1.5 .PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH
1.5.1 .Khái quát chung về cân bằng tài chính doanh nghiệp
1.5.2. Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp
1.5.2.1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn.
a. Khái niệm:
Vốn lưu động ròng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tối thiểu, cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản ngắn hạn nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp.
Phương pháp tính vốn lưu động rịng. Có 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1: Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa NVTX với TSDH.
Ý nghĩa: nguồn gốc hình thành của VLĐ rịng là NVTX sau khi tài trợ đủ cho
TSDH thì phần dơi ra là VLĐ rịng. Cách tính này cho biết phương thức tài trợ TSCĐ và phản ánh việc đầu tư lên Cân bằng tài chính tổng thể. Cụ thể:
- VLĐ rịng > 0: có sự dư thừa của NVTX dùng để tài trợ cho TSNH, cân
bằng tài chính dài hạn đảm bảo (do tồn bộ TSDH được tài trợ bởi NVTX), nhưng mức độ cân bằng tài chính dài hạn tốt hay xấu thì phụ thuộc vào NVTX nhiều hay ít hay nói cách khác là giá trị VLĐ ròng lớn hay nhỏ.
- VLĐ rịng < 0: có sự thiếu hụt NVTX, nó khơng đáp ứng đủ TSDH do đó
phải huy động một phần từ NVTT, cân bằng tài chính dài hạn rất khó khăn, tài sản luân chuyển chậm, do đầu tư một phần từ NVTT nên chịu áp lực về thanh toán cao.
- VLĐ rịng = 0: tồn bộ TSDH được tài trợ vừa đủ từ NVTX. Cân bằng tài
chính tuy có biến chuyển hơn trường hợp trên và doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính nhưng độ an tồn chưa cao, có nguy cơ mất tính bền vững.
Phương pháp 2: Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa TSNH với NVTT.
Ý nghĩa của chỉ tiêu cho biết cách thức sử dụng vốn lưu động ròng: Vốn lưu động ròng được phân bổ vào: khoản phải thu, hàng tồn kho hay các khoản có tính
VLĐ rịng = TSNH – NVTT
thanh khoản cao. Phân tích mối quan hệ này thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Cụ thể:
- VLĐ rịng > 0: Cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là tốt, nguồn vốn
thường xuyên tài trợ cho tài sản ngắn hạn, trong trường hợp này NVTT < TSNH.
- VLĐ ròng < 0: Trong trường hợp này TSNH < NVTT, do đó ngồi việc tài
trợ đủ cho tài sản ngắn hạn, một phần nguồn vốn tạm thời tài trợ cho tài sản dài hạn, cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là khơng tốt.
- VLĐ rịng = 0: Trong trường hợp này TSNH = NVTT, toàn bộ nguồn vốn
tạm thời được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn, tức là dùng toàn bộ tài sản ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn, doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính dài hạn nhưng khơng bền vững.
Như trên đã trình bày việc xem xét VLĐ rịng là tại thời điểm của việc lập bảng cân đối kế tốn. Nhưng để đánh giá cân bằng tài chính của doanh nghiệp thì cần phải nghiên cứu trong một khoảng thời gian dài thì mới có thể đưa ra những dự đốn chính xác về cân bằng tài chính trong tương lai. Vì vậy, việc nghiên cứu VLĐ rịng tại nhiều thời điểm khác nhau có thể giúp các nhà phân tích loại trừ được những sai lệch về số liệu. Khi phân tích vốn lưu động rịng qua nhiều thời kỳ thì xảy ra những trường hợp sau:
+ Nếu VLĐ ròng dương và tăng qua các năm: cho thấy mức độ an toàn của
doanh nghiệp cao bởi vì khơng những TSDH mà cả TSNH cũng được tài trợ bằng NVTX. Điều đó có nghĩa là NVTX được tăng qua các năm có thể do tăng vốn chủ sở hữu hoặc tăng nợ dài hạn. Doanh nghiệp gia tăng vốn chủ sở hữu thì sẽ gia tăng tính tự chủ về mặt tài chính nhưng lại làm giảm đi hiệu ứng của địn bẩy tài chính. Ngược lại, nếu doanh nghiệp gia tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng địn bẩy tài chính sẽ được phát huy nhưng lại gia tăng rủi ro do sử dụng nợ.
+ Nếu VLĐ ròng giảm và âm qua các năm: cho thấy mức độ an tồn của
doanh nghiệp giảm vì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản dài hạn. Do đó, doanh nghiệp phải chịu áp lực về thanh toán ngắn hạn và nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khơng hiệu quả thì sẽ khơng thanh tốn được nợ ngắn hạn và có nguy cơ phá sản.
1.5.2.2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn.
Nhu cầu về VLĐ thường phải được dự kiến trước trong các kế hoạch kinh tế, kỹ thuật, tài chính của doanh nghiêp.Mỗi doanh nghiệp đều có nhiệm vụ tổ chức huy động nguồn vốn lưu động sao cho đủ để dự trữ TSNH, đáp ứng nhu cầu của quá trình hoạt động kinh doanh và tiết kiệm vốn. Trong trường hợp doanh nghiệp không tự đáp ứng được nhu cầu về vốn, doanh nghiệp có thể vay ngân hàng hoặc các đối tượng khác để bổ sung vào vốn lưu động của doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp cần phải có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo giá trị các nguồn vốn, tiến hành phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn vốn hiện có nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phát sinh nhu cầu vốn lưu động ròng. Chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động rịng được tính như sau:
NCVLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) - NCVLĐR < 0: Tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Đây là một tình trạng rất tốt đối với doanh nghiệp, với ý nghĩa là doanh nghiệp được các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp đều muốn nhu cầu vốn lưu động ròng âm.
- NCVLĐR > 0: Điều này cho thấy nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn không đủ để tài trợ cho hàng tồn kho và khoản phải thu. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải huy động các nguồn vay khác từ bên ngồi như ngân hàng, tổ chức tín dụng để tài trợ cho phần chênh lệch này. Trường hợp này xảy ra đối với các doanh nghiệp làm việc theo thời vụ hay các ngành có chu kỳ sản xuất dài. Ngồi ra, trong tình trạng kinh tế suy thối, hàng hóa ứ đọng, khách hàng gặp khó khăn khơng thanh tốn các khoản nợ thì cũng làm nhu cầu vốn lưu động rịng tăng lên.
Mục tiêu mà các nhà quản trị hướng tới là làm sao để giảm NCVLĐR đến mức tối thiểu. Muốn như vậy cần phải đạt được đồng thời: Duy trì một mức tồn kho tối thiểu mà khơng gây gián đoạn q trình sản xuất, thu ngắn tối đa chu kỳ sản xuất, chính sách thương mại, cơng tác thu hồi nợ khách hàng phải được phát huy tốt nhất. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng phải cố gắng tìm kiếm cácnguồn vốn tài trợ từ bên ngoài như nợ thuế nhà nước, nợ nhà cung cấp, yêu cầu khách hàng ứng tiền trước. …
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT