Phân tích cân bằng tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần nghệ thuật việt (Trang 57)

1.5 .PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH

1.5.1 .Khái quát chung về cân bằng tài chính doanh nghiệp

2.2.3. Phân tích cân bằng tài chính của công ty

Cấu trúc tài sản thể hiện sự phân bổ giữa tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ, tính ổn định trong tài trợ và trách nhiệm của công ty đối với việc thanh toán các khoản nợ vay. Từ đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản và nguồn vốn để chỉ ra sự an toàn, tính bền vững và cân đối trong tài trợ, sử dụng vốn của công ty. Mối quan hệ này thể hiện cân bằng tài chính củ công ty.

Phân tích cân bằng tài chính của công ty nhằm đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố của nguồn tài trợ với các yếu tố tài sản. Những chỉ tiêu về cân bằng tài chính cần phân tích gồm: vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng.

Phân tích cân bằng tài chính tại Công ty Cổ phần Nghệ thuật Việt được thể hiện qua tình trạng cân bằng tài chính trong dài hạn và cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty.

Bảng 2.5: Bảng phân tích cân bằng tài chính tại công ty Cổ phần Nghệ thuật Việt

(ĐVT:Đồng) ST

T Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Tài sản dài hạn 4,827,704,989 6,593,044,091 15,721,471,068

2 Nợ dài hạn 0 0 0

3 Vốn chủ sở hữu 3,810,456,729 3,034,011,887 1,249,386,792 4

Nguồn vốn thường xuyên (4)=

5 Tài sản ngắn hạn 28,546,011,947 34,494,353,484 9,947,805,164 6 Nợ ngắn hạn (không tính nợ vay) 21,177,938,170 18,585,000,321 3,987,286,035 7 Vốn lưu động ròng (7)=(4)-(1) -1,017,248,260 -3,559,032,204 -14,472,084,276

8 Hàng tồn kho 262,932,001 4,083,560,311 2,583,560,311

9 Các khoản phải thu ngắn hạn 27,359,376,920 28,625,837,942 1,579,952,151 10

Nhu cầu vốn lưu động ròng

(10)=(8)+(9)-(6) 6,444,370,751 14,124,397,932 176,226,427 11 Ngân quỹ ròng (11)=(7)-(10) -7,461,619,011 -17,683,430,136 -14,648,310,703

2.2.3.1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn

Vốn lưu động ròng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phân tích cân bằng tài chính. Nó thể hiện sự an toàn dài hạn đối với cơ cấu tài chính cũng như hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn thường xuyên.

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tài sản dài hạn 4,827,704,989 6,593,044,091 15,721,471,068

Nguồn vốn thường xuyên 3,810,456,729 3,034,011,887 1,249,386,792

Vốn lưu động ròng -1,017,248,260 -3,559,032,204 -14,472,084,276

Nhìn vào số liệu trích dẫn ở Bảng 2.4 ta thấy vốn lưu động ròng có giá trị âm và giảm dần qua 3 năm. Chứng tỏ công ty chưa đạt được trạng thái cân bằng tài chính dài hạn.

Vốn lưu động ròng năm 2015 là -1,017,248,260, năm 2016 là -3,559,032,204, Đặc biệt ở năm 2017 giảm mạnh xuống còn khoản 14.5 tỷ. Nguyên nhân vốn lưu động năm 2017 giảm mạnh đó là tài sản dài hạn tăng cụ thể là tài sản cố định tăng lên nhiều. Bên cạnh tài sản dài hạn tăng lên thì nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm từ đó dẫn đến vốn lưu động ròng giảm. Cấu trúc nguồn vốn đang chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.

Vốn lưu động ròng âm và giảm qua các năm cho thấy mức độ an toàn của công ty giảm vì nguồn vố thường xuyên có sự thiếu hụt, không đáp ứng đủ tài sản dài hạn do đó phải huy động một phần từ nguồn vốn tạm thời. Do đầu tư một phần từ nguồn vốn tạm thời nên chịu áp lực thanh toán cao. Công ty sử dụng nợ ngắn hạn

để tài trợ cho tài sản dài hạn như một chiến lược giảm chi phí sử dụng vốn vì vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn vay dài hạn.

