%)

Hình 4.1. Tỷ lệ đàn vịt Cổ Lũng trong tổng đàn gia cầm tại huyện Bá Thước

Về tỷ lệ đàn vịt nuôi trên địa bàn huyện Bá Thước năm 2015 tăng 0,6% so với năm 2014, năm 2016 đàn vịt tăng 3,64% so với năm 2015. Tổng đàn vịt đến tháng 4 năm 2017 đã đạt 13,54% so với tổng đàn gia cầm.

Có thể thấy rằng tổng đàn gia cầm nói chung và đàn vịt nói riêng trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa liên tục tăng trưởng và đặc biệt có sự tăng trưởng mạnh trong 1 đến 2 năm gần đây.

4.1.2. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại một số xã thuộc huyện Bá Thước huyện Bá Thước

Do là huyện nông nghiệp và cuộc sống của người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên người dân trong xã chăn nuôi chủ yếu theo phương thức truyền thống với quy mô nhỏ và mô hình bán công nghiệp. Phương thức chăn nuôi này vừa tận dụng được các sản phẩm dư thừa trong nông nghiệp, vốn đầu tư thấp và khả năng quay vòng vốn nhanh.

Kết quả điều tra 80 hộ chăn nuôi tại 4 xã (mỗi xã 20 hộ chăn nuôi) về tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, hình thái đại thể và vi thể túi fabricius của vịt cổ lũng (Trang 36 - 37)