Vai nghĩa của các BTĐHKG trong cấu trúc câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt (Trang 65 - 69)

3. Đặc điểm chức năng của các BTĐVKG

1.4. Vai nghĩa của các BTĐHKG trong cấu trúc câu

1.4.1. Các BTĐHKG là diễn tố.

Nh- chúng tôi đã nói, diễn tố là tham tố của vị từ tham gia vào nội dung biểu hiện của khung vị ngữ nh- một nhân vật đ-ợc giả định một cách tất yếu trong nội dung nghĩa của vị từ, mà nếu thiếu đi thì cái sự tình hữu quan không thể đ-ợc thực hiện, không còn là nó nữa.

Trong câu chỉ hành động có vị từ là các từ chuyển động có h-ớng hoặc những vị từ chuyển động không có h-ớng nh-ng kết hợp với những tác tử chỉ h-ớng (vốn là những động từ chuyển động có h-ớng) thì các BTĐHKG mà chúng tôi đang khảo sát th-ờng là diễn tố thứ hai: Vai đích. Ví dụ:

Khi tôi tới nhà, thì nhà đã om tiếng khóc.

(T36 - Truyện tình - Nam Cao) Hàn lẳng lặng ra tỉnh, nh- yên phận.

(T396 - Một truyện Xú - vơ - nia - Nam Cao)

Ngoài diễn tố chỉ đích, các BTKG còn là diễn tố chỉ nguồn trong các sự tình có vị từ là các động từ nh-: rời, bỏ, v-ợt, trốn ... Ví dụ:

Hắn bỏ làng, đi đó, đi đây.

(T187 - Đôi móng giò - Nam Cao) Còn bản chính, tôi vẫn giữ để đợi đến ngày tôi rời Việt Nam sẽ bán lại cho cô.

(T590 - Chuyện của cô ấy - Nguyễn Công Hoan)

Một số vị từ chuyển động có h-ớng nh-: ra, xuống, qua ... có thể kết

hợp với tác tử “khỏi“ đi sau để trở thành vị từ bao hàm nét nghĩa rời khỏi và đòi hỏi diễn tố thứ hai là vai chỉ nguồn. Ví dụ:

Lặng lẽ nh- hai cái bóng, họ rón rén ra khỏi buồng đi xuống bếp.

(T425 - Lang rận - Nam Cao) Nó sờ soạn ra khỏi cái ổ rơm rồi đi thẳng ra ngoài.

(T251 - Một đám c-ới - Nam Cao)

Trong nhóm từ chuyển động có h-ớng, có hai vị từ vốn có diễn tố thứ hai chỉ đích nh-ng lại cũng đ-ợc dùng với diễn tố thứ hai chỉ nguồn. Đó là

“ra“ và “xuống“. Ví dụ:

a. Cầu thủ B ra sân, để thay cho cầu thủ C.

a“. Cầu thủ C bị chấn thương ở chân nên phải ra sân. b. B-ớc chân xuống thuyền n-ớc mắt nh- m-a.

b“. Tàu đỗ ở một ga xép. Chỉ có vài ba hành khách xuống tàu.

ở ví dụ trên, a và b là những ví dụ có diễn tố thứ hai chỉ đích, còn a“

và b“ là những ví dụ có diễn tố chỉ nguồn.

Xét về mặt cấu tạo, các diễn tố này là danh từ hoặc danh ngữ đôi