Khái niệm chính sách, chính sách đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 30 - 34)

9. Kết cấu của luận văn

1.4. Chính sách đổi mới

1.4.1. Khái niệm chính sách, chính sách đổi mới

1.4.1.1. Khái niệm về chính sách

Chính sách, theo nghĩa hẹp, có thể đƣợc thể hiện thông qua một chƣơng trình hay một mục tiêu của chƣơng trình hoặc sự tác động của một chƣơng trình lên một số vấn đề của xã hội, chẳng hạn nhƣ chính sách giải quyết yêu cầu của sinh viên về nhà ở, học phí, chính sách trợ cấp cho học sinh nghèo vƣợt khó, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đào tạo, chính sách cho vay vốn hay chính sách phát triển nhân lực KH&CN chất lƣợng cao trong thời kỳ CNH – HĐH đất nƣớc. Ngoài ra, thuật ngữ “chính sách” còn đƣợc sử dụng với ý nghĩa sâu rộng hơn nhƣ chính sách kinh tế, chính sách đối nội, chính sách đối ngoại... Mặc dù thuật ngữ chính sách đƣợc sử dụng rất thƣờng xuyên không chỉ trên các sách báo mà ngay cả trong các cuộc hội họp, đời sống nhƣng chƣa có một sự thống nhất về định nghĩa, khái niệm chính sách.

Chính sách cũng có thể xem nhƣ là một kế hoạch hoạt động; đó là một bản kế hoạch đƣợc lập ra, xây dựng công phu, cụ thể và nó không còn là những

lời nói, tƣ duy hay suy nghĩ ban đầu. Kế hoạch thƣờng đƣợc đƣa ra trong bối cảnh, môi trƣờng cụ thể mà cá nhân hay tổ chức làm chính sách đã hình dung ra và đƣa ra.

Theo quan điểm của các chính trị gia, chính sách đƣợc hiểu là sự bày tỏ quan điểm chính trị của các tổ chức nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Mặt khác, chính sách còn đƣợc quan niệm là những quyết định của các tổ chức, cá nhân về những gì họ sẽ làm hay không làm.

Theo quan niệm của các nhà quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, chính sách đƣợc xác định là đƣờng lối lãnh đạo, định hƣớng tƣ duy cho các nhà quản lý theo từng mục tiêu, mục đích và kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, đây không phải là những quy tắc, quy định cụ thể bắt buộc các nhà quản lý phải chấp hành. Hay hiểu theo một cách khác, chính sách là công cụ để chỉ dẫn, hƣớng dẫn đƣa ra quyết định, còn vấn đề quyết định nhƣ thế nào lại thuộc trách nghiệm, quyền hạn của các nhà quản lý điều hành.

Theo Giáo sƣ Vũ Cao Đàm, trong cuốn “Tuyển tập các công trình đã công bố, tập II – Nghiên cứu chính sách và chiến lược”, phần “Một số bài giảng chuyên đề phân tích chính sách”, cho rằng, chính sách phải đƣợc nhìn nhận, và đánh giá từ nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau. Do vậy, Giáo sƣ Vũ Cao Đàm đã khái quát định nghĩa chính sách một cách cụ thể nhƣ sau “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một

mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển một hệ thống xã hội” [Vũ

Cao Đàm, Quản lý học đại cƣơng, 1996].

1.4.1.2. Khái niệm về chính sách đổi mới

Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, đổi mới là một chƣơng trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng vào thập niên 1980. Chính sách đổi mới đƣợc chính thức thực hiện từ Đại hội đại

biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986. Đổi mới về kinh tế đƣợc thực hiện trƣớc tiên. Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện đổi mới trên các mặt khác: xã hội, chính trị, tƣ duy, cơ chế, văn hóa…

Hiện nay, trên thế giới, đã có rất nhiều nhà kinh tế học đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách đổi mới (innovation policy). Chính sách đổi mới thực chất là một thuật ngữ ngày nay thƣờng đƣợc sử dụng trong các tài liệu nghiên cứu và Hoạch định chính sách công. Nó là những can thiệp của nhà nƣớc nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tạo ra môi trƣờng có lợi cho đổi mới để thúc đẩy thay đổi về mặt kinh tế có lợi nhất, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, hình thành những ý tƣởng mới và hiện thực hoá những ý tƣởng mới này thành các sản phẩm, quy trình sản xuất và dịch vụ đƣợc thị trƣờng chấp nhận.

