Hành vi thờ cúng Mẫu Âu Cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thờ cúng mẫu âu cơ của người dân xã hiền lương hạ hòa phú thọ (Trang 31 - 33)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.3. Hành vi thờ cúng Mẫu Âu Cơ

Để làm rõ khái niệm hành vi thờ cúng Mẫu Âu Cơ, trƣớc tiên cần hiểu rõ hành vi là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con ngƣời là toàn bộ những phản ứng, cách cƣ xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con ngƣời trong một hoàn cảnh thời gian nhất định. Hay nói cách khác nó là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới. Là hành động hoặc phản ứng của đối tƣợng (khách thể) hoặc sinh vật, thƣờng sử dụng trong sự tác động đến mơi trƣờng, xã hội [44]. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, cơng khai hay bí mật, và tự giác hoặc khơng tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian.

Có thể nói, mỗi cá nhân đều sống trong một tập thể xã hội và có quan hệ với những ngƣời xung quanh trong những mối tác động qua lại nhất định. Sự tác động qua lại giữa ngƣời này với ngƣời khác, hay giữa con ngƣời với các sự việc, hoàn cảnh xung quanh đƣợc thể hiện bởi một hành động đơn lẻ hay các hành động phối hợp đƣợc gọi là hành vi. Nhƣ vậy hành vi của con ngƣời đƣợc hiểu là một hành động hay nhiều hành động phức tạp trƣớc một sự việc, hiện tƣợng mà các hành động này lại chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngồi, chủ quan và khách quan. Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến hành vi của một ngƣời nhƣ trình độ văn hóa, phong tục tập quán cộng đồng, kinh tế xã hội, chính trị, luật pháp, nguồn lực, kỹ năng, phƣơng tiện kỹ năng, thông tin… Mỗi hành vi của một ngƣời là biểu hiện của các yếu tố cấu thành nên nó, đó là kiến thức, niềm tin, thái độ, cách thực hành (hay kỹ năng) của ngƣời đó trong một hồn cảnh hay tình huống cụ thể nào đó. Một hành vi có thể thấy ở một cá nhân, cũng có thể thấy trong thực hành của một nhóm cá nhân hay cả một cộng đồng. Hành vi đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài có thể trở thành thói quen.

Bên cạnh đó khái niệm thờ Mẫu, ở Việt Nam, từ cúng có nghĩa là dâng lễ vật cho các đấng siêu linh, cho ngƣời đã khuất nhƣng cúng với ý nghĩa trần tục cũng có nghĩa là đóng góp cho việc cơng ích, việc từ thiện…[35]. Từ ghép thờ cúng có ý bao hàm một hành động biểu thị sự sùng kính một đấng siêu linh: thần thánh, tổ tiên… Ví dụ: Thờ cúng Mẫu là sự thể hiện lịng thành kính, biết ơn, tƣởng nhớ Mẫu, đồng thời cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của Mẫu.

Nhƣ vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, có thể hiểu thờ cúng Mẫu Âu Cơ là một tín ngƣỡng văn hóa dân gian, ở đó ngƣời dân biểu thị sự sùng bái, tơn kính đối với Mẫu Âu Cơ. Hành vi thờ cúng Mẫu Âu Cơ là tổ hợp các hoạt động dƣới dạng các cách thức hành lễ, các hoạt động mà ngƣời dân tham gia khi đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ. Thời điểm đi lễ trong năm, mục đích động cơ

của họ khi đi lễ tại đền và niềm tin vào sự linh thiêng của ngôi đền. Những yếu tố tác động tới sự hiểu biết, sự tham gia vào các hoạt động tôn giáo khi đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ. Nó đƣợc qui định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của chính ngƣời dân địa phƣơng. Ý thức tơn thờ, thành kính, biết ơn, tƣởng nhớ, hy vọng sự trợ giúp của Mẫu Âu Cơ là nội dung cốt lõi khiến sự thờ phụng Mẫu Âu Cơ thành một bộ phận của tín ngƣỡng thờ Mẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thờ cúng mẫu âu cơ của người dân xã hiền lương hạ hòa phú thọ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)