Áp dụng mô hình TLO của thế giới vàoViệt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 86 - 88)

9. Kết cấu của luận văn

3.3. Áp dụng mô hình TLO của thế giới vàoViệt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động

động CGCN, thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN

3.3.1. Hoạt động thúc đẩy thương mại hóa KQNC ở một số nước trên thế giới

Hiện nay, việc thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC đang là trọng tâm của các chính sách kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một ví dụ điển hình, năm 1980, để thúc đẩy chuyển giao KQNC từ trƣờng ĐH vào DN, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành đạo luật Bayh-Dole. Từ khi đạo luật này ra đời, các trƣờng ĐH của Hoa Kỳ đã đẩy mạnh việc hình thành các tổ chức dịch vụ CGCN nhằm thƣơng mại hóa các KQNC của mình. Hiện tại đã có hơn 200 trƣờng ĐH của Hoa Kỳ hình thành các tổ chức dịch vụ CGCN (TLO - văn phòng chuyển giao công nghệ) ngay trong trƣờng ĐH. Có rất nhiều TLO trong trƣờng ĐH liên kết với các vƣờn ƣơm hoặc các công viên nghiên cứu để triển khai hoạt động của TLO. Các vƣờn ƣơm hoặc các công viên nghiên cứu cho phép thử nghiệm mô hình ứng dụng những công nghệ mới đƣợc nghiên cứu từ trƣờng ĐH. Ngoài ra, TLO còn làm nhiệm vụ quan trọng là liên kết với địa phƣơng, vùng, trong nƣớc và quốc tế nhằm hỗ trợ các công ty công nghệ mới thành lập vì thông thƣờng các công ty này gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Sau đây là các mô hình về việc quản lý hoạt động SHTT trong trƣờng ĐH, mô hình từ nghiên cứu đến thƣơng mại hóa KQNC và mô hình CGCN trong trƣờng ĐH đều do các TLO thực hiện

Có thể đánh giá TLO là một yếu tố quan trọng thể hiện mối liên kết ba chiều rất hiệu quả giữa Nhà nƣớc - trƣờng ĐH/Viên NC/tổ chức KH&CN - DN

tại Hoa Kỳ. Các biện pháp quan trọng để thực hiện chiến lƣợc trên mà Hoa Kỳ đã thực hiện là:

o Thiết lập các trung tâm đối tác trƣờng ĐH - DN và các trung tâm nghiên cứu mở rộng sản xuất nhằm thúc đẩy CGCN cho DN;

o Thiết lập các văn phòng/trung tâm CGCN ngay trong trƣờng ĐH.

Không chỉ ở các nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Mỹ,… mà một số nƣớc Châu Á cũng tích cực thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN. Đầu năm 2000, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật thúc đẩy CGCN nhằm đẩy mạnh việc thƣơng mại hóa công nghệ. Mặt khác, thông qua các biện pháp, chính sách miễn, giảm thuế, hỗ trợ tài chính, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ thành lập các tổ chức dịch vụ CGCN nhƣ Trung tâm Chuyển giao công nghệ quốc gia, các văn phòng chuyển giao công nghệ TLO trong các tổ chức nghiên cứu và triển khai công lập.

Ngoài ra, để thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC, Chính phủ Ma-lai-xi-a cũng đã xây dựng Chƣơng trình hỗ trợ thƣơng mại hóa các KQNC. Đây là chƣơng trình tài trợ một phần kinh phí nhằm thúc đẩy thƣơng mại hóa các KQNC trong nƣớc. Cùng với đó, chính phủ Trung Quốc cũng đƣa ra các chính sách thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC, dành một khoản ngân sách đáng kể để khuyến khích và hỗ trợ các trƣờng ĐH hay các Viện NC tiến hành thƣơng mại hóa các KQNC của mình và đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ cho các sáng chế.

3.3.2. Áp dụng mô hình TLO của thế giới vào Việt Nam nhằm thúc đẩy thương mại hóa KQNC từ trường ĐH vào DN thương mại hóa KQNC từ trường ĐH vào DN

Hiện nay, do thƣơng mại hóa các KQNC ở nƣớc ta còn là một vấn đề mới, việc xây dựng và triển khai chính sách thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC còn lúng túng và khá dè dặt. Đặc biệt, mô hình TLO hay văn phòng/trung tâm CGCN vẫn còn khá mới mẻ với nhiều trƣờng ĐH và Viện NC ở Việt Nam. Do vậy, Nhà nƣớc cần khuyến khích và hỗ trợ các trƣờng ĐH và các viện NC hình thành và phát triển các tổ chức dịch vụ CGCN nhƣ văn phòng chuyển giao công

nghệ TLO, văn phòng dịch vụ CGCN... Đồng thời, đầu tƣ trang thiết bị nhằm tăng cƣờng nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, tổ chức thêm các chợ công nghệ và có chƣơng trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ rộng khắp.

Ngoài ra, cần phát triển các tổ chức dịch vụ CGCN, đặc biệt là các tổ chức xúc tiến CGCN (nhƣ các sàn giao dịch công nghệ, chợ công nghệ Tech-mart…), tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời mua/bán tiếp cận thông tin, giúp cho các giao dịch diễn ra thuận lợi. Đông thời, phát triển các vƣờn ƣơm công nghệ, vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ để vừa thúc đẩy thƣơng mại hóa từ ngay quá trình R&D, đồng thời giúp KQNC mau chóng hoàn thiện, vừa mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho ngƣời bán, tạo sự tin tƣởng cho ngƣời mua trong quá trình khai thác, sử dụng.

Mặc khác, việc hình thành và phát triển các trung tâm ƣơm tạo và doanh nghiệp KH&CN là một giải pháp quan trọng thúc đẩy thƣơng mại hóa KQNC. Cần có chƣơng trình hỗ trợ thƣơng mại hóa công nghệ, có chính sách ƣu đãi về thuế nhằm hỗ trợ chuyển giao công nghệ giữa trƣờng ĐH và DN…Việc làm này sẽ có tác động đi đầu trong đổi mới công nghệ và tiếp nhận những sáng chế từ các trƣờng ĐH và Viện NC.

Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN đã quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và ƣu đãi cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN. Để Nghị định này đƣợc triển khai có hiệu quả trong cuộc sống, cần có các cơ chế, chính sách giao quyền sở hữu KQNC sử dụng nguồn ngân sách nhà nƣớc cho các tổ chức, cá nhân; có cơ chế về định giá tài sản trí tuệ và góp vốn bằng tài sản trí tuệ vào doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)