Các BTĐVKG là đại từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt (Trang 43 - 45)

2. Đặc điểm hình thức của các BTĐVKG

2.1. Các BTĐVKG là đại từ

Cho đến bây giờ, quan niệm về đại từ giữa các học giả vẫn ch-a có sự thống nhất. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đồng ý với ý kiến của tác giả Đinh Văn Đức khi xếp đại từ vào vị trí trung gian giữa thực từ và h- từ. Trong cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại" tác giả cho rằng "Đại từ là một từ loại

mang tính phổ niệm cho hệ thống ngữ pháp của các ngôn ngữ. Trong các sách ngữ pháp, nói chung, đại từ đ-ợc định nghĩa là từ loại của các từ có chức năng thay thế. Định nghĩa này đúng nh-ng chức năng thay thế là một khái niệm có phần phức tạp, có nhiều cách hiểu. Nói tới đại từ tiếng Việt, theo lệ th-ờng ng-ời ta th-ờng nhắc đến các từ chỉ ng-ời nh-: tôi, mày, nó, chúng tôi... các từ khác chỉ chung hơn: đây, đấy, đó, kia, nào, gì, vậy, thế... Do có một chức năng ngữ pháp khác biệt, việc xác lập vị trí của đại từ trong hệ thống từ loại đã làm các nhà ngữ pháp học phân vân. Tr-ớc hết, đại từ rất gần với thực từ vì lẽ trong chức năng thay thế, đại từ chủ yếu đ-ợc dùng để thay thế các thực từ (động từ, danh từ, tính từ...). Nh-ng một mặt khác, các đại từ, trong khi thực hiện chức năng thay thế, đã không có ý nghĩa từ vựng nh- th-ờng hiểu, ý nghĩa của chúng có thể hiểu một cách -ớc lệ là ý nghĩa ngữ pháp. Bởi vậy, đại từ th-ờng không đ-ợc xếp vào thực từ, cũng nh- không đ-ợc xếp vào h- từ, mà th-ờng có một vị trí trung gian hoặc riêng biệt trong quan hệ với thực từ và h- từ trong hệ thống từ loại".

Phạm vi của luận văn không có ý định đi sâu vào tìm hiểu loại từ này cho nên chúng tôi sẽ chỉ nghiên cứu một phần nhỏ trong loại từ này đó là các BTĐVKG làm đại từ.

Các BTĐVKG là đại từ th-ờng là những từ chỉ định nh-: đây, đấy, đó, kia, kìa...

Với chức năng trỏ, các đại từ này hàm chứa các nét nghĩa: xa (đấy, đó,

kia, kìa)/ gần (đây, này) phụ thuộc vào điểm nhìn của ng-ời quan sát.

Đây: - Dùng để chỉ một địa điểm ở gần ng-ời nói và ng-ời nghe. Ví dụ: Tr-ớc kia, đây là một x-ởng c-a.

(T235 - Ng-ời hàng xóm - Nam Cao)

- Chỉ một địa điểm mà ng-ời nói và ng-ời nghe đều biết. Ví dụ:

Nghỉ hè này L-u ở đây cho vui nhé.

(T30 - Truyện tình - Nam Cao) Đây, Đó: - Dùng để chỉ một địa điểm xa với ng-ời nói và ng-ời nghe.

Ví dụ:

Đấy là cái ao ở đằng sau nhà, đâu có phải là nhà bà phó Sâm.

(T143 - Ma đ-a - Nam Cao) Đó là một khoảng đất con con ở sát t-ờng.

(T323 - Ng-ời hàng xóm - Nam Cao) Kia: - Dùng để chỉ một địa điểm xa chỗ ng-ời nói hoặc một địa điểm ở

xa mà những ng-ời đồng thoại đều biết đến. Kia có nghĩa gần giống với đấy, đó. Ví dụ:

Bên kia là bãi đất hoang vừa lấp xong.

(T381 - Ng-ời hàng xóm - Nam Cao)

Riêng với đại từ chỉ định này nó không thể đứng một mình trong chức năng làm thành thành phần câu nh- các từ trên. Nó chỉ có ý nghĩa chỉ không gian khi kết hợp với một danh từ đứng tr-ớc nó. Về ngữ nghĩa, đại từ này có ý nghĩa t-ơng tự đây. Chúng tôi sẽ đề cập đến nó trong phần các biểu thức

không gian định vị là danh từ (danh ngữ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)