Qúa trình thương mại hóa KQNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 39 - 84)

9. Kết cấu của luận văn

1.5. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu

1.5.3. Qúa trình thương mại hóa KQNC

Bản chất của quá trình thƣơng mại hóa KQNC chính là quá trình chuyển hóa khoa học/tri thức thành công nghệ thƣơng phẩm. Việc chuyển hóa tri thức khoa học thành tri thức công nghệ đƣợc xem là quá trình tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu/nhu cầu thiết yếu của ngƣời tiêu dùng/khách hàng. Và quá trình này ngƣời ta gọi là quá trình sản xuất ra hàng hóa KH&CN để bán trên thị trƣờng.

Sau giai đoạn nghiên cứu là giai đoạn triển khai và tạo ra sản phẩm mẫu đầu tiên (serie 0) và đồng thời cũng xác định thị trƣờng cho sản phẩm. Tiếp sau giai đoạn triển khai và tạo sản phẩm mẫu đầu tiên là giai đoạn kiểm tra sự thích hợp hay sự phù hợp của sản phẩm với thị hiếu/yêu cầu khắt khe của thị trƣờng ngƣời tiêu dùng. Tiếp theo đó là giai đoạn đƣa sản phẩm thâm nhập vào thị trƣờng và cuối cùng là giai đoạn bán hàng và chiếm lĩnh thị trƣờng. Thông qua các giai đoạn đó, ta nhận thấy rằng, trong cơ chế thị trƣờng luôn tồn tại vai trò cũng nhƣ trách nhiệm về tài chính của Nhà nƣớc, DN và các thành phần khác trong xã hội đối với quá trình chuyển hóa tri thức khoa học thành công nghệ hay sản phẩm.

Xét mối quan hệ giữa trƣờng ĐH, Viện NC hay các tổ chức KH&CN với các DN trong quá trình chuyển hóa khoa học thành công nghệ thƣơng phẩm (sản phẩm), thì về bản chất, hoạt động NC&TK chỉ có thể thƣơng mại hóa đƣợc (hay nói theo một cách nôm na là đem bán đƣợc) khi trong giai đoạn triển khai tạo ra

nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng và thử nghiệm trƣớc khi bƣớc vào giai đoạn sản xuất thử và sản xuất hàng loạt. Song song với quá trình chuyển hóa khoa học thành công nghệ thƣơng phẩm đó thì tri thức của con ngƣời cũng đƣợc chuyển hóa từ khoa học sang công nghệ cơ bản, rồi sau đó từ công nghệ cơ bản sang sản phẩm mới/quy trình công nghệ mới và cuối cùng chuyển hóa sang quy trình sản xuất và dịch vụ.

Nhƣ vậy, để thƣơng mại hóa thành công đƣợc KQNC thì quá trình hình thành sản phẩm này phải đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ không chỉ bằng các nguồn lực công ích mà còn phải thông qua các chính sách ngay từ giai đoạn nghiên cứu cơ bản nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc chuyển hóa tri thức thành các sản phẩm có thể mua, bán đƣợc trên thị trƣờng và đáp ứng nhu cầu công nghệ của DN và của ngƣời tiêu dùng.

1.5.4. Vai trò của thương mại hóa KQNC trong khối viện, trường và tổ chức KH&CN

Hiện nay, nhiều trƣờng ĐH, Viện NC hay các tổ chức KH&CN đang rất tích cực trong việc thúc đẩy quá trình thƣơng mại hóa các KQNC của mình để tạo ra thu nhập và gắn với sản xuất. Lợi ích thu đƣợc từ việc thƣơng mại hóa KQNC này sẽ là sự trả công thỏa đáng cho các nhà nghiên cứu khoa học và chính điều đó sẽ khuyến khích họ hăng say nghiên cứu, đóng góp tri thức của mình cho sản xuất, cho sự phát triển phồn vinh của xã hội. Trƣờng ĐH cũng đƣợc coi là một trong những nơi tập trung nhiều tiềm lực KH&CN nhất của đất nƣớc, đây là nơi tập trung đông đảo đội ngũ trí thức khoa học có trình độ cao.

Để thƣơng mại hóa KQNC thành công thì cần phải có một cơ sở hạ tầng để thực hiện quá trình thƣơng mại hóa, nhân lực trình độ cao, phải có chiến lƣợc và cả chính sách đổi mới, tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng các quỹ nghiên cứu, xác định các khám phá có khả năng thƣơng mại hóa và vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT). Trƣờng ĐH, Viện NC hay tổ chức KH&CN là một thành phần hay một

bộ phận quan trọng trong hệ thống đổi mới quốc gia và nó cũng là nguồn cung công nghệ chủ yếu trong nƣớc.

