Một số đặc điểm ngoại hình của vịt cổ lũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, hình thái đại thể và vi thể túi fabricius của vịt cổ lũng (Trang 40)

4.2.1. Đặc điểm ngoại hình của vịt Cổ Lũng

Qua tiến hành quan sát đặc điểm ngoại hình của vịt Cổ Lũng nuôi tại huyện Bá Thước, một số đặc điểm chính được tóm tắt trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Một số đặc điểm ngoại hình vịt Cổ Lũng trưởng thành

Chỉ tiêu Đặc điểm

Con cái Con đực

Màu lông Cánh sẻ nhạt Lông ở đầu xám nhạt có vòng lòng cổ màu xanh biếc, có 2- 3 lông đuôi móc cong lên phía trước, toàn thân có màu lông xám nhạt

Đầu cổ Đầu to vừa, cổ to và dài

Thân hình Thon, nhỏ, hơi dài, ngực lép, bụng sâu, dáng đứng gần vuông góc với mặt đất

Mỏ Mỏ dẹt và vàng như vịt cỏ Màu xám, vàng, xanh cà cuống Chân Màu vàng nhạt, hơi xám, cao vừa phải

Vịt Cổ Lũng trưởng thành có sự phân biệt màu lông rõ ràng giữa con trống và con mái như: Lông vịt mái có màu cánh sẻ nhạt; của vịt trống có đầu xám nhạt có vòng lòng cổ màu xanh biếc, có 2 – 3 lông đuôi móc cong lên phía trước. Mỏ con vịt mái dẹt và vàng như vịt cỏ. Trong khi đó mỏ vịt trống có màu xám, vàng và xanh cà cuống.(hình 4.3).

Hình 4.3. Vịt Cổ Lũng nuôi tại xã Cổ Lũng huyện Bá Thước

Hình 4.4. Vịt Bầu Quỳ nuôi tại tỉnh Nghệ An 4.2.2. Kích thước các phần cơ thể theo lứa tuổi của vịt Cổ Lũng

Khi tiến hành đo kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 3 tuần, 6 tuần và 9 tuần tuổi thể hiện qua bảng 4.6; 4.7 và 4.8.

Bảng 4.6. Kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 3 tuần tuổi

Phần cơ thể

Kích thước (cm) của vịt trống (n=5)

Kích thước (cm) của vịt mái (n=5) Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Dài đầu 8,628 0,59 8,5875 0,79 Vòng sọ 9,108 0,49 9,2125 0,70 Dài cổ 8,878 0,84 8,2 0,47 Dài Thân 14,1 0,93 14 0,42 Vòng ngực 11,54 0,64 12,1 1,57 Dài cánh 6,9 0,28 6,6 0,97 Cao chân 9,38 0,62 10,675 0,99 Hình 4.5. Vịt Cổ Lũng 3 tuần tuổi

Ta thấy ở 3 tuần tuổi giữa vịt trống và vịt mái có sự sai khác đặc biệt ở dài cổ. Vịt trống là 8,878 cm trong khi đó vịt mái ngắn hơn rõ rệt và có chiều dài là 8,2 cm. Điểm khác biệt rõ rệt tiếp theo là vòng ngực và cao chân. Ở vịt trống vòng ngực 11,54 cm, ở vịt mái vòng ngực 12,1 cm. Cao chân ở vịt trống 9,38 cm còn ở vịt mái là 10,675 cm. Như vậy, đặc điểm nhận biết nhanh giữa con trống trong đàn là cổ dài hơn, ngực lớn hơn và chân cao hơn.

Bảng 4.7. Kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 6 tuần tuổi Phần cơ thể Kích thước (cm) của vịt trống (n=5) Kích thước (cm) của vịt mái (n=5)

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Dài đầu 13,075 0,2754 12,5 0,3082 Vòng sọ 13,6 0,6055 13,06 0,532 Dài cổ 20,5 2,6458 19,8 2,515 Dài Thân 22,125 1,1087 21 1,2748 Vòng ngực 23,725 1,1955 22 1 Dài cánh 26,475 7,012 28,9 8,08 Cao chân 17,5 1,0801 16,2 0,4472 Hình 4.6. Vịt Cổ Lũng 6 tuần tuổi

Ở giai đoạn 6 tuần tuổi, giữa vịt trống và vịt mái có sự thay đổi rõ rệt nhất về sự phát triển của vòng ngực và dài cánh. Vòng ngực vịt trống 23,725 cm còn vịt mái 22 cm (hơn trung bình 1,725 cm). Dài cánh vịt trống 26,475 cm còn vịt mái 28,9 cm. Dài cánh của vịt trống ngắn hơn vịt mái 2,425 cm.

Ở giai đoạn này các chỉ tiêu như dài đầu, vòng sọ, dài cổ, cao chân của chúng đều có sự phát triển tương đối đồng đều ở cả 2 loại vịt. Như vậy, ở độ tuổi này của vịt trống vẫn là vòng ngực lớn hơn. Tuy nhiên, vịt mái có sải cánh rộng hơn cũng có thể coi là đặc điểm dễ nhận thấy.

Bảng 4.8. Kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 9 tuần tuổi

Phần cơ thể

Kích thước (cm) của vịt trống (n=5)

Kích thước (cm) của vịt mái (n=5)

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Dài đầu 13,567 0,6028 13,3 0,469 Vòng sọ 15 1,0 13,75 0,866 Dài cổ 20,1 3,4395 21,275 2,058 Dài Thân 29,067 1,1015 24,625 1,436 Vòng ngực 26,267 4,4061 25,5 1,732 DT/VN 1,106 - 0,965 - Dài cánh 47,133 2,5006 44,375 2,428 Cao chân 16 1,7321 14,375 0,75

Tỷ lệ vòng ngực/dài thân (VN/DT) của vịt Cổ Lũng giai đoạn 9 tuần tuổi là 1,106 đối với con trống và 0,965 đối với con mái. Trong khi đó vịt Biển 15 - Đại Xuyên thế hệ xuất phát là 1,28 đối với con trống và 1,19 đối với con mái; ở thế hệ 1 là 1,275 với con trống và 1,2 với con mái (Mai Hương Thu, 2015); vịt Bầu Bến và vịt Đốm có tỷ lệ VN/DT là 1,12 và 1,07 (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2011).

Vịt Cỏ trống là 1,19 và mái là 1,14 (Nguyễn Thị Minh, 2001). Vịt Triết Giang trống là 1,10 và mái là 1,21 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2009). Ta thấy vịt Triết Giang có thân hình con trống thon hơn so với con mái, vịt Cỏ thì ngược lại thân hình con mái thon hơn so với trống và vịt Cổ lũng có thân hình con mái thon hơn so với con trống.

Vịt Biển 15- Đại xuyên thế hệ xuất phát ở giai đoạn này cao chân ở vịt trống là 8,56 cm và vịt mái là 8,32 cm (Mai Hương Thu, 2015) còn ở Vịt Cổ lũng con trống 16 cm và con mái là 14,375 cm.

Kết quả này cho thấy, Vịt Cổ Lũng có tỷ lệ vòng ngực trên dài thân bé hơn so với các giống vịt Cỏ, Bầu Bến, Đốm. Ở 9 tuần tuổi vịt trống Cổ Lũng có sọ lớn hơn; thân dài hơn và sải cánh rộng hơn ở vịt mái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, ở các độ tuổi khác nhau, tốc độ tăng trưởng các phần cơ thể khác nhau giữa vịt trống và vịt mái.

Hình 4.7. Vịt Cổ Lũng 9 tuần tuổi 4.2.3. Khối lượng cơ thể vịt Cổ Lũng theo các lứa tuổi

Chúng tôi tiến hành cân đo khối lượng cơ thể được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 4.9. Khối lượng cơ thể vịt Cổ Lũng

Khối lượng (kg)

3 tuần 6 tuần 9 tuần

Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Mean 0,184 0,19 1,275 1,033 1,8 1,58 SD 0,015 0,01 0,125 0,186 0,169 0,164

Qua hình cho chúng ta thấy vịt Cổ Lũng trống và mái đều phát triển đồng đều qua 3 giai đoạn. Tuy nhiên vịt trống vẫn tăng trưởng nhanh hơn so với vịt mái. Thể hiện rõ nhất ở 9 tuần tuổi, vịt trống đạt khối lượng 1,8 kg. Còn vịt mái có 1,58 kg (chênh lệch khối lượng cơ thể 220g).

