Thời điểm đi lễ đền Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân xã Hiền Lƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thờ cúng mẫu âu cơ của người dân xã hiền lương hạ hòa phú thọ (Trang 54 - 59)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Thời điểm đi lễ đền Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân xã Hiền Lƣơng

Hành vi thờ cúng Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân xã Hiền Lƣơng đƣợc thể hiện phần nào qua thời điểm họ đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ. Thời điểm đi lễ tại đền của ngƣời dân thƣờng vào dịp lễ hội, các ngày lễ chính của đền trong năm hoặc ngày mùng 1, ngày rằm âm lịch hàng tháng. Đây là những thời điểm đi lễ truyền thống của dân tộc ta và có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi ngƣời dân. Vậy đối với ngƣời dân xã Hiền Lƣơng họ đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ vào những dịp nào trong năm? Trong nghiên cứu này tơi tiến hành khảo sát việc ngƣời dân có đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ vào những dịp nào trong năm. Giả thiết đặt ra là họ có đi lễ vào nhiều dịp khác nhau trong năm. Khảo sát tổng hợp với một số dịp cụ thể trong năm cho thấy kết quả nhƣ sau:

Biểu đồ 3.1: Các dịp người dân xã Hiền Lương thường đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ

36,20% 93,10% 15% 7,50% 6% 16,20% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% Ngày rằm mùng 1 Ngày lễ hội (7/1 â/l) Các dịp lễ chính

Bảng số liệu trên cho thấy, mức độ ngƣời dân đi lễ ở đền Mẫu Âu Cơ vào ngày lễ hội chính của đền chiếm tỷ lệ cao nhất so với các dịp ngày lễ khác trong năm, ngƣời dân đi lễ vào ngày lễ hội chính 7/1(Âm lịch) chiếm tới 93,1% ngƣời đƣợc hỏi có đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ. Tỷ lệ này đối với ngày rằm, mùng 1 chỉ chiếm 36,2%.

Đối với ngƣời dân, họ rất coi trọng hai ngày là ngày rằm và ngày mùng một âm lịch, đặc biệt ngày mùng một, bởi đây là ngày khởi đầu của một tháng mới: “Tháng nào tôi cũng cố gắng sắp xếp công việc và thời gian để đến lễ tại

đền Mẫu Âu Cơ vào ngày mùng một. Cầu cho cả gia đình trong tháng tới sẽ mạnh khỏe, công việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn” (trích PVS số 8, nữ,

59 tuổi, nghỉ hƣu, Trung cấp, Đã kết hôn). Họ cầu mong một tháng thật nhiều thuận lợi và an lanh, tránh những tai ƣơng. Theo quan sát tại đền vào ngày mùng 1 tháng 8 âm lịch và ngày 15 tháng 8 âm lịch, lƣợng ngƣời đến lễ ớ đền khơng nhiều. Trong đó, ngƣời đi lễ tại đền vào ngày mùng 1/8 chiếm tỷ lệ cao hơn. “Tơi ít khi đi lễ tại đền vào ngày rằm bởi ngày mùng 1 là ngày khởi đầu

của tháng nên tôi đến đây vào mùng một để mong Mẫu phù hộ cho tháng đó mọi việc đều sn sẻ thuận lợi” (trích PVS số 7, nữ, 66 tuổi, nghỉ hƣu, THPT,

Đã kết hơn). Theo quan sát, một số ít ngƣời kinh doanh họ đến thắp hƣơng dâng lễ tại đền vào cả ngày rằm và mùng một hàng tháng.

Từ kết quả khảo sát này cho thấy đền Mẫu Âu Cơ ngoài ngày lễ chính vẫn thu hút ngƣời dân tới đi lễ vào ngày rằm, mùng một hoặc cả những ngày thƣờng nếu họ có cơng việc gì đó muốn xin mẫu che chở, hoặc muốn giới thiệu đến bạn bè di tích này, niềm tự hào của ngƣời dân nơi đây. “Con tôi

sang Nhật làm việc, lần này đưa cả bạn về thăm quê nên chúng tôi đưa cậu

bạn đó đến đây để giới thiệu về lịch sử văn hóa q mình” (trích PVS số 8,

Xem xét tƣơng quan giữa biến số giới tính và những ngày mà ngƣời dân đi lễ ở đền Mẫu Âu Cơ để xem xét sự khác biệt trong việc lựa chọn ngày đi lễ giữa nam và nữ. Quan niệm truyền thống vẫn cho rằng, việc lễ đền chùa là của ngƣời phụ nữ. Vậy đối với ngƣời dân xã Hiền Lƣơng, nam giới lựa chọn đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ vào những ngày nào trong năm? Trong quá trình tham gia khảo sát có trƣờng hợp có câu trả lời đi vào nhiều dịp khác nhau trong năm. Kết quả tổng hợp khảo sát cho thấy:

