Quy mô chăn nuôi Số hộ Tỷ lệ (%)
Nhỏ(≤ 50 con) 56 70
Vừa (50 con < đến < 200 con) 15 18,75
Lớn (≥200 con) 9 11,25
Tính chung 80 100
Với đặc điểm tự nhiên là một huyện miền núi nhiều núi đồi và rừng; đất phần lớn dành cho trồng trọt. Cho đến nay quỹ đất cho quy hoạch trang trại còn ít nên chăn nuôi vịt Cổ Lũng nói riêng và chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung ở Bá Thước vẫn mang đặc điểm của nông nghiệp truyền thống: nông hộ, tận dụng nguồn thức ăn từ phụ phẩm và quy mô nhỏ.
Đa số các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ; ít được tiếp cận kiến thức về chăn nuôi; chuồng nuôi chủ yếu là tạm bợ đôi khi còn không có chuồng. Đây là một nguyên nhân quan trọng làm giảm tăng trọng, giảm khả năng sinh sản trên đàn vịt Cổ Lũng.
4.1.4. Kết quả điều tra nguồn thức ăn và tiêm phòng cho vịt Cổ Lũng
Do là vùng diện tích chủ yếu là đồi và núi cao; giao thông chưa phát triển; dân cư nơi đây chủ yếu là đồng bào Mường nên chăn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu. Theo số liệu điều tra (bảng 4.4), có 18 hộ chăn nuôi cho vịt ăn cám công nghiệp (chiếm tỷ lệ 22,5%); 28 hộ cho vịt ăn kết hợp giữa TĂCN với PPNN tận dụng từ sản phẩm của trồng trọt (chiếm 35%) trong khi đó có đến 34 hộ chăn nuôi chỉ cho vịt ăn các phụ phẩm từ nông nghiệp (chiếm 42,5%).
Tỷ lệ tiêm vacxin phòng bệnh do H5N1 đạt cao (80%) so với tổng số các hộ chăn nuôi điều tra. Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp và gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Vì vậy, người dân đã có ý thức rất cao trong việc phòng chống dịch bệnh. Qua điều tra trực tiếp và dựa vào báo cáo của thú y xã cho thấy việc tiêm phòng cụ thể như sau: Ban thú y xã thực
hiện tiêm phòng theo kế hoạch tiêm phòng của tỉnh mỗi năm 2 đợt chính vụ và tiêm phòng bổ sung, tiêm phòng đợt 1 vào tháng 3 - 4, đợt 2 vào tháng 8 - 9 và lần tiêm bổ sung vào các tháng 5 - 7 và 10 - 12.
Nguyên nhân nữa là huyện Bá Thước là huyện nghèo nằm trong danh mục huyện nghèo của cả nước (huyện 30a) nên được nhà nước hỗ trợ miễn phí vắc xin và được các bộ thú y của từng xã đến tiêm phòng. Vì vậy các năm gần đây trên địa bàn không xảy ra dịch cúm gia cầm. Mặc dù chuồng trại chưa tốt và dinh dưỡng chủ yếu dựa vào phụ phẩm nông nghiệp nhưng những năm gần đây không có cúm H5N1 trên đàn vịt Cổ Lũng. Điều này do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến vai trò của tiêm phòng. Tuy nhiên, có thể khả năng thích nghi và miễn dịch tốt của giống vịt này cũng là một trong các yếu tố quyết định. Để chứng minh điều này cần có những nghiên cứu chuyên sâu về di truyền miễn dịch của vịt Cổ Lũng.