Kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 6 tuần tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, hình thái đại thể và vi thể túi fabricius của vịt cổ lũng (Trang 43 - 45)

Phần cơ thể Kích thước (cm) của vịt trống (n=5) Kích thước (cm) của vịt mái (n=5)

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Dài đầu 13,075 0,2754 12,5 0,3082 Vòng sọ 13,6 0,6055 13,06 0,532 Dài cổ 20,5 2,6458 19,8 2,515 Dài Thân 22,125 1,1087 21 1,2748 Vòng ngực 23,725 1,1955 22 1 Dài cánh 26,475 7,012 28,9 8,08 Cao chân 17,5 1,0801 16,2 0,4472 Hình 4.6. Vịt Cổ Lũng 6 tuần tuổi

Ở giai đoạn 6 tuần tuổi, giữa vịt trống và vịt mái có sự thay đổi rõ rệt nhất về sự phát triển của vòng ngực và dài cánh. Vòng ngực vịt trống 23,725 cm còn vịt mái 22 cm (hơn trung bình 1,725 cm). Dài cánh vịt trống 26,475 cm còn vịt mái 28,9 cm. Dài cánh của vịt trống ngắn hơn vịt mái 2,425 cm.

Ở giai đoạn này các chỉ tiêu như dài đầu, vòng sọ, dài cổ, cao chân của chúng đều có sự phát triển tương đối đồng đều ở cả 2 loại vịt. Như vậy, ở độ tuổi này của vịt trống vẫn là vòng ngực lớn hơn. Tuy nhiên, vịt mái có sải cánh rộng hơn cũng có thể coi là đặc điểm dễ nhận thấy.

Bảng 4.8. Kích thước các phần cơ thể của vịt Cổ Lũng 9 tuần tuổi

Phần cơ thể

Kích thước (cm) của vịt trống (n=5)

Kích thước (cm) của vịt mái (n=5)

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Dài đầu 13,567 0,6028 13,3 0,469 Vòng sọ 15 1,0 13,75 0,866 Dài cổ 20,1 3,4395 21,275 2,058 Dài Thân 29,067 1,1015 24,625 1,436 Vòng ngực 26,267 4,4061 25,5 1,732 DT/VN 1,106 - 0,965 - Dài cánh 47,133 2,5006 44,375 2,428 Cao chân 16 1,7321 14,375 0,75

Tỷ lệ vòng ngực/dài thân (VN/DT) của vịt Cổ Lũng giai đoạn 9 tuần tuổi là 1,106 đối với con trống và 0,965 đối với con mái. Trong khi đó vịt Biển 15 - Đại Xuyên thế hệ xuất phát là 1,28 đối với con trống và 1,19 đối với con mái; ở thế hệ 1 là 1,275 với con trống và 1,2 với con mái (Mai Hương Thu, 2015); vịt Bầu Bến và vịt Đốm có tỷ lệ VN/DT là 1,12 và 1,07 (Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs., 2011).

Vịt Cỏ trống là 1,19 và mái là 1,14 (Nguyễn Thị Minh, 2001). Vịt Triết Giang trống là 1,10 và mái là 1,21 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2009). Ta thấy vịt Triết Giang có thân hình con trống thon hơn so với con mái, vịt Cỏ thì ngược lại thân hình con mái thon hơn so với trống và vịt Cổ lũng có thân hình con mái thon hơn so với con trống.

Vịt Biển 15- Đại xuyên thế hệ xuất phát ở giai đoạn này cao chân ở vịt trống là 8,56 cm và vịt mái là 8,32 cm (Mai Hương Thu, 2015) còn ở Vịt Cổ lũng con trống 16 cm và con mái là 14,375 cm.

Kết quả này cho thấy, Vịt Cổ Lũng có tỷ lệ vòng ngực trên dài thân bé hơn so với các giống vịt Cỏ, Bầu Bến, Đốm. Ở 9 tuần tuổi vịt trống Cổ Lũng có sọ lớn hơn; thân dài hơn và sải cánh rộng hơn ở vịt mái.

Như vậy, ở các độ tuổi khác nhau, tốc độ tăng trưởng các phần cơ thể khác nhau giữa vịt trống và vịt mái.

Hình 4.7. Vịt Cổ Lũng 9 tuần tuổi4.2.3. Khối lượng cơ thể vịt Cổ Lũng theo các lứa tuổi 4.2.3. Khối lượng cơ thể vịt Cổ Lũng theo các lứa tuổi

Chúng tôi tiến hành cân đo khối lượng cơ thể được thể hiện qua các bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, hình thái đại thể và vi thể túi fabricius của vịt cổ lũng (Trang 43 - 45)