9. Kết cấu của luận văn
1.3. Giáo dục đại học và vài trò của trƣờng ĐH trong hệ thống đổi mới quốc gia
1.3. Giáo dục đại học và vài trò của trƣờng ĐH trong hệ thống đổi mới quốc gia quốc gia
1.3.1. Khái quát về nền giáo dục đại học ở Việt Nam
Hệ thống giáo dục của nƣớc ta hiện nay về cơ bản khá hoàn thiện với đầy đủ các loại hình: trƣờng công lập, bán công, nội trú, các học viện, trung tâm giáo dục kết hợp vừa học vừa làm. Các hình thức đào tạo cũng phong phú từ chính quy, cao học, tại chức, liên thông, đào tạo từ xa, du học…
Theo kết quả giám sát của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trƣờng, đầu tƣ và bảo đảm chất lƣợng đào tạo đối với giáo dục đại học, tính đến nay, cả nƣớc đã có 409 trƣờng ĐH, Cao đẳng, trong đó có 307 trƣờng đƣợc thành lập mới hoặc nâng cấp trong 10 năm qua. Kết quả giám sát cho thấy, các trƣờng ĐH đƣợc thành lập trên cơ sở nâng cấp một khoa trực thuộc ĐH quốc gia, ĐH vùng hoặc chia tách từ một trƣờng ĐH, có ƣu thế hơn trong việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lƣợng, đặc biệt về đội ngũ giáo viên, năng lực tổ chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Còn
các đơn vị đƣợc nâng cấp từ bậc học thấp hơn, Cao đẳng lên ĐH và trung cấp lên Cao đẳng lại gặp khó khăn rất lớn trong việc nâng cấp cơ sở vật chất, đội ngũ để đáp ứng yêu cầu đào tạo ở bậc học cao hơn.
Học sinh tốt nghiệp cấp III muốn vào các trƣờng đại học phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, kỳ thi này thƣờng diễn ra vào tháng 7 hàng năm. Chƣơng trình bậc đại học của Việt Nam kéo dài từ 4 đến 6 năm; 2 năm đầu là chƣơng trình đại học đại cƣơng, 2 (hay 4) năm sau là chƣơng trình chuyên ngành. Dù là ngành học gì, sinh viên đều phải học một số tiết về quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên đƣợc cấp bằng đại học với các tên gọi nhƣ: cử nhân, kỹ sƣ, kiến trúc sƣ, bác sĩ, nhạc sĩ,...
Tuy nhiên, đánh giá chung chất lƣợng đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam còn thấp, chƣa tạo đƣợc sự đồng hƣớng giữa ngƣời học, ngƣời dạy, nhà đầu tƣ cho giáo dục, ngƣời sử dụng lao động và xã hội. Quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lƣợng giáo dục đại học Việt Nam ngày càng tụt hậu trƣớc đòi hỏi của phát triển đất nƣớc. Ý thức đƣợc điều này, nhà nƣớc Việt Nam đang tích cực cải cách hệ thống giáo dục đại học bằng việc trao thêm quyền cho các trƣờng đại học. Điều 32 Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 quy định "Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết
quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục". Điều 36 luật này cũng
quy định "Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo
trình do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập", tuy nhiên "Bộ Giáo dục
và Đào tạo tổ chức biên soạn giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị, quốc phòng - an ninh để làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục
đại học". Các lãnh đạo hàng đầu của Chính phủ Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ tự chủ đại học và yêu cầu thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình này.
Hiện nay, có ý kiến cho rằng các trƣờng ĐH Việt Nam chƣa đủ năng lực và thiếu sự sẵn sàng cho việc tự chủ, các điều khoản trong Luật Giáo dục Đại học cho thấy quyền tự chủ của các trƣờng ĐH khó có thể trở thành hiện thực vì có quá nhiều điểm hoàn toàn trái với tinh thần tự chủ ĐH hoặc mơ hồ đến độ không thể thực thi [theo wikipedia].
1.3.2. Vai trò của trường đại học trong hệ thống đổi mới quốc gia
Trong mô hình của hệ thống đổi mới quốc gia, trƣờng ĐH cũng đƣợc xem là một thành tố chính, đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động đổi mới. Trƣờng ĐH không chỉ là nơi cung cấp, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ mà còn là nơi sản sinh ra và cung cấp tri thức mới - nguồn gốc của đổi mới cho DN để DN thực hiện thành công quá trình thƣơng mại hóa các tri thức đó thành sản phẩm, dịch vụ mới cho xã hội.
Mặt khác, trƣờng ĐH còn là trụ cột chính trong 4 trụ cột của Hệ thống đổi mới quốc gia. Bốn trụ cột chính của nền kinh tế tri thức là (1) môi trƣờng, kinh tế và thể chế xã hội; (2) giáo dục và đào tạo; (3) hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm các trung tâm nghiên cứu, các trƣờng đại học/cao đẳng, tổ chức…; và (4) hạ tầng cơ sở thông tin.
Do vậy, có thể khẳng định rằng, nếu không có nguồn tri thức của các trƣờng ĐH và thậm chí cả các Viện NC hay các tổ chức KH&CN nói chung thì sẽ không thể có hoạt động đổi mới.
Nhƣ chúng ta đã biết, xu hƣớng trƣớc kia của các trƣờng ĐH là giữ truyền thống, không muốn di dời vị trí địa lý và nguồn nhân lực thƣờng cố định, do đó ít có các hoạt động đổi mới. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều trƣờng ĐH đã thay đổi, mở rộng quan hệ ra bên ngoài và thực hiện nhiều hình thức đổi mới trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của mình, không ngừng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Ngày nay, những KQNC khoa học từ các trƣờng ĐH và các Viện NC thƣờng đƣợc áp dụng nhanh chóng vào quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Đồng thời, các trƣờng ĐH, Viện NC đã bắt đầu hình thành những mạng lƣới liên kết, hợp tác với các DN để thƣơng mại hóa KQNC. Trƣờng ĐH hay Viện NC hiện nay đã đƣợc coi nhƣ là cái nôi “cung” công nghệ cho DN thƣơng mại hóa và đƣa vào thực tiễn cuộc sống. Nếu nhƣ trƣớc kia, họ phải khó khăn mới tìm đƣợc đến với nhau, thì bây giờ các nhà khoa học đã có những mối liên kết với DN để KQNC của mình đƣợc đƣa ra thị trƣờng, giảm thiểu thời gian tìm kiếm nơi thƣơng mại hóa - điều mà đôi khi cơ sở nghiên cứu tìm đƣợc nơi thƣơng mại hóa KQNC thì kết quả đó đã lỗi thời hoặc đã có sản phẩm thay thế trên thị trƣờng. Do vậy, trƣờng ĐH đóng vai trò quan trọng và là một trong các trụ cột chủ chốt của hệ thống đổi mới quốc gia.