4.2.4. Khối lượng một số cơ quan của vịt Cổ Lũng

Khối lượng và kích thước của nhiều cơ quan nội tạng thường tỷ lệ thuận với quá trình tăng trưởng khối lượng và kích thước cơ thể. Kết quả xác định khối lượng các cơ quan của vịt Cổ Lũng ở các tuần tuổi 3; 6 và 9 được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Khối lượng một số nội quan vịt Cổ Lũng theo các giai đoạn từ 3 đến 9 tuần tuổi

Khối lượng Các cơ quan (g)

3 tuần 6 tuần 9 tuần

Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Lách Mean 0,21 0,18 1,18 0,88 0,62 0,86 SD 0,05 0,08 0,13 0,18 0,13 0,05 Gan Mean 9,61 7,17 28,87 27,63 29 25,2 SD 0,60 0,72 4,45 2,71 4,71 2,02 Dạ dày tuyến Mean 1,60 1,38 5,05 4,76 28,3 24,46 SD 0,02 0,15 1,02 0,55 4,71 2,08

Dạ dày cơ Mean 10,16 9,57 42,8 30,46 27,6 23,9

SD 0,60 0,63 4,53 8,05 4,71 1,89

Số liệu cho thấy lách của vịt tăng về khối lượng khi ở giai đoạn 6 tuần tuổi; lách ở vịt trống nặng 1,18g, cao hơn của vịt mái (0,88g). Ở giai đoạn 9 tuần tuổi, khối lượng của cơ quan này giảm ở cả hai nhóm vịt trống và vịt mái (khối lượng tương ứng là 0,62g và vịt mái là 0,86g). Lách vịt trống tăng khối lượng nhanh hơn nhưng cũng giảm khối lượng nhanh hơn lách của vịt mái.

Gan của vịt có sự tăng sinh về khối lượng mạnh mẽ ở tuần tuổi thứ 6. Ở tuần thứ 3 gan vịt trống là 9,61g đến tuần thứ 6 là 28,87g (tăng 19,26g). Ở vịt mái, tuần thứ 3 khối lượng gan là 7,17g đến tuần thứ 6 là 27,63g (tăng 20,46g, gần gấp 3 lần so với tuần thứ 3). Đến tuần thứ 9 gan của vịt cũng tăng theo sự phát triển của cơ thể.

Dạ dày tuyến của vịt phát triển nhanh về khối lượng giai đoạn từ 6 đến 9 tuần tuổi thể hiện ở vịt trống giai đoạn 6 tuần tuổi là 5,05g đến 9 tuần tuổi 28,3g tăng 23,25g. Ở vịt mái 6 tuần tuổi 4,76g đến 9 tuần tuổi 24,46g tăng 19,7g. Tăng gần gấp 4 lần so với tuần thứ 6.

Dạ dày cơ của vịt lại phát triển mạnh ở tuần tuổi thứ 6. Khi ở 3 tuần tuổi vịt trống là 10,16g đến tuần thứ 6 đạt 42,8g tăng 32,64g. Còn vịt mái từ 9,57g ở tuần tuổi thứ 3, đến tuần thứ 6 đạt 30,46g (tăng 20,89g). Dạ dày cơ của vịt trống ỏ tuần thứ 9 là 27,6g; giảm khối lượng so với tuần thứ 6 là 15,2g. Cũng như vậy, dạ dày cơ của vịt mái ở tuần thứ 9 là 23,9g giảm đi 6,56g so với ở tuần thứ 6.

Khi cơ thể tăng trưởng về kích thước và khối lượng, các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa thường tăng về kích thước nhằm đáp ứng cho quá trình tiêu hóa thức ăn vá hấp thu chất dinh dưỡng. Sự tăng khối lượng của gan và dạ dày tuyến theo tuổi của vịt cho thấy rõ điều này. Tuy nhiên, sự giảm khối lượng dạ dày cơ của vịt từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9 là một điều lý thú cần được giải thích trong các nghiên cứu tiếp theo.

