Chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc thông qua việc hoàn thiện các văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 88 - 102)

9. Kết cấu của luận văn

3.4. Chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc thông qua việc hoàn thiện các văn bản

bản quy phạm pháp luật

Nhà nƣớc cần có những chính sách khuyến khích hợp tác, những ƣu đãi nhất định, tham gia tƣ vấn tích cực tạo sân chơi, diễn đàn chung để hai chủ thể

này tiến lại gần nhau hơn, hiểu nhau và hợp tác với nhau tích cực hơn. Có nhƣ vậy, trƣờng ĐH/Viện NC và DN mới dễ dàng “bắt tay” hợp tác với nhau vì sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc. Sự hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia; bởi lẽ, khi DN đƣợc hƣởng lợi từ sản phẩm do KQNC khoa học mang lại, không phải đầu tƣ công sức, tài chính để nghiên cứu mà họ đã tận dụng ngay nguồn nhân lực, là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ các trƣờng ĐH/Viện NC, từ việc thƣơng mại hóa các KQNC đó và bán sản phẩm ra thị trƣờng, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, không chỉ có DN đƣợc lợi mà bản thân các trƣờng ĐH cũng đƣợc hƣởng lợi từ việc thƣơng mại hóa KQNC tại DN mà trƣờng hợp tác đó. Cùng với đó, đất nƣớc đƣợc lợi nhờ vốn trí thức công nghệ mau chóng chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào công nghiệp chế tạo sang nền kinh tế trí thức dựa vào sáng tạo.

Nhà nƣớc cần phải nhanh chóng ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chi tiết các chính sách này để hỗ trợ việc “mua” các KQNC nhằm tăng “cầu” (kích cầu) cho các sản phẩm khoa học để tạo cơ hội cho các tổ chức nghiên cứu, các trƣờng ĐH đƣa KQNC vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh…

Nhà nƣớc cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo nhu cầu ứng dụng tiến bộ KH&CN ở các ngành và địa phƣơng trong cả nƣớc. Điều này sẽ giúp cá nhân, tổ chức, viện NC hay các trƣờng ĐH quan tâm hơn vào nhu cầu thị trƣờng để từ đó nghiên cứu tạo ra các sản phẩm khoa học đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thị trƣờng.

Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức nghiên cứu an tâm công khai các KQNC trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để tránh nghiên cứu trùng lặp hoặc tạo đƣợc sự tham khảo kế thừa trong nghiên cứu khoa học. Việc công bố công khai các KQNC khoa học ra công chúng sẽ nhận đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ của các nhà đầu tƣ hay các tổ chức hỗ trợ trong và ngoài nƣớc.

Nhà nƣớc đã có một số chính sách khuyến khích DN đầu tƣ đổi mới công nghệ (Nghị định số 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về một số cơ chế và chính

doanh nghiêp KH&CN (Nghị định 80/2007/NĐ-CP về một số chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đối với doanh nghiệp KH&CN),…

Và gần đây, Nhà nƣớc đã có các chính sách mới (Luật KH&CN 2013) khuyến khích DN, các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học đổi mới sáng tạo, liên kết đổi mới sáng tạo, bảo đảm và bảo vệ quyền sở hữu, quyền tác giả đối với KQNC khoa học và phát triển công nghệ và khuyến khích ứng dụng KQNC học và phát triển công nghệ, cụ thể nhƣ:

Điều 42. Quyền tác giả đối với KQNC khoa học và phát triển công nghệ: Ngƣời trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ là tác giả của KQNC khoa học và phát triển công nghệ đó. Tác giả của KQNC khoa học và phát triển công nghệ đƣợc hƣởng quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 43. Phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhƣợng, góp vốn bằng KQNC khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nƣớc: Lợi nhuận sau thuế thu đƣợc từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhƣợng, góp vốn bằng KQNC khoa học và phát triển công nghệ đƣợc phân chia nhƣ sau: (1) Thù lao cho tác giả theo thỏa thuận giữa các bên nhƣng tối thiểu là 30%; (2) Phần chia cho ngƣời môi giới (nếu có) theo thỏa thuận giữa các bên nhƣng không quá 10%; (3) Sau khi phân chia cho tác giả và ngƣời môi giới (nếu có), phần lợi nhuận còn lại đƣợc quy định nhƣ sau: trƣờng hợp đƣợc giao quyền sở hữu thì 50% dành cho đầu tƣ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 50% dành cho quỹ phúc lợi, khen thƣởng của tổ chức; trƣờng hợp đƣợc giao quyền sử dụng thì phải trả lại cho đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc theo thỏa thuận giữa các bên nhƣng không quá 10%, phần còn lại đƣợc dành 50% cho đầu tƣ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 50% cho quỹ phúc lợi, khen thƣởng của tổ chức.

