9. Kết cấu của luận văn
1.4. Chính sách đổi mới
1.4.2. Tại sao cần có chính sách đổi mới
Nhƣ đã đề cập ở trên, chính sách đổi mới không phải là một chính sách mới, độc lập nhƣ một số chính sách, chẳng hạn, chính sách KH&CN, chính sách giáo dục, chính sách thƣơng mại, chính sách đầu tƣ và tài chính… mà đúng hơn nó là “một tập hợp hệ thống hữu cơ” các chính sách. Do vậy chính sách đổi mới có vai trò gì và tại sao quốc gia nào cũng cần phải có chính sách đổi mới?
Theo J.S Metcalfe, 2000, ông cho rằng, hiện nay khi nghiên cứu vai trò của chính sách đổi mới, các nhà hoạch định chính sách luôn luôn đề cập đến hai vấn đề cốt yếu, đó là thất bại thị trƣờng (market failure) và thất bại hệ thống (system faiure) của quá trình đổi mới mà theo đó chính sách đổi mới cần phải đƣợc điều chỉnh.
Thất bại thị trường: Theo các nghiên cứu về đổi mới và chính sách đổi mới, thất bại thị trƣờng xảy ra do một số nguyên nhân nhƣ sự không chắc chắn (uncertainty) và tính rủi ro (risk) cao trong hoạt động NC&TK, sự bất ổn định khi tiến hành hoạt động đổi mới hay những sai lệch thông tin hoặc sự đánh giá không đúng mức về hàng hóa trong chiến lƣợc kinh doanh của các DN,…Những nguyên nhân này xảy ra phần lớn do các DN hiện nay là các DN vừa và nhỏ, có nguồn lực hạn chế, đầu tƣ ít cho hoạt động nghiên cứu nhƣ các DN, tập đoàn
việc loại hàng hóa công/DN này có thể lan tỏa đến mọi công ty/DN khác và không cần đầu tƣ hoặc đầu tƣ ít vào NC&TK. Một điều nữa là, do DN không chắc chắn về lợi ích và công bố công nghệ của bản thân các DN. Khi các DN có sự cạnh tranh về một loại công nghệ mới nào đó thì trong chiến lƣợc kinh doanh của mình sẽ đề cập đến việc cản trở sự phổ biến tri thức, thông thƣờng tri thức đó lại mang đến cho họ nhiều lợi thế cạnh tranh so với các DN khác…
Thất bại hệ thống: đổi mới không chỉ là một quá trình biến tri thức thành hàng hóa, đƣa khoa học ra thị trƣờng mà nó còn là cả một hệ thống phức tạp gồm nhiều yếu tố, thành phần khác nhau, tƣơng tác với nhau và có các chức năng đặc biệt theo đòi hỏi trong quá trình đổi mới. Chính vì nó là một hệ thống nên thất bại hệ thống có thể xảy ra bất kỳ khi nào, đặc biệt khi sự đổi mới còn mang tính rủi ro cao.
Chính vì vậy, Nhà nƣớc cần phải đƣa ra các chính sách đổi mới, giải pháp trong việc thiết kế thể chế hỗ trợ, thúc đẩy DN đổi mới, đặc biệt khi DN lại đóng vai trò trung tâm, then chốt trong quá trình đổi mới. DN đƣợc xem không chỉ là nơi cung cấp công nghệ trong quá trình đổi mới mà còn là nơi sử dụng công nghệ, song song với đó, còn có sự tồn tại của các trƣờng ĐH, Viện NC, các tổ chức KH&CN, phòng thí nghiệm, công ty…
Tóm lại, chính sách đổi mới là một công cụ quan trọng của Nhà nƣớc vừa để thúc đẩy sự hình và phát triển các hoạt động đổi mới, vừa để tạo lập một môi trƣờng tích hợp phục vụ đổi mới.