2.2.3.2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn

Phân tích tài chính trong dài hạn chỉ mới là một mặt của trạng thái cân bằng tài chính của công ty. Muốn thấy được toàn bộ tình trạng tài chính của công ty trong hiện tại và tương lai thì ta phải phân tích cả cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty. Vì thế phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn của công ty giúp ta có cái nhìn tổng quá về tình hình cân bằng tài chính của công ty những năm qua. Để đánh giá về tình hình cân bằng tài chính ngắn hạn tại công ty tốt hay xấu ta cần phải phân tích trạng thái cân bằng tài chính thông qua các chỉ tiêu: Vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng.

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Vốn lưu động ròng -1,017,248,260 -3,559,032,204 -14,472,084,276

Nhu cầu vốn lưu động ròng 6,444,370,751 14,124,397,932 176,226,427

Ngân quỹ ròng -7,461,619,011 -17,683,430,136 -14,648,310,703

Qua số liệu trích dẫn ở bảng 2.4 trên ta thấy chỉ tiêu Ngân quỹ ròng của công ty qua 3 năm luôn có giá trị âm. Nhu cầu vốn lưu động ròng luôn lớn hơn vốn lưu động ròng rất nhiều, tình hình tài chính trong dài hạn mất cân bằng trầm trọng và điều này sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Để bù đắp cho thiếu hụt này thì công ty phải vay ngắn hạn. Mức vay ngắn hạn của công ty khá cao, cao nhất vào năm 2017 lên đến trên 20.4 tỷ đồng. Ngân quỹ ròng âm là do ảnh hưởng của vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng. Để làm rõ, ta đi phân tích ảnh hưởng vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng. Mà vốn lưu động ta đã phân tích ở trên nên bây giờ ta chỉ phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng.

Nhìn chung thì nhu cầu vốn lưu động của công ty qua ba năm biến động không đều, nhưng ở mức khá cao mà chủ yếu là nhu cầu vốn để tài trợ cho hàng tồn kho và nợ phải thu khách hàng. Khoản mục phải thu khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Cao nhất ở năm 2016 là hơn 28.6 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2017 giảm xuống còn khoảng 1.5 tỷ đồng là do công ty có chính sách quản lý phải thu khách hàng tốt và khá chặt chẽ.

Đối với khoản mục tài sản ngắn hạn khác cũng là nhân tố góp phần vào sự biến động của ngân quỹ ròng. Đối với khoản mục nợ ngắn hạn (không gồm vay ngắn hạn): Ðây chính là lượng vốn mà công ty chiếm dụng để cung cấp một phần cho nhu cầu vốn lưu động. Trong cơ cấu nợ ngắn hạn (không gồm vay ngắn hạn) thì phải trả cho người bán chiếm một tỷ trọng cao. Mục tiêu của công ty là uy tín, chất lượng và lợi nhuận nên luôn chú trọng đến việc thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp theo thời hạn quy định, không để một khoản nợ nào quá hạn, nâng cao vị thế trên thị trường.

Qua 3 năm thì nhu cầu vốn lưu động ròng tăng giảm thất thường. Năm 2015 là hơn 6.4 tỷ đồng, đến năm 2016 tăng lên đến mức hơn 14.1 tỷ đồng. Do lượng hàng tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn tăng lên còn nợ ngắn hạn giảm xuống làm nhu cầu vốn lưu động tăng. Đến năm 2017 nhu cầu vốn lưu động ròng giảm mạnh xuống chỉ còn 176, 226,427 đồng. Nhu cầu vốn lưu động ròng giảm do nợ phải thu, tài sản ngắn hạn giảm và nợ ngắn hạn giảm, hàng tồn kho cũng giảm nhưng ngân quỹ ròng vẫn đạt giá trị âm do vốn lưu động ròng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn lưu động ròng. Nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn không được đảm bảo bởi nguồn vốn thường xuyên. Công ty rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Đây là trường hợp mất an toàn và bất lợi đối với công ty bởi vì công ty phải sử dụng nhiều đến các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu vốn lưu động ròng đang giảm dần cho nên tình trạng mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn đang giảm bớt. Vậy để giảm bớt tình trạng mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn như hiện nay thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có biện pháp để quản lý tốt hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Ðồng thời phải không ngừng tạo thêm mối quan hệ, uy tín với các nhà cung cấp mục đích giảm nhu cầu vốn lưu động ròng, ổn định trong kinh doanh.