Điều 45. Khuyến khích ứng dụng KQNC khoa học và phát triển công nghệ: (1) Tổ chức, cá nhân ứng dụng KQNC khoa học và phát triển công nghệ,

tế - xã hội, đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế, tín dụng và ƣu đãi khác theo quy định tại Luật này và văn bản pháp luật khác có liên quan; (2) Chủ sở hữu, tác giả và ngƣời ứng dụng thành công KQNC khoa học và phát triển công nghệ đƣợc hƣởng lợi ích do việc ứng dụng kết quả này vào sản xuất và đời sống theo hợp đồng khoa học và công nghệ và theo quy định của Luật này; (3) Việc ứng dụng thành công thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống là một trong những tiêu chí chủ yếu để đánh giá năng lực của tác giả, ngƣời đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp; là căn cứ để Nhà nƣớc ƣu tiên khi xét tuyển chọn, giao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nƣớc; đƣợc quỹ của Nhà nƣớc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ xét hỗ trợ kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ.; (4) Tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, khuyến công, tổ chức dịch vụ KH&CN đƣợc hỗ trợ, ƣu đãi về thuế và các ƣu đãi khác theo quy định của pháp luật để đƣa nhanh KQNC khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống, thƣơng mại hóa KQNC khoa học và phát triển công nghệ. (5) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tạo điều kiện để thành viên ứng dụng KQNC khoa học và phát triển công nghệ.

Luật KH&CN 2013 đã có một số chính sách liên quan đến vấn đề này, ví dụ:

Liên kết xác định và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Điều 32): Nhà nƣớc khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức khoa học và công nghệ,

nhà khoa họcliên kết với doanh nghiệp và tổ chức khác để xác định, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá. Việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định nhƣ sau: (1) Hỗ trợ đến 30% vốn đầu tƣ cho dự án của DN ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN để tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cao năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm từ kết quả

thực hiện nhiệm vụ KH&CN; hỗ trợ đến 50% vốn đầu tƣ cho dự án thực hiện ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; (2) Hỗ trợ đến 50% vốn đầu tƣ cho dự án thực hiện nhiệm vụ KH&CNcấp quốc gia thuộc lĩnh vực ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc.

Khuyến khích hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và đổi mới sáng tạo (Điều 47): Doanh nghiệp dành kinh phí tổ chức thi sáng

kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, đổi mới sáng tạo thì kinh phí chi cho hoạt động này đƣợc tính là đầu tƣ cho hoạt động KH&CNcủa DN.

Đầu tƣ của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ (Điều 56): (1)

Doanh nghiệp phải dành kinh phí đầu tƣ nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; (2) Kinh phí đầu tƣ phát triển KH&CN của DN đƣợc tính là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; (3) Doanh nghiệp đầu tƣ hoặc liên kết đầu tƣ nghiên cứu KH&CN thuộc lĩnh vực ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa đƣợc quỹ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ xét hỗ trợ, cho vay và đƣợc hƣởng ƣu đãi khác theo quy định của Luật KH&CN.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (Điều 63):

Doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đƣợc khuyến khích thành lập Quỹ phát triển KH&CN của mình hoặc đóng góp vào Quỹ phát triển KH&CN của ngành, địa phƣơng và đƣợc hƣởng quyền lợi theo quy định của Quỹ. Doanh nghiệp nhà nƣớc phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển KH&CNcủa DN...

Tuy nhiên, Luật KH&CN 29/2013/QH13 vừa mới han hành và có hiệu lực do vậy mà các chính sách, điều quy định trong Luật chƣa thực sự có hiệu quả rõ ràng; mặt khác các nghị định thi hành Luật KH&CN vẫn chƣa đƣợc ban hành đầy đủ; hệ thống các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các nghị đinh do vậy

vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện và ban hành. Do vậy, cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy DN đầu tƣ vào KH&CN bởi vì việc hoàn thiện cơ chế, chính sách này sẽ góp phần tạo ra nhu cầu lớn hơn cho các KQNC khoa học.

Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng cần phải hoàn thiện và tích cực thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN. Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cơ chế hoạt động của DN. Thúc đẩy việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP, đồng thời phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN, tạo sự năng động cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ cho các tổ chức/cá nhân trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù trong thời gian qua, việc triển khai Nghị định vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc song việc tiếp tục triển khai cơ chế, chính sách này của Nhà nƣớc là cần thiết. Đây cũng là một xu thế phát triển KH&CN đang diễn ra trên thế giới.

Kết luận Chƣơng 3

Nhận định rằng, công nghệ hiện nay đã trở thành động lực trực tiếp, một nhân tố quyết định sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế nói chung và của từng DN nói riêng. Do đó, việc thƣơng mại hóa KQNC - một trong những hƣớng đi tích cực góp phần thúc đẩy phát triển thị trƣờng công nghệ và đẩy nhanh ứng dụng KQNC vào cuộc sống đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc tập trung nghiên cứu.

Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của hoạt động thƣơng mại hóa KQNC đó, tác giả Luận văn đã đề xuất một số chính sách đổi mới thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN ở Việt Nam trong thời gian tới. Một số chính sách mà tác giả luận văn đã đƣa ra đó là:

o Chính sách đổi mới lấy DN làm trung tâm nhằm thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN, cụ thể là chính sách thúc đẩy năng lực đổi mới công nghệ của các DN, đổi mới hoạt động nghiên cứu và quản lý tài sản trí tuệ trong các trƣờng ĐH và chính sách thúc đẩy sự gắn kết, hợp tác giữa trƣờng ĐH và DN trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

o Áp dụng mô hình TLO của thế giới vào Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động CGCN, thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN; đó là nghiên cứu hoạt động thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC ở một số nƣớc trên thế giới, sau đó áp dụng mô hình TLO của thế giới vào Việt Nam nhằm thúc thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN.

o Chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc thông qua việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.

KẾT LUẬN

Thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC đang là trọng tâm của các chính sách kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, việc CGCN và thƣơng mại hóa KQNC ở các trƣờng ĐH và Viện nghiên cứu thời gian qua đã có những kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, xét về tổng thể mức đóng góp các hoạt động KH&CN, CGCN và thƣơng mại hóa KQNC tại các trƣờng ĐH, Viện nghiên cứu ở Việt Nam đối với nhu cầu xã hội còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng là đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.Ngày nay, công nghệ đã trở thành động lực trực tiếp, nhân tố quyết định sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế nói chung và của từng DN nói riêng. Chính vì vậy, thƣơng mại hóa KQNC – một trong những hƣớng đi tích cực góp phần thúc đẩy phát triển thị trƣờng công nghệ và đẩy nhanh ứng dụng KQNC vào cuộc sống.

Thời gian qua hoạt động khai thác, chuyển giao các KQNC trong đó có sáng chế từ các trƣờng ĐH, Viện nghiên cứu tới cộng đồng DN ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Một số trƣờng ĐH lớn ở Việt Nam cũng đã thành lập một số đơn vị có chức năng hỗ trợ CGCN nhƣng chƣa thực sự hiệu quả… Trong bối cảnh hiện nay, việc hình thành các tổ chức đầu mối, đơn vị trung gian, đào tạo cán bộ về SHTT, CGCN, giúp cán bộ nghiên cứu bảo hộ sáng chế; đồng thời hỗ trợ thƣơng mại hóa các sáng chế, KQNC là việc làm cần thiết, phải đƣợc triển khai mạnh mẽ và có tổ chức thực hiện trong các trƣờng ĐH, viện nghiên cứu của Việt Nam.

Các chính sách cần đƣợc thực hiện nhằm thúc đẩy thƣơng mại hóa công nghệ giữa trƣờng ĐH và DN. Đó là hỗ trợ thành lập các cơ quan trung gian thực hiện dịch vụ CGCN, thƣơng mại hóa KQNC nhƣ TLO, đầu tƣ trang thiết bị nhằm tăng cƣờng nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, tổ chức thêm các chợ công nghệ và có chƣơng trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, cần thúc đẩy việc thành lập DN KH&CN và vƣờn ƣơm công nghệ, có chƣơng trình hỗ trợ thƣơng mại hóa công nghệ, có chính sách ƣu đãi về

KHUYẾN NGHỊ

Để thúc đẩy nhanh quá trình thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN, sau một thời gian nghiên cứu, tác giả luận văn có các khuyến nghị đối với các cơ quan hữu quan là:

Đối với Nhà nước/Chính phủ:

Nhà nƣớc cần có cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực thích hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trƣờng công nghệ. Đặc biệt, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhƣ tƣ vấn, môi giới, đánh giá, định giá, xúc tiến CGCN để hỗ trợ quá trình mua/bán của các chủ thể tham gia thị trƣờng.

Hỗ trợ thành lập và phát triển các Quỹ phát triển KH&CN của các tổ chức, đặc biệt tại các DN để hỗ trợ đổi mới công nghệ.

Thúc đẩy việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP, tăng cƣờng phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN, nhằm tạo sự năng động cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ trong giai đoạn hiện nay.

Đối với các trường đại học:

Phát triển các vƣờn ƣơm công nghệ, DN công nghệ để vừa thúc đẩy thƣơng mại hóa ngay từ quá trình R&D, đồng thời giúp KQNC mau chóng hoàn thiện, vừa mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho ngƣời bán, tạo sự tin tƣởng cho ngƣời mua trong quá trình khai thác và sử dụng.

Hình thành và phát triển các văn phòng CGCN TLO trong trƣờng ĐH để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 88 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)