Bên cạnh đó, việc thƣơng mại hóa KQNC còn đƣợc thực hiện thông qua việc thành lập các DN nói chung và DN KH&CN nói riêng (start-ups, spin-offs). Tuy nhiên, các DN mới đƣợc thành lập hiện nay chủ yếu theo mô hình spin-outs, đó là các DN đƣợc hình thành do sự liên doanh, liên kết giữa các Viện, trƣờng ĐH với các công ty hay DN do giảng viên/cán bộ của trƣờng ĐH, Viện NC hay thậm chí cả các nghiên cứu sinh thành lập, tách khỏi trƣờng, Viện và dần trở thành cơ sở sản xuất - kinh doanh độc lập với Viện, trƣờng. Do đó, các DN thƣờng đƣợc thành lập trên cơ sở các SHTT hoặc bí quyết (know-how) xuất phát từ các nghiên cứu của Viện, trƣờng.

1.5.5. Các văn bản pháp luật, chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại hóa KQNC

Hiện nay, đã có nhiều văn bản pháp luật, chính sách liên quan (cơ chế chính sách phát triển, thúc đẩy cung công nghệ, thƣơng mại hóa KQNC gắn với nghiên cứu và sản xuất) hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa KQNC của các trƣờng ĐH, Viện NC và các tổ chức KH&CN, cụ thể nhƣ sau:

Luật KH&CN quy định:

o Thực hiện nhiệm vụ KH&CN thông qua tuyển chọn, giao trực tiếp; o Đƣợc nhận tài trợ từ Quỹ phát triển KH&CN quốc gia để thực hiện

hoạt động R&D, ứng dụng kết quả R&D vào sản xuất và đời sống; o Khi chuyển nhƣợng, chuyển giao kết quả R&D đƣợc tạo điều kiện để

quảng cáo, giới thiệu, trình diễn kết quả R&D, đƣợc tham gia triển lãm, hội chợ và đặc biệt đƣợc chia lợi nhuận từ việc chuyển nhƣợng, chuyển giao kết quả R&D;

o Đƣợc thƣởng khi có kết quả R&D đƣợc ứng dụng vào đời sống.

o Nhà nƣớc giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả R&D công nghệ đƣợc tạo ra bằng ngân sách nhà nƣớc cho tổ chức chủ trì nghiên cứu và triển khai công nghệ đó;

o Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tƣợng sở hữu công nghiệp nhƣng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không đƣợc bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó;

o Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;

o Tác giả đã đƣợc cấp văn bằng bảo hộ đƣợc hƣởng mức thù lao theo quy định của Luật SHTT;

o Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ đƣợc hƣởng tỷ lệ phần trăm trên giá bán của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra trong thời hạn tối đa là 10 năm nếu tổ chức chủ trì R&D công nghệ sử dụng công nghệ đó để sản xuất;

o Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ đƣợc hƣởng từ 20% đến 35% số tiền thu đƣợc từ hợp đồng CGCN.

Luật sở hữu trí tuệ quy định:

o Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm đƣợc sáng tạo và đƣợc thể hiện dƣới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lƣợng, hình thức, phƣơng tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chƣa công bố, đã đăng ký hay chƣa đăng ký;

o Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đƣợc xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu đƣợc xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;

o Chủ thể quyền SHTT đƣợc thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ quyền theo quy định của Luật SHTT;

o Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền SHTT của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác.

Nghị định 115 quy định:

o Căn cứ vào định hƣớng ƣu tiên phát triển KH&CN của Nhà nƣớc, nhu cầu của xã hội, nhu cầu của DN, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của mình, các tổ chức KH&CN tự xác định nhiệm vụ KH&CN và biện pháp tổ chức thực hiện;

o Căn cứ vào danh mục các nhiệm vụ KH&CN do Bộ KH&CN, các Bộ, ngành và địa phƣơng công bố hàng năm, các tổ chức KH&CN tự quyết định việc tham gia tuyển chọn, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ KH&CN của Nhà nƣớc và biện pháp tổ chức thực hiện;

o Các tổ chức KH&CN tự quyết định biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do các cơ quan Nhà nƣớc giao hoặc đặt hàng, đảm bảo chất lƣợng và tiến độ theo yêu cầu.

Nghị định số 80 quy định:

o Các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các KQNC khoa học và phát triển công nghệ và có nhu cầu đƣợc thành lập doanh nghiệp KH&CN.

o Hoạt động chính của DN KH&CN là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa hình thành từ KQNC khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.

1.6. Kinh nghiệm quốc tế về thƣơng mại hóa thành công KQNC từ trƣờng ĐH/Viện NC vào DN

Hiện nay, trên thế giới, vấn đề thƣơng mại hóa KQNC ở nhiều nƣớc đang ngày càng đƣợc quan tâm, chú trọng nhiều hơn, đặc biệt là việc hình thành các đầu mối, cũng nhƣ mạng lƣới thông tin về hoạt động thƣơng mại hóa KQNC nhƣ nguồn nhân lực là các chuyên gia công nghệ trong và ngoài nƣớc, cơ sở dữ

liệu thông tin… nhằm thúc đẩy nhanh quá trình thƣơng mại hóa KQNC. Chính nhờ các đầu mối này mà các nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý và DN xích lại gần nhau hơn, mật thiết hơn; từ đó các nhà nghiên cứu khoa học có những hƣớng nghiên cứu theo kịp nhu cầu thị trƣờng. Nhờ vậy, các DN đẩy nhanh tốc độ thƣơng mại hóa các KQNC, giảm thời gian tìm kiếm công nghệ, dễ dàng tiếp cận các công nghệ mới hơn. Do vậy, thƣơng mại hóa KQNC giúp thúc đẩy hoạt động xúc tiến CGCN, góp phần mang lại lợi ích không chỉ cho chính DN mà còn cho cộng đồng và toàn xã hội.

1.6.1. Hoạt động thương mại hóa KQNC từ trường ĐH/Viện NC vào DN ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nƣớc công nghiệp phát triển ở Đông Nam Á. Hiện tại, Nhật Bản cũng đã có những chính sách khuyến khích hoạt động khai thác và thƣơng mại hóa KQNC tƣơng tự nhƣ các nƣớc Châu Âu đã triển khai đối với các DN vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã thực hiện các chính sách đổi mới vì Nhật Bản là nƣớc đầu tiên thành lập các trung tâm hỗ trợ hoạt động khai thác và thƣơng mại hóa KQNC cho các DN vừa và nhỏ từ rất sớm. Vào năm 1999, Chính phủ Nhật Bản đã đƣa ra Luật về khuyến khích CGCN giữa trƣờng ĐH và DN (Luật TLO) nhằm thúc đẩy việc CGCN từ trƣờng ĐH vào DN. Đồng thời, Nhật bản cũng đƣa ra các quy đinh mới nhằm khuyến khích thành lập các bộ phận CGCN, thƣơng mại hóa KQNC trong trƣờng ĐH (TLO)1 Chính vì vây, Chính phủ Nhật Bản đã không ngừng nỗ lực cố gắng đƣa ra các biện pháp hỗ trợ nhằm thiết lập các DN khởi nghiệp thông qua việc thƣơng mại hóa các KQNC từ trƣờng ĐH vào DN. Nhờ có các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đó, Nhật Bản đã có những thành công nhất định ban đầu nhƣ:

 Có đến 43 trƣờng ĐH thành lập đƣợc các TLO (2003)

1

Đƣợc hiểu là văn phòng CGCN, mục tiêu của việc thành lập TLO là nhằm xây dựng và quản lý các cơ chế CGCN; nghiên cứu các mô hình hợp tác giữa trƣờng ĐH và DN trong việc CGCN, tìm ra các biện pháp cần thiết để thúc đẩy CGCN từ trƣờng ĐH cho DN. Ngoài ra, việc xây dựng TLO cũng là để hài hòa lợi ích của các bên, hƣớng tới lợi ích lâu dài từ kết quả của đổi mới sáng tạo và cuối cùng là sự quan tâm của các cơ quan quản lý, đƣa đổi mới sáng

 Số sáng chế đăng ký từ trƣờng ĐH là: 6134 (năm 2003)

 Số bằng sáng chế đƣợc cấp cho các trƣờng ĐH: 4088 (năm 2003) và 691 bằng (năm 2000)

 Số sáng chế đƣợc chuyển giao từ trƣờng ĐH cho DN năm 2003 là 1.236 sáng chế

 Số lƣợng các DN khởi nghiệp trực thuộc các trƣờng ĐH là 614 (năm 2003) và 126 (năm 2000)

 Số lƣợng các hoạt động nghiên cứu - triển khai đƣợc liên kết thực hiện giữa các trƣờng ĐH và DN là 6767 (năm 2002) và 4029 (năm 2000)

 Lợi nhuận mà trƣờng ĐH thu đƣợc từ việc li-xăng sáng chế là 14 triệu USD (tính năm 2003).

Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, Nhật Bản khá thành công với hoạt động CGCN, thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN. Mặc dù Nhật Bản đã tạo dựng đƣợc mối quan hệ giữa các trƣờng ĐH trong nƣớc với DN để thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa KQNC nhƣng nhiều DN hiện vẫn đang tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác với các trƣờng ĐH nƣớc ngoài để CGCN, tiếp cận những công nghệ mới, những đột phá KH&CN.

1.6.2. Hoạt động thương mại hóa KQNC từ trường ĐH/Viện NC vào DN ở Hoa Kỳ

Ngay từ những năm 1980, Hoa Kỳ đã có những thay đổi to lớn trong chiến lƣợc và chính sách liên quan đến việc khai thác và thƣơng mại hóa KQNC. Theo thống kê, Chính phủ Hoa Kỳ đã đầu tƣ lớn tăng cƣờng hoạt động CGCN, thƣơng mại hóa KQNC, cụ thể là, các bang đã chi gần 80 triệu USD cho các chƣơng trình thúc đẩy CGCN, thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN (chƣơng trình đối tác trƣờng ĐH - DN). Đặc biệt, Chính phủ Hoa Kỳ đã đƣa ra nhiều quy định pháp lý ngay từ những năm 1980 tập trung vào các trƣờng ĐH và các Phòng thí nghiệm Liên bang nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt

động CGCN và thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH/tổ chức KH&CN cho DN. Một số Đạo luật đƣợc thông qua nhằm thúc đẩy việc khai thác, thƣơng mại hóa KQNC đó là:

o Luật Stevenson-Wydler về Đổi mới Công nghệ (1980): luật này yêu cầu các phòng thí nghiệm Liên bang tìm cách chuyển giao các công nghệ, KQNC của mình cho DN và chính quyền địa phƣơng của các Bang. Bên cạnh đó, Luật này cũng đòi hỏi mỗi bộ phải thành lập một văn phòng hỗ trợ và dành một khoảng ngân sách nhất định cho việc CGCN này.

o Luật CGCN Liên bang (1986): luật này sửa đổi Luật Stevenson-Wydler về Đổi mới Công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu - triển khai (CRADA) giữa các cơ quan nhà nƣớc với các DN. o Luật Bayh-Dole về Sáng chế đối với DN nhỏ và trƣờng ĐH (Patent and

Trademark Law Amendments Act): luật cho phép các tổ chức nhƣ trƣờng

ĐH hoặc cơ sở nghiên cứu khác thực hiện các dự án do chính quyền liên bang tài trợ đƣợc giữ chủ sở hữu quyền SHTT. Các tổ chức này có thể cấp li-xăng cho các DN các KQNC của mình. Luật này nhằm mục đích tạo điều kiện tƣơng tác giữa các tổ chức này và DN.

Theo số liệu thống kê, ngay từ đầu những năm 1990, đã có khoảng 1056 trung tâm nghiên cứu chung nằm tại 200 trƣờng ĐH của Hoa Kỳ, và tiêu tốn 4,12 tỷ đô la cho hoạt động nghiên cứu. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn tạo điều kiện cho các trƣờng ĐH thành lập TLO và các TLO này đã liên kết với các vƣờn ƣơm (Incubators) ngay trong các trƣờng ĐH để triển khai hoạt động của TLO.

Năm 1982, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật phát triển đổi mới kinh doanh nhỏ (Small Business Innovation Development Act) và Chƣơng trình nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ (Small Business Innovation Research – SBIR) đƣợc chính thức ra đời. Chƣơng trình SBIR quy định tất cả các bộ và cơ quan thuộc Chính phủ Hoa Kỳ với các Chƣơng trình nghiên cứu ngoài đại học có kinh phí trên 100 tỷ USD, cần phải thành lập Chƣơng trình SBIR riêng của

mình và dành một lƣợng kinh phí bằng 0,2% tổng kinh phí của các Chƣơng trình nghiên cứu thuộc các bộ và cơ quan thuộc Chính phủ cho SBIR. Sự thành công của SBIR tại Hoa Kỳ đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa đến nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Một số kết quả Hoa Kỳ đạt đƣợc nhƣ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 39 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)