Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thờ cúng mẫu âu cơ của người dân xã hiền lương hạ hòa phú thọ (Trang 38 - 42)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội xã Hiền Lương.

Hiền lƣơng là xã ở phía tây bắc của huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ. Xã có diện tích tự nhiên 711,49 ha, dân số trên 3.700 ngƣời, với 960 hộ dân. Hình thành 11 khu dân cƣ. Tổng giá trị sản xuất của xã năm 2015 đạt gần 30 tỷ đồng (tăng 14,9% so với cùng kỳ). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực với tỷ lệ nông lâm nghiệp chiếm 32%, dịch vụ - thƣơng mại 47,02%, tiểu thủ công nghiệp 20,75%. Thu nhập bình quân đạt 9 triệu/ngƣời/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm cịn 17,7%... [43]. Thế mạnh về nơng lâm nghiệp với diện tích đồi rừng lớn, ngƣời dân bƣớc đầu đã quen với phƣơng thức canh tác hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng vật nuôi, cây trồng cho

năng suất, giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hóa trong các sản phẩm nơng nghiệp ngày một tăng. Chính quyền địa phƣơng ƣu tiên nâng cao chất lƣợng đời sống cho nhân dân trên địa bàn ở mọi mặt. Nhờ đó an ninh lƣơng thực đƣợc đảm bảo. Các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đƣợc phát triển với các ngành nghề truyền thống: Chế biến nông sản, làm bánh, bún… Hợp tác xã chế biến lâm sản Âu Cơ đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phƣơng. Các loại hình kinh doanh dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú. Hoạt động của các chợ trên địa bàn phát huy hiệu quả cao trong việc giao thƣơng, trao đổi hàng hóa nhu yếu phẩm, tiêu thụ nông sản. Công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc quan tâm chú trọng. Giáo dục, y tế tiếp tục có những bƣớc tiến vững chắc đảm bảo nhu cầu học tập, chăm sóc, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân…[43].

1.3.2. Lịch sử hình thành và đặc điểm của Đền Mẫu Âu Cơ.

Thần tích của đền Mẫu Âu Cơ lƣu lại tại đền có chép rằng: Dƣới triều vua Lê Thánh Tơng, niên hiệu Hồng Đức (1465), Vua Lê đã sai Giám Quốc Sƣ đến Hiền Lƣơng phong Thần, cấp tiền xây dựng đền thờ Mẫu Âu Cơ. Ngôi Đền thờ Tổ Mẫu có từ đó. Đền trơng hƣớng chính Nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phƣợng, phía trƣớc có núi Giác đẹp nhƣ một án thƣ, sau lƣng sông Hồng uốn khúc nhƣ rồng thiêng bao bọc. Ngôi đền nằm dƣới tán cây đa cổ thụ, trên một vùng bình địa rộng lớn. Ngày nay, lại nằm sát cạnh Quốc lộ 32C, nối các tỉnh phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và cả nƣớc nên càng tăng thêm tính tơn nghiêm và sự thu hút với khách thập phƣơng [35].

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, giặc giã và thiên tai, ngôi đền cổ xƣa khơng cịn song qua những lần bảo tồn tơn tạo nó vẫn giữ đƣợc lối kiến trúc thuở ban đầu. Đền Mẫu Âu Cơ là một cơng trình nghệ thuật kiến trúc có giá trị cao với các kết cấu kiến trúc đền chùa cổ, các pho tƣợng quý nhƣ tƣợng Âu Cơ, tƣợng Đức Ông, các bức chạm quý và nhiều cổ vật vô giá.

Khu vực đền là một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài khoảng 200m và chiều rộng khoảng 150m với tƣờng cao bao quanh. Đền làm kiểu chữ nhất 5 gian kiến trúc đơn sơ mà vững chãi, dựng trên một khoảng đất cao, giữa cánh đồng rộng, sau đền có cây đa cổ thụ, cành lá xum xuê trùm gần kín đền, tạo nên nét thâm nghiêm phù hợp với tƣ duy tín ngƣỡng cổ truyền. Điện thờ có hai khối, bên ngoài thờ Vua Hùng, Cao Minh và tƣớng lĩnh với các cỗ ngai bài vị chạm lƣỡng long chầu nguyệt, hoặc chạm các bắc mai điểu với kỹ thuật đục bong, thủng rất công phu, rồi sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Bên trong, trên cao có thang gác gỗ đi lên là cỗ khám thờ mẫu Âu Cơ. Khám cao 1m82, dài 1m63 rộng 1m25. Riềm khám thờ đƣợc chạm văn hoa tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Trong khám đặt cỗ ngai làm nơi ngự của tƣợng Mẹ Âu Cơ, tƣợng cao gần một mét, ở tƣ thế ngồi. Mẫu Âu Cơ mặc áo đỏ, yếm trắng đầu đội mũ, một tay cầm viên ngọc, tay kia đặt trên đầu gối, chân đi hài cong (vân sảo), đầu đội mũ lấp lánh (kim cƣơng), nƣớc da hồng, mặt đơn hậu; bức tƣợng này có niên đại khoảng 540 năm. Tồn bộ tƣợng tốt lên một vẻ đẹp thanh cao, đơn hậu của phụ nữ Việt Nam.

Ngồi tƣợng Mẫu là cổ vật linh thiêng, ngơi đền cịn lƣu giữ đƣợc những bức trạm gỗ quý giá, tƣợng Đức Ông, Long Ngai, Khám thờ mà các nhà khoa học nhận định đó là những tiêu bản của nền nghệ thuật đƣơng thời. Trên Phật điện có bộ “Tam thế Thƣờng Trụ Diệu Pháp Thân” tƣợng trƣng cho 3000 phật của mọi thời, cho lịng nhân ái vị tha, cho pháp lục và trí tuệ vơ lƣợng vô biên để diệt trừ mọi sự u tối mầm mống của tội ác. Tiếp dƣới là tƣợng Phật A di đà, Thích Ca, các vị Bồ Tát, Đức Ông... Mỗi vị một chức năng nằm cứu độ cho đời. Kiến trúc đền mẫu Âu Cơ trên khu đất tụ linh, tụ phúc mang đến cảm giác cho con cháu thập phƣơng về hành lễ tri ân công đức Mẫu sự ấm áp chở che. Đền thờ Mẫu Âu Cơ kết hợp với chùa Linh Phúc tạo thành một quần thể di tích có sức hút đặc biệt với du khách thập phƣơng.

Có thể nói, quần thể di tích đền Mẫu Âu Cơ có giá trị lịch sử văn hóa vơ cùng đặc biệt. Bao gồm sự kết hợp của kiến trúc truyền thống có từ lâu đời mang đậm nét kiến trúc dân gian, cùng với các hiện vật còn lƣu giữ tại đền hiện nay. Việc bảo tồn và lƣu giữ các giá trị này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của tín ngƣỡng thờ Mẫu Âu Cơ nói riêng và tín ngƣỡng thờ Mẫu nói chung. Hoạt động thờ cúng Mẫu Âu Cơ của ngƣời dân xã Hiền Lƣơng phần nào cho thấy vị trí của Mẫu Âu Cơ trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của họ.

CHƢƠNG 2. SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI DÂN XÃ HIỀN LƢƠNG VỀ ĐỀN MẤU ÂU CƠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thờ cúng mẫu âu cơ của người dân xã hiền lương hạ hòa phú thọ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)