Các loại hình doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp trong hệ thống đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 26 - 27)

9. Kết cấu của luận văn

1.2. Các loại hình doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp trong hệ thống đổ

trong sự tƣơng tác giữa nhà nƣớc và các tổ chức phi nhà nƣớc/phi chính phủ trong hoạt động KH&CN.

1.2. Các loại hình doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới quốc gia đổi mới quốc gia

1.2.1. Khái quát về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam số 60/2005/QH11, DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, Việt Nam có các loại hình DN sau: a. Doanh nghiệp Nhà nƣớc

b. Doanh nghiệp tƣ nhân c. Hợp tác xã

d. Công ty cổ phần

e. Công ty trách nhiệm hữu hạn f. Công ty hợp danh

g. Công ty liên doanh

h. Công ty 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng, Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều hình DN, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là các DN tƣ nhân, cổ phần, liên doanh vừa và nhỏ (hơn 90% DN trên cả nƣớc thuộc loại hình DN vừa và nhỏ).

1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới quốc gia

Doanh nghiệp là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống đổi mới quốc gia và đƣợc xác định là vị trí trung tâm, là nơi hiện thực hóa các ý tƣởng đổi mới. Đồng thời, DN cũng đƣợc xem là nơi ứng dụng các kết quả nghiên cứu, sáng chế và cũng tại đây, các kết quả nghiên cứu, sáng chế đƣợc ứng dụng để đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất và đƣa vào thực tiễn cuộc sống.

Những ý tƣởng đổi mới thông thƣờng xuất hiện từ rất nhiều nguồn khác nhau và ở bất kỳ giai đoạn nào trong hoạt động nghiên cứu và triển khai, tiếp thị và phổ biến công nghệ. DN tiến hành đổi mới với mục tiêu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Các DN cạnh tranh với nhau trên thị trƣờng chủ yếu thông qua nhu cầu của khách hàng, kinh nghiệm của chính bản thân DN và những biến động có thể có trong lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề của họ.

Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay thì DN đổi mới là điều tất yếu và cách đầu tƣ hiệu quả nhất, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững cho DN là đầu tƣ cho đổi mới công nghệ để phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa. Nhƣ vậy, đổi mới là một nhu cầu tất yếu của các DN để nâng cao năng lực cạnh tranh và đây cũng chính là cơ sở của mô hình đổi mới mang tính liên kết và có hệ thống, lấy DN làm trung tâm liên kết trong hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)