.PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần nghệ thuật việt (Trang 28 - 33)

Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cơng tác quản lý tài chính. Do vậy, việc phân tích cấu trúc nguồn vốn phải xem xét đến nhiều mặt và trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra để có thể đánh giá đúng và hợp lý tình hình tìa chính của doanh nghiệp.

1.4.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

Nguồn vốn của doanh nghiệp nếu xét theo nguồn hình thành tài sản về cơ bản bao gồm 2 bộ phận lớn: nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Về mặt pháp lý tính chất của 2 nguồn vốn này hồn tồn khác nhau về trách nhiệm đối với bên góp vốn:

Đối với nguồn vốn vay nợ (nợ phải trả): doanh nghiệp phải cam kết thanh

hạn đã quy định. Khi có trường hợp rủi ro phá sản, giải thể phải thanh lý tài sản thì các chủ nợ có quyền ưu tiên nhận các khoản thanh toán từ tài sản thanh lý.

Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: doanh nghiệp khơng phải cam kết thanh

tốn đối với người góp vốn với tư cách là ngừi chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản ở doanh nghiệp.

Vì vậy, xét trên khía cạnh tự chủ về tài chính, nội dung phân tích này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh.

Để thể hiện được tính tự chủ về tài chính, khi phân tích, cần sử dụng các chỉ tiêu sau:

a. Tỉ suất nợ (P1).

- Giá trị nợ phải trả được lấy ở mã số 300 bao gồm mã số 310 và 330 trên Bảng Báo cáo tình hinh tài chính.

- Giá trị tổng nguồn vốn được lấy ở mã số 440 trên Bảng Báo cáo tình hình tài chính.

Ý nghĩa: Cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nợ phải trả chiếm

bao nhiêu phần trăm.

- Nếu P1 lớn: Nợ phải trả trong doanh nghiệp nhiều. Trường hợp trong tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp nếu nợ ngắn hạn chiếm đa số thì doanh nghiệp sẽ bị áp lực trong việc thanh tốn. Cịn nếu khoản nợ dài hạn chiếm đa số thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Như vậy, việc thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh doanh sẽ gặp nhiều trở ngại.

- Nếu P1 nhỏ: Nợ phải trả của doanh nghiệp không đáng kể. Doanh nghiệp không bị áp lực trong việc thanh tốn cũng như có cấu trúc nợ thuận lợi đối với các nhà đầu tư. Doanh nghiệp có điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư, do đó lượng vốn huy động trong tương lại sẽ khả quan.

- Giá trị nguồn vốn chủ sở hữu được lấy ở mã số 400 bao gồm mã số 410 và 430 trên báo cáo tình hình tài chính.

Ý nghĩa: Cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đang có nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm.

-Nếu P2 lớn: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp có tính độc lập về tài chính và khơng bị sức ép từ các chủ nợ. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng thu hút các nhà đầu tư để tiếp tục phát triển kinh doanh.

-Nếu P2 nhỏ: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả lớn. Tình trạng này của doanh nghiệp sẽ tạo ra sự không an tâm đối với các chủ đầu tư khi quyết định đầu tư. Như vậy, doanh nghiệp muốn thu hút các nhà đầu tư vốn thì cịn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác quyết định.

c. Tỉ suất nợ phải trả so với vốn của chủ sở hữu (P3).

Ý nghĩa: Cho biết mức độ đảm bảo nợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.

-Nếu P3 lớn: Mức độ đảm bảo nợ phải trả bởi nguồn vốn chủ sở hữu khơng an tồn. Doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng đơng cứng và có nhiều khả năng sẽ khơng nhận được các khoản tín dụng từ bên ngồi tài trợ.

-Nếu P3 nhỏ: Nợ phải trả hồn tồn được đảm bảo thanh tốn bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp có thể tiếp tục tăng vay nợ để phát triển kinh doanh trong phạm vị cho phép và việc tìm kiếm nguồn tín dụng từ bên ngồi trong trường hợp này cũng dễ dàng hơn.

1.4.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ trong doanh nghiệp.