Biểu đồ 3.2: Sự khác biệt giới trong thời gian người dân đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ

Có thể thấy, đa phần ngƣời dân nơi đây lựa chọn đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ vào dịp ngày lễ hội (7/1 âm lịch). Có 52,3% nam giới trả lời đi lễ tại đền vào dịp này, tỷ lệ này đối với nữ là 56,1%. Còn lại các dịp khác trong năm tùy thuộc vào các dịp mà giữa nam và nữ có tỷ lệ lựa chọn các dịp đi lễ khác nhau. Có thể thấy, từ xƣa đến nay, đối với việc đi lễ tại đền chùa nói chung ln do phái nữ chủ động tham gia nhiều hơn. “Tôi hay rủ các bà bạn đi lễ

đền Mẫu vào ngày rằm bởi tuổi già mà, đến đền chùa cho tâm h n mình thanh tịnh, gọi là có thú vui tuổi già cho đỡ bu n”. (trích PVS số 4, nữ, 65

tuổi, nghỉ hƣu, THPT, Góa). Nhiều khi, nam giới đi lễ tại đền Mẫu chỉ mang tính chất là đi cùng và họ cũng không quan tâm tới việc thời gian nhƣ thế nào.“Vợ tôi hay đi lễ tại đền nên lúc nào đi là lại bảo tôi đưa đi, thường thì

17,9 52,3 9 10,4 0 10,4 22,7 56,1 8,9 2 1 9,3 0 10 20 30 40 50 60 Ngày rằm, mùng một âm lịch Ngày lễ hội (7/1 Â/l) Các ngày lễ

chính của đền Dịp đầu năm Dịp cuối năm Khi có việc

Nam Nữ

mùng 1, nhưng hôm trước con gái gọi điện về báo là chuẩn bị làm nhà, xa không về được nên nhờ mẹ ở nhà đến đền đặt lễ mong Mẫu phù hộ, nên dù chẳng dịp đặc biệt gì 2 vợ ch ng tơi cũng đến đền mà”( trích PVS số 3, nam,

58 tuổi, kinh doanh, THPT, Đã kết hôn).

Bên cạnh ngày lễ chính “Tiên giáng” mùng bảy tháng giêng, trong năm cịn có ngày 10 - 11 tháng hai, ngày 12 tháng ba, ngày 13 tháng tám và ngày tiên thăng 25 tháng Chạp âm lịch. Đối với các ngày lễ này trong năm tuy không sôi động, nhộn nhịp bằng ngày lễ hội đầu tháng Giêng nhƣng vẫn diễn ra rất trang trọng, thiêng liêng. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát cho thấy có tới 95% ngƣời dân đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ là có đi vào ngày lễ hội chính. Ngồi ra, có 12,5% ngƣời đƣợc hỏi đi vào ngày 11/2, 16,9% đi vào ngày 12/3, 9,4% ngƣời đi vào ngày 13/8 và 7,5% là đi vào ngày 25/12. Có thể thấy, ngày lễ hội chính là ngày hội lớn của ngƣời dân xã Hiền Lƣơng nói riêng và của ngƣời dân cả nƣớc nói chung. Trong một năm đây là dịp họ thể hiện lịng thành kính của mình đối với Mẫu Âu Cơ nên ngƣời dân nơi đây chủ yếu đi vào dịp lễ hội chính này trong năm, nhiều hơn rất nhiều so với các dịp lễ khác trong năm. “Đền Mẫu Âu Cơ có rất nhiều ngày lễ, nhưng tôi chỉ tới đền vào

dịp lễ hội của đền thôi bởi tôi cảm thấy những ngày này ở đền vừa có khơng khí linh thiêng của phần nghi lễ, vừa có cảm giác hào hứng vui tươi ở các phần hội được tổ chức. Nhà tơi có mẹ tơi là cụ thường đi đủ các ngày lễ khác của đền thơi. Đó là truyền thống của các cụ trong làng r i.” (trích PVS số 6,

nữ, 43 tuổi, kinh doanh, THPT, Đã kết hơn).