CHƯƠNG 3:

NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT. 3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CẦU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT.

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ phần Nghệ thuật Việt. Vận dụng kiến thức đã học ở trường và thực tế em có một số ý kiến về cấu trúc tài chính tại công ty.

3.1.1. Ưu điểm.

Công ty cổ phần Nghệ Thuật Việt Trong thời gian qua với không ít khó khăn và thách thức nhưng nhờ sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Công ty đã từng bước phát triển và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường kinh tế, nổi bật nhất là:

-Việc tái cấu trúc, giảm nợ nên công ty cũng giảm được bớt áp lực trong thanh toán các khoản nợ.

-Công ty chiếm dụng vốn từ các nguồn: nhà cung cấp, khách hàng, thuế,… nên cũng giảm đáng kể chi phí sử dụng vốn.

-Các khoản phải thu có xu hướng giảm: Khả năng thu hồi nợ của công ty theo chiều hướng tích cực.

- Nhìn chung thì công ty đã xu hướng đầu tư vào tài sản cố định. Đây được đánh giá là tốt trong cách thức lãnh đạo của các nhà quản trị của công ty. Công ty có sự đầu tư vào cơ sở vật chất máy móc thiết bị khoa học, kỹ thuật từ đó nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tạo ra được sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

- Công tác sản xuất và kinh doanh được đầu tư phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng với quy mô lớn.

- Nguồn nhân lực phát triển nhanh với tốc độ cao.

- Công nghệ được cải tiến.

- Thị trường được mở rộng với tốc độ nhanh

3.1.2. Những mặt hạn chế.

Mặc dù công ty có nhiều nổ lực và cố gắng để thúc đẩy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng bên cạnh những điểm mạnh thì còn nhiều điểm yếu chưa được khắc phục.

Về cấu trúc tài sản: Cơ cấu tài sản phân bổ chưa hợp lý giữa các loại tài

sản, cụ thể là:

-Đối với khoản mục tiền và tương đương tiền: Lượng tiền mặt của công ty không được cao nên dễ áp lực trong khả năng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền và tương đương tiền của công ty thấp giúp tránh được tình trạng gian lận, sai sót thất thoát tiền,vốn bằng tiền không bị nhàn rỗi.

-Đối với các khoản phải thu: Công ty có tỷ lệ các khoản phải thu chiếm khá cao, trên 50% tổng tài sản ở 2 năm 2015 và 2016. Như vậy công ty đã để cho khách hàng chiếm dụng một khoản vốn lớn. Cho thấy còn những hạn chế trong việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng. Việc thu hồi chậm các khoản nợ này có thể là do công tác quản lý nợ của công ty chưa phù hợp, chưa có những chính sách ưu đãi, hấp dẫn khách hàng thanh toán. Công ty đã bị khách hàng chiếm dụng một khoản vốn khá lớn làm cho tình trạng ứ đọng vốn của Công ty tăng cao. Điều này sẽ gây bất lợi cho công ty trong quá trình phát triển. Từ đó đã khiến công ty phải chiếm dụng lại vốn của công ty khá để có thể linh hoạt trong lúc thiều vốn tức thời. Như vậy tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các công ty càng gia tãng, là gia tãng rủi ro giữa cá công ty.

Về cấu trúc nguồn vốn: Nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sỡ

hữu.

-Nguồn vốn kể cả nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay không được an toàn, phương án quản trị rủi ro chưa được quan tâm xây dựng. Trong đó hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào sự biến động tăng giảm của tiền vay và sự biến động của tỷ giá ngoại tệ. Hơn nữa cơ cấu vốn vay chỉ vay ngắn hạn, do đầu tư

chiếm dụng nguồn vốn vay ngắn hạn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và làm mất khả năng thanh toán, không chủ động cân đối được nguồn vốn.

-Nguồn vốn tạm thời cũng chính là nợ ngắn hạn nên rủi ro cao, công ty gặp áp lực trong thanh toán nợ ngắn hạn. Tỷ suất nợ cao nên công ty mát tự chủ về tài chính đồng thời khó nhận được thêm các khoản vay để đầu tư vào chu trình kinh doanh sản xuất mới. Tỷ suất sinh lời kinh tế cảu tài sản luôn nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn vay nên việc vay nợ nhiều làm giảm đáng kể hiệu quả tài chính của công ty và tăng rủi ro tài chính của công ty.

-Vốn lưu động ròng âm và giảm qua các năm cho thấy mức độ an toàn của công ty giảm vì nguồn vố thường xuyên có sự thiếu hụt, không đáp ứng đủ tài sản dài hạn do đó phải huy động một phần từ nguồn vốn tạm thời. Tình hình tài chính trong dài hạn mất cân bằng trầm trọng.

Nhu cầu vốn lưu động ròng luôn lớn hơn vốn lưu động ròng rất nhiều. Trong khi đó khoản mà công ty đi chiếm dụng của nhà cung cấp, của nhà nước, người lao động lại nhỏ hơn rất nhiều so với khoản phải thu và hàng tồn kho dẫn đến công ty phải vay vốn để tài trợ. Ngân quỹ ròng luôn đạt giá trị âm, cân bằng tài chính trong ngắn hạn bị phá vỡ, khiến công ty mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn.

-Tình hình lợi nhuận trong những năm qua tuy có xu hương tăng nhưng vẫn ở mức âm. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh của công ty chưa có hiệu quả nên trong những năm tới công ty phải có những biện pháp tăng doanh thu, giảm chi phí để mang lại lợi nhuận cao hơn, góp phần tăng hiệu quả tài chính của đơn vị.

-Công ty còn hạn chế và chưa được quan tâm trong công tác phân tích tài chính.

+ Cuối mỗi niên độ kế toán và kế toán trưởng chỉ tiến hành phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty mà không đi sâu tiến hành phân tích kỹ lưỡng.

+ Công ty chỉ chú trọng lập báo cáo tài chính.

+ Công ty chưa xây dựng quy trình lập dự toán để xác định nhu cầu vốn lưu động ròng để tìm kiếm các nguồn tài trợ đảm bảo cân bằng tài chính.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAOHIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT.

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu cấu trúc tài chính tại công ty Cổ phần Nghệ thuật Việt, với sự giúp đỡ của anh chị kế toán ở công ty kết hợp với những kiến thức

đã học ở trên trường . Em đã nghiên cứu và xin nêu ra một số giả pháp về cấu trúc tài chính mà theo em sẽ giúp cho công ty nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

3.2.1. Quản lý các khoản phải thu

Nhìn chung 3 năm thì khoản phải thu cao đặc biệt là năm 2015, 2016. Đây là khoản vốn mà công ty bị chiêm dụng, nợ phải thu là tài sản không sinh lời mà bên cạnh đó công ty phải duy trì khoản chi phí để đòi nợ khách hàng. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty là loại hình dịch vụ Quảng cáo thương mại, tổ chức sự kiện, chương trình. Doanh nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu (giao hàng trước, trả tiền sau) đối với khách hàng, nên việc khách hàng nợ không thể tránh khỏi. Nhưng sự tồn tại của của khoản nợ này làm cho công ty giảm đi một

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần nghệ thuật việt (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w