Lách là cơ quan có vài trò điều hòa lượng máu lưu thông, phân giải hồng cầu và hình thành lympho. Trong nghiên cứu này, khối lượng lách giảm đi ở tuần tuổi thứ 9 so với ở tuân tuổi thứ 6, ngược chiều với biến đổi khối lượng cơ thể. Có thể ở vịt Cổ Lũng, cũng như ở các loài gia cầm khác, chức năng của lách từ 9 tuần tuổi có sự thay đổi lớn dấn đến biến đổi về cấu trúc và khối lượng của cơ quan này. Cần nghiên cứu tiếp theo để chứng minh điều này.

4.2.5. Chiều dài các đoạn ruột của vịt Cổ Lũng theo tuần tuổi

Chúng tôi tiến hành đo kích thước một số cơ quan trong cơ thể và được thể hiện qua ở bẳng 4.11:

Bảng 4.11. Chiều dài các đoạn ruột của vịt Cổ Lũng

Chiều dài (cm)

3 tuần 6 tuần 9 tuần

Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Tá tràng Mean 20,41 17,98 28,37 26,46 31,32 28,38 SD 0,66 0,50 3,99 3,54 1,61 0,63 Không tràng Mean 83,33 81,50 118,4 118 132,66 127,07 SD 2,44 3,51 5,96 8,45 2,45 1,67 Manh tràng Mean 8,63 8,18 15,12 14,78 16,42 15,1 SD 0,21 0,59 0,83 0,97 2,68 0,82

Tá tràng ở vịt trống 6 tuần tuổi dài hơn ở vịt trống 3 tuần tuổi là 7,96 cm, còn ở vịt mái 6 tuần tuổi hơn vịt mái 3 tuần tuổi là 8,48 cm. Đến tuần thứ 9 thì tá tràng vịt trống tăng thêm 2,95 cm. Ở vịt mái tăng thêm 1,92 cm.

Không tràng ở vịt trống 6 tuần tuổi có chiều dài tăng 35,07 cm so với của vịt 3 tuần tuổi và vịt mái 6 tuần tuổi tăng thêm 36,5 cm, đến tuần thứ 9 thì chiều dài tăng thêm so với tuần thứ 6. Đối với vịt trống tăng lên 14,26 cm, còn vịt mái tăng lên 9,07 cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Manh tràng của vịt trống 3 tuần tuổi dài 8,63 cm đến tuần thứ 6 là 15,12 cm tăng lên 6,49 cm. Đến tuần thứ 9 manh tràng của vịt trống là 16,42 cm tăng 1,3 cm so với tuần thứ 6. Còn đối với vịt mái ở 3 tuần tuổi là 8,18 cm đến tuần thứ 6 là 14,78cm tăng lên 6,6 cm so với tuần thứ 3, đến tuần thứ 9 thì tăng lên thêm 0,32 cm so với tuần thứ 6.

Sự thay đổi chiều dài các đoạn ruột vịt Cổ Lũng theo các tuần tuổi phù hợp với quy luật phát triển của các cơ quan thuôc hệ tiêu hóa.

4.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÚI FABRICIUS 4.3.1. Đặc điểm đại thể của túi Fabricius 4.3.1. Đặc điểm đại thể của túi Fabricius

Hình thái và kích thước:

Mổ và đánh giá bằng mắt túi Fabricius của vịt Cổ Lũng ở các tuần tuổi (hình 4.5) cho thấy: Túi Fabricius của vịt giống như một gấp nếp dài nằm phía trên đoạn cuối của trực tràng. Đỉnh túi hướng về phía trước. Phần miệng túi ở phía sau, gần với ổ nhớp. Chiều dài túi hơn rất nhiều so với chiều rộng và rất khác so với túi Fabricius của gà (ở gà túi có hình tròn). Tuần tuổi thứ 3, túi Fabricius có kích thước nhỏ nhất, kích thước túi tăng ở tuần tuổi thứ 6 và tuần thứ 9. Đa số túi Fabricius của vịt Cổ Lũng ở tuần tuổi 9 nhỏ hơn ở tuần tuổi 6.