Phân tích tính tự chủ tài chính thể hiện mối quan hệ giữa vốn vay nợ vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong cơng tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn Vì vậy, sự ổn định về nguồn tài trợ là mối quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo yêu

cầu đó nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời:

Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường

xuyên, lâu dài vào quá trình hoạt động kinh doanh, trong tương lai gần doanh nghiệp không bị áp lực trong việc thanh toán. Như vậy nguồn vốn thường xuyên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay trong dài hạn. Về nguyên tắc thì nguồn vốn thường xuyên sẽ được sử dụng để tài trợ cho những tài sản dài hạn.

Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào

quá trình hoạt động kinh doanh. Về nguyên tắc thì nguồn vốn tạm thời được sử dụng để tài trợ cho những tài sản ngắn hạn.

Như vậy, để phân tích sự ổn định về nguồn tài trợ thường sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau:

a. Tỉ suất nguồn vốn tạm thời (P4).

- Giá trị nguồn vốn tạm thời được lấy ở mã số 300 trên Bảng báo cáo tình hình tài chính.

Ý nghĩa: Cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn mang

tính chất tạm thời chiếm bao nhiêu phần trăm.

-Nếu P4 lớn: Nguồn vốn tạm thời trong doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp có những khoản nợ vay đến hạn cần phải thanh tốn. Vì vậy, tính ổn định về nghuồn tài trợ của doanh nghiệp rất thấp.

-Nếu P4 nhỏ: Nguồn vốn tạm thời trong doanh nghiệp ít. Nguồn vốn trong doanh nghiệp đa số là nguồn vốn thường xuyên. Do đó, doanh nghiệp sẽ khơng bị áp lực trong việc thanh tốn các khoản nợ vay trong tương lai gần. Và tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp tương đối ổn định trong thời gian dài.

- Giá trị nguồn vốn thương xuyên được lấy ở mã số 400, mã số 330 và mã số 310 với các khoản nợ ngắn hạn có thời hạn trên 1 năm trên Bảng báo cáo tình hình tài chính.

Ý nghĩa: Cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nguồn vốn mang tính chất thường xuyên chiếm bao nhiêu phần trăm.

-Nếu P5 lớn: Nguồn vốn thường xuyên lớn. Nguồn vốn thường xun có tính chất ngược lại nguồn vốn tạm thời, do vậy P5 lớn cũng đồng nghĩa với P4 nhỏ. Khi đó, tính ổn định của nguồn tài trợ cao trong thời gian nhất định.

-Nếu P5 nhỏ: Nguồn vốn thường xuyên nhỏ. Điều này đồng nghĩa với P4 lớn. Như vậy, tính ổn định của nguồn tài trợ trong doanh nghiệp thấp.

c. Tỉ suất giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên (P6).

Ý nghĩa: cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm của vốn thường

xuyên.

-Nếu P6 lớn: Nguồn vốn chủ sử hữu lớn.Đây là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có tính tự chủ về tài chính cao. Mặt khác khi nguồn vốn chủ sở hữu lớn chứng tỏ các khoản nợ dài hạn trong doanh nghiệp khơng nhiều. Tính ổn định về nguồn tài trợ trong doanh nghiệp là bền vững trong một thời gian nhất định.

-Nếu P6 nhỏ: Nguồn vốn chủ sử hữu nhỏ. Nguồn vốn đang có trong doanh nghiệp phần lớn là vốn vay dài hạn. Do vậy, doanh nghiệp có tính tự chủ thấp, đồng thời doanh nghiệp cũng phải lo các khoản nợ dài hạn nên tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng thấp. Doanh nghiệp có nguy cơ mất cân bằng tài chính trong dài hạn.

Tóm lại: Bằng các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính ổn định của nguồn vốn, phân tích cấu trúc nguồn vốn có nhiều ý nghĩa trong việc ra quyết định của các đối tượng sau:

Đối với nhà tài trợ, đầu tư: Phân tích cấu trúc nguồn vốn góp phần đảm bảo

tính dụng cho doanh nghiệp cần và giảm thiểu các rủ ro phát sinh do doanh nghiệp khơng thanh tốn được.

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể ước tính được khả

năng nợ của mình để quyết định huy động vốn bằng hình thức nào là hợp lý (vay nợ hay tăng góp vốn)thơng qua sự đối chiếu các tỉ suất liên quan đến nợ của doanh nghiệp với các hạn mức của ngân hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được cấu trúc nguồn vốn hợp lý, giảm thiểu đên mức thấp nhất có thể về chi phí sử dụng vốn, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần nghệ thuật việt (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w