Các BTĐVKG làm chủ ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt (Trang 57 - 59)

3. Đặc điểm chức năng của các BTĐVKG

3.3. Các BTĐVKG làm chủ ngữ

Chủ ngữ là một trong những thành phần chính của câu. Nó là một trong hai vế của nòng cốt câu. Cùng với vị ngữ, chủ ngữ khi đi vào cơ cấu của câu mang theo những đặc tr-ng khu biệt với vị ngữ. ý nghĩa của chủ ngữ là ý nghĩa biểu thị đối t-ợng. Đối t-ợng này có quan hệ với vị ngữ về ph-ơng diện chủ thể của hành động, chủ thể sở hữu, chủ thể tiếp nhận, chủ thể phẩm chất...

(T111 - Ngữ pháp tiếng Việt - câu - Hoàng Trọng Phiến).

Khi xét các BTĐVKG làm chủ ngữ, chúng tôi sẽ lần l-ợt xét chúng ở ph-ơng diện cấu tạo và ph-ơng diện ngữ nghĩa.

- Về mặt cấu tạo:

ở chức năng làm chủ ngữ, các BTĐVKG đ-ợc cấu tạo bằng từ. Ví dụ:

Tr-ớc kia đây là một x-ởng c-a.

(T235 “ Ng-ời hàng xóm “ Nam Cao)

Đây là chỗ thả diều.

(T388 “ Một chuyện Xú “ vơ - nia Nam Cao)

ở chức năng làm chủ ngữ, các BTĐVKG đ-ợc cấu tạo bằng giới ngữ. Ví dụ:

Tr-ớc cửa là một khoảng đất rộng bỏ không.

(T235 - Ng-ời hàng xóm - Nam Cao)

ở trên là bóng tối dày và đặc

(T415 - Ng-ời hàng xóm - Nam Cao)

Các BTĐVKG là giới ngữ làm định ngữ cho chủ ngữ. Ví dụ:

Ruộng ở đây còn hiếm hơn ở mình.

(T265 “ Quái dị “ Nam Cao) - Về mặt ý nghĩa:

Các BTĐVKG làm chủ ngữ chỉ một vị trí không gian đồng nhất với một vật (vị trí) đ-ợc nêu ở vị ngữ. Ví dụ:

Bên đ-ờng là cánh đồng trũng.

Chỗ chúng tôi dừng lại là một cái chợ.

Chỉ một vị trí không gian tồn tại một sự vật nêu ở vị ngữ.

Nh-ng cạnh chùa lại có một ruộng dâu rất tốt mà cứ bốn, năm ngày Tơ đến hái.

(T395 “ Một chuyện Xú “ vơ - nia “ Nam Cao)

* Tiểu kết:

Trong ch-ơng này chúng tôi đã khảo sát các BTĐVKG ở cả ba đặc điểm: ngữ nghĩa, hình thức và chức năng. Qua sự phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng các BTĐVKG trong tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Và cũng chính điều này mà nó đã gây ra sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu.

ở đặc điểm ngữ nghĩa, các BTĐVKG có thể là diễn tố hoặc chu tố. Khi là chu tố chúng có khả năng tham gia vào bất cứ sự tình nào và khả năng chuyển đổi vị trí của chúng cũng linh động hơn so với diễn tố. Khảo sát ở đặc điểm hình thức, chúng tôi cũng đã đề cập đến sự cấu tạo của các BTĐVKG. Chúng có thể đ-ợc cấu tạo bằng từ, bằng ngữ. Thuộc về từ chúng có thể là danh từ, đại từ; thuộc về ngữ chúng có thể là danh ngữ, giới ngữ. Bên cạnh những đặc tr-ng chung của các loại danh ngữ, giới ngữ, các BTĐVKG có những đặc tr-ng riêng nh- chúng tôi đã phân tích. Chính đặc điểm đó đã quy định tần số xuất hiện của chúng ở trong câu cao hơn so với các tiểu loại danh ngữ, giới ngữ khác. Về cấu tạo và khả năng chuyển đổi vị trí trong câu của các BTĐVKG cũng đa dạng và linh động hơn. Đặc điểm chức năng phản ánh rõ nhất nét khác biệt của các BTĐVKG so với các biểu thức khác. Chúng có thể làm trạng ngữ, bổ ngữ, chủ ngữ ở bình diện kết học cũng nh- là các tham tố ở bình diện nghĩa học. Chức năng làm trạng ngữ ở bình diện kết học và chu tố ở bình diện nghĩa học là hai c-ơng vị chủ yếu nhất của các BTĐVKG. Vì trong khi thông báo một sự tình, ngoài nội dung thông báo thì địa điểm không gian và thời gian cũng là một trong những yếu tố quan trọng để ng-ời nghe biết đ-ợc sự việc đó đã diễn ra ở đâu và trong thời gian nào.

Khảo sát các BTĐVKG đã cho chúng ta thấy đ-ợc rõ nét hơn đặc điểm, ý nghĩa của các từ chỉ không gian trong tiếng Việt. Ch-ơng tiếp theo của luận văn chúng tôi sẽ đi vào khảo sát tiếp các BTĐHKG để thấy rõ hơn về đặc điểm của nhóm từ này.

Ch-ơng III:

Khảo sát các Biểu thức định h-ớng không gian

1. Đặc điểm ngữ nghĩa của các BTĐHKG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)