Chính sách thúc đẩy đổi mới hoạt động nghiên cứu và quản lý tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 84 - 85)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Chính sách thúc đẩy đổi mới hoạt động nghiên cứu và quản lý tài sản

trí tuệ trong các trường ĐH

Thực tế cho thấy, trƣờng ĐH/Viện NC hay các tổ chức KH&CN chính là cái nôi tri thức, nơi cung cấp các tài sản trí tuệ vô cùng phong phú cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, các chính sách về sử dụng, trọng dụng và đãi ngộ đội ngũ nhân lực này ở nƣớc ta còn ít, chƣa có hiệu quả cao. Do vậy, việc đào tạo đội ngũ tạo ra giá trị tri thức nhằm phục vụ cho phát triển thị trƣờng công nghệ nói chung và thƣơng mại hóa KQNC, CGCN nói riêng là một công việc cần sớm đƣợc tiến hành ở Việt Nam.

Mặt khác, năng lực sáng tạo của các trƣờng ĐH/Viện NC hay tổ chức KH&CN ở nƣớc ta nhìn chung chƣa cao. Nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học chƣa thực sự bắt nguồn từ nhu cầu của DN, từ những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn mà các nhà khoa học nghiên cứu theo thế mạnh của bản thân mình. Ngoài ra, cơ chế, chính sách về đầu tƣ và tài chính cho nghiên cứu khoa học chƣa thực sự thúc đẩy năng lực sáng tạo của cả tổ chức và cá nhân. Mức chi cho sự nghiệp KH&CN còn chiếm tỷ lệ thấp và dàn trải ở các bộ, ngành, địa phƣơng và chƣa tập trung vào một số lĩnh vực công nghệ trọng điểm, then chốt để thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng công nghệ.

Ngoài ra, việc quản lý tài sản trí tuệ ở nƣớc ta nói chung và các cơ sở nghiên cứu nhƣ trƣờng ĐH/Viện NC nƣớc ta còn yếu kém, nhiều khi các nhà khoa học nghiên cứu với tƣ cách cá nhân, hay một nhóm ngƣời, không nằm trong phạm vi quản lý của tổ chức, do vậy, rất khó để quản lý các kết quả nghiên cứu.

Chính vì vậy, Nhà nƣớc cần có cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trƣờng công nghệ. Đặc biệt, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhƣ tƣ vấn, môi giới, đánh giá, định giá, xúc tiến CGCN để hỗ trợ quá trình mua và bán của các chủ thể tham gia thị trƣờng. Phải xây dựng khung pháp lý liên quan, tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ này

mới hoạt động nghiên cứu, quản lý các KQNC của các trƣờng ĐH/Viện NC và bản thân các nhà khoa học, cũng nhƣ các chính sách sử dụng, trọng dụng và đãi ngộ đối với các nhà khoa học. Có nhƣ vậy, việc CGCN, thƣơng mại hóa KQNC từ trƣờng ĐH vào DN mới đƣợc diễn ra dễ dàng, thuận tiện và bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHÍNH SÁCH đổi mới THÚC đẩy THƯƠNG mại hóa kết QUẢ NGHIÊN cứu từ TRƯỜNG đại học vào DOANH NGHIỆP (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)