Ngồi ra, căn cứ vào dịp đi lễ gần đây nhất của ngƣời dân cũng cung cấp cho nghiên cứu số liệu cụ thể hơn thời gian đi lễ trong năm của ngƣời dân nơi đây. Bởi ngoài những ngày lễ của đền, các ngày đi lễ truyền thống của dân gian nhƣ ngày rằm, mùng 1, dịp đầu năm, dịp cuối năm thì tỷ lệ ngƣời dân đến đền Mẫu Âu Cơ vào các ngày khác trong năm nhƣ thế nào? Để xem xét đƣợc cụ thể số liệu này, tôi gộp các ngày lễ của đền bao gồm ngày mùng

1/7 âm lịch,ngày 10 - 11 tháng hai, ngày 12 tháng ba, ngày 13 tháng támvà ngày 25 tháng Chạp âm lịch chung là dịp lễ của đền. Ngày rằm, mùng một các tháng chung là ngày rằm, mùng một. Các ngày khác trong tháng 1/2016 âm lịch là dịp đầu năm. Còn lại là những ngày khác.

Kết quả khảo sát dịp gần đây nhất mà ngƣời dân đi lễ tại đền mẫu Âu Cơ cũng cho thấy việc họ đi lễ tại đền vào ngày lễ chính chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 65%.

Trong các di tích tín ngƣỡng, tơn giáo, lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể, là linh hồn của các di tích này, ẩn chứa các giá trị nhân văn sâu sắc, hƣớng về cội nguồn, biểu dƣơng và cố kết sức mạnh cộng đồng, thỏa mãn và cân bằng nhu cầu đời sống tâm linh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hƣởng thụ các giá trị văn hóa. Thời điểm diễn ra lễ hội là thời điểm thiêng cùng với các hành động lễ hội mang tính biểu trƣng làm cho thời điểm diễn ra lễ hội là thời điểm thiêng. Thiêng liêng là yếu tố thứ nhất, là linh hồn của lễ hội, khi tham gia lễ hội mỗi ngƣời nhƣ đang giao cảm với một thế giới vừa thiêng liêng vừa gần gũi bồi đắp thêm tình cảm đối với quê hƣơng đất nƣớc qua những nghi lễ tƣởng nhớ tới các vị thần. Để đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của di tích cần phải bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống của nơi đó, chính vì điều này mà bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã có một “Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa cho điều tra, sƣu tầm, lƣu giữ văn hóa phi vật thể” từ năm 2006 - 2010. Trong chƣơng trình mục tiêu này phần lớn nhằm lƣu giữ những lễ hội truyền thống của dân tộc trƣớc đây để đảm bảo khôi phục nguyên gốc các lễ hội. Nhằm bảo lƣu những nét đẹp truyền thống của dân tộc ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc. Trong đó có đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lƣơng - Hạ Hoà - Phú Thọ. Trong những năm trở lại đây, đƣợc sự quan tâm của Đảng, nhà nƣớc và các cấp chính quyền địa phƣơng, ngày lễ hội chính ở đền Mẫu Âu Cơ đƣợc tổ chức rất long trọng và mở rộng, thu hút đông đảo ngƣời dân tham gia gia và du khách thập phƣơng hành hƣơng hƣớng về vùng đất mẹ linh thiêng.

Đại diện lãnh đạo UBND xã Hiền Lƣơng cho biết: “Xã chúng tơi tự

hào là mảnh đất có ngơi đền thờ Mẫu Âu Cơ linh thiêng từ bao đời nay. Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy - HĐND - UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa thơng tin và truyển thông, hàng năm, chúng tơi ln có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho dịp lễ hội chính của đền. Mặc dù ngày mùng 7/1 âm lịch mới là ngày hội chính nhưng người dân đã bắt đầu dâng hương hành lễ từ ngày mùng 1 cho nên chúng tơi xác định được trách nhiệm của mình trong việc tổ chức lễ hội sao cho đảm bảo đầy đủ giá trị văn hóa lịch sử, thu hút sự tham gia thường xuyên của người dân, đảm bảo cho lễ hội được duy trì, giữ gìn giá trị truyển thống cho tương lai. Đối với những ngày còn lại trong năm, ban quản lý đền vẫn luôn luôn mở cửa cho người dân thắp hương, đi lễ và có người hướng dẫn người dân các hoạt động cúng bái”.

Tín ngƣỡng thờ Mẫu là một tín ngƣỡng dân gian hình thành từ rất lâu đời, mang đặc trƣng của truyền thống văn hóa Việt Nam. Ngày nay, dƣới tác động của quá trình hội nhập và phát triển, làm sao để giữ vững đƣợc những giá trị văn hóa tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc là một câu hỏi khó cần sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của ngƣời dân. Hoạt động thờ cúng Mẫu Âu Cơ từ bao đời nay vẫn gìn giữ đƣợc những giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu là một điều đáng trân trọng.Vậy ngƣời dân xã Hiền Lƣơng khi đi lễ tại đền Mẫu Âu Cơ mong cầu những điều gì cho cuộc sống hàng ngày của họ?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thờ cúng mẫu âu cơ của người dân xã hiền lương hạ hòa phú thọ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)