Theo Stoneman, 1987 thì chính sách đổi mới đƣợc hiểu là những chính sách có liên quan đến sự can thiệp của Nhà nƣớc/Chính phủ đối với nền kinh tế của một Quốc gia nhằm tác động đến quá trình đổi mới công nghệ.

Trong một số nghiên cứu về cách tiếp cận hệ thống đổi mới và chính sách đổi mới, Edquist (2001) nhận định rằng chính sách đổi mới là sự can thiệp của nhà nƣớc dẫn đến sự thay đổi không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn ở các hình thức đổi mới khác, chẳng hạn nhƣ: chính sách công nghệ, chính sách CGCN, chính sách NC&TK, chính sách cơ sở hạ tầng, chính sách y tế, chính sách vùng và chính sách giáo dục. Điều này cho thấy rằng, chính sách đổi mới không chỉ nằm trong phạm vi của chính sách KH&CN mà nó còn có ảnh hƣởng đến đổi mới từ bên cung và do vậy chính sách đổi mới bao gồm cả các hoạt động ảnh hƣởng đến đổi mới từ bên cầu.

Theo Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank - WB) và Uỷ ban Châu Âu (EC), chính sách đổi mới không đơn thuần chỉ tập trung vào lĩnh vực NC&TK mà chính sách này còn nhấn mạnh vào các biện pháp tốt nhất nhằm để xây dựng một môi trƣờng có lợi cho hoạt động đổi mới diễn ra, đó là một môi trƣờng truyền bá tri thức và công nghệ trong hệ thống. Một môi trƣờng mà có

môi trƣờng văn hóa xã hội an toàn, môi trƣờng kinh tế vĩ mô cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả, điều kiện hình thành mạng lƣới, cơ cấu hỗ trợ, điều kiện tiếp cận đến nguồn vốn đầu tƣ mạo hiểm và hình thành DN hay khởi nghiệp và nền tảng giáo dục nguồn nhân lực,… Tuy vậy, trong chính sách đổi mới, các chính sách về lĩnh vực NC&TK sẽ đóng vai trò trung tâm và then chốt nhất vì chính những hoạt động NC&TK mới là nền tảng tạo ra ý tƣởng, tri thức cho đổi mới.

Cần nhận định rằng, ngày nay, thực tiễn đã chỉ ra rằng đổi mới luôn đóng một vai trò quyết định đối với sự phát triển về kinh tế và xã hội của các nƣớc. Nó đƣợc xem nhƣ là căn nguyên sâu sa của tăng trƣởng kinh tế, giúp tăng năng suất và đồng thời là nền tảng của năng lực cạnh tranh, cải thiện phúc lợi xã hội. Mặc dù, nền tảng chính của quá trình đổi mới là hoạt động KH&CN nhƣng chính sách đổi mới không còn đơn thuần chỉ là một chính sách mới về lĩnh vực KH&CN mà nó còn là “một tập hợp thành hệ thống” các chính sách trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: y tế, tài chính, công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại, giáo dục, xây dựng, giao thông vận tải,…để có thể tạo ra môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy các hoạt động đổi mới. Các thành phần chính nêu trên cấu thành chính sách đổi mới đƣợc mô tả trong sơ đồ sau:

Hình 1.1: Mô hình hệ thống chính sách đổi mới

(Nguồn: Innovation Policy – Guide for developing countries, World Bank, 2010)

Chính sách đổi mới Lĩnh vực khác Đào tạo Công nghiệp NC&TK Tài chính Thƣơng mại

Nhƣ vậy, theo tác giả luận văn chính sách đổi mới có thể được khẳng định lại là tổng hợp tất cả các mục tiêu và phương pháp nhằm thúc đẩy các quá trình đổi mới để tạo ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới, quy trình công nghệ mới và đồng thời mở rộng thị trường nhằm tiêu thụ sản phẩm, quy trình công nghệ đó phục vụ nhu cầu của khách hàng. Do vậy, mục tiêu chung của

chính sách đổi mới là để tạo ra môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy các hoạt động đổi mới phát triển, đạt hiệu quả cao và cuối cùng đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có các nguồn lực và tiềm năng khác nhau; do vậy, từng quốc gia phải tự xác định cho mình các mục tiêu cụ thể, các hƣớng ƣu tiên dành cho hoạt động đổi mới trong từng giai đoạn phát triển nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)