Hình 4.9. Túi Fabricius của Vịt cổ lũng

Số 1-7: túi Fabricius của vịt Cổ Lũng 9 tuần tuổi; số 8-11: túi Fabricius của vịt 6 tuần tuổi; số 12-16: túi Fabricius của vịt 3 tuần tuổi

Chiều dài của túi Fabricius vịt Cổ Lũng giai đoạn 3 đến 9 tuần tuổi được thể hiện qua bảng 4.12.

Bảng 4.12. Kích thước túi Fabricius của vịt Cổ Lũng giai đoạn 3 đến 9 tuần tuổi

Kích thước

(cm)

3 tuần 6 tuần 9 tuần

Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Mean 2 2,03 3,6 3,083 4,12 3,9 SD 0,109 0,05 0,374 0,075 1,094 0,418

Hình 4.10. Kích thước túi Fabricius vịt Cổ Lũng ở 3 giai đoạn

Qua bảng 4.12 và hình 4.6 cho thấy kích thước túi Fabricius tăng mạnh ở tuần thứ 3 đến tuần thứ 6. Ở vịt trống, kích thước túi tăng từ 2 cm lên 3,6 cm. Ở vịt mái, kích thước túi Fabricius từ 2,03 cm (ở 3 tuần tuổi) lên đến 3,083 cm ở 6 tuần tuổi (tăng 1,053 cm). Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9, chiều dài của túi Fabricius tăng ít hơn so với giai đoạn 3 đến 6 tuần. Ở tuần thứ 9 vịt trống kích thước túi Fabricius 4,12 cm tăng 0,52 cm so với ở tuần thứ 6. Còn ở vịt mái túi Fabricius có kích thước 3,9 cm tăng chỉ 0,817 cm so với tuần thứ 6.

Khối lượng của túi Fabricius vịt Cổ Lũng giai đoạn 3 đến 9 tuần tuổi được thể hiện qua bảng 4.13 và sự biến đổi khối lượng của túi được trình bày ở hình 4.7.

Bảng 4.13. Khối lượng túi Fabricius của vịt Cổ Lũng giai đoạn 3 đến 9 tuần tuổi

Khối lượng (g)

3 tuần 6 tuần 9 tuần

Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Vịt trống (n=5) Vịt mái (n=5) Mean 0,283 0,35 1,442 1,2 1,12 1,06 SD 0,04 0,05 0,319 0,268 0,465 0,296

Hình 4.11. Khối lượng của túi Fabricius Vịt Cổ Lũng ở 3 giai đoạn

Khối lượng túi Fabricius của cả vịt Cổ Lũng trống và mái đều tăng mạnh ở tuần thứ 6. Ở vịt trống 6 tuần tuổi, khối lượng túi 1,442g tăng 1,092g so với tuần thứ 3. Ở vịt mái, túi Fabricius ở tuần thứ 6 có khối lượng 1,2g tăng 0,917g so với tuần thứ 3. Khối lượng túi Fabricius ở tuần tuổi thứ 9 thấp hơn ở tuần tuổi thứ 3.

4.3.2. Cấu trúc vi thể của túi Fabricius vịt Cổ Lũng qua các giai đoạn

Lấy mẫu mô của túi Fabricius, làm tiêu bản vi thể, nhuộm HE và quan sát dưới kính hiển vi Kniss MBL-2000T (Olympus, Japan). Dưới vật kính 10 (độ phóng đại cuối cùng đạt 100), túi Fabricius có các đặc điểm vi thể bao gồm:

Túi chứa nhiều thùy lympho (lymphoid lobules) và các gấp nếp dạng khe (crypt-like folds) giữa các thùy. Những cấu trúc này được bao xung quanh bởi lớp mỏng của biểu mô mỏng. Lòng của túi thông với vùng sau của niêm mạc ổ nhớp (proctodeum).

Giống như tuyến ức, các thùy lympho có miền vỏ và miền tủy và các tế bào lympho, các tế bào biểu mô. Các lympho B phát triển từ các tiền lympho tập trung tại miền vỏ, do vậy miền vỏ của thùy nhuộm màu đậm hơn miền tủy.

Túi Fabricius có cấu tạo gồm lớp vỏ bao quanh bao bọc bên ngoài (a) tiếp đến là vách ngăn giữa các thùy (b). Mỗi thùy lại gồm nhiều nang lympho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, hình thái đại thể và vi thể túi fabricius của vịt cổ lũng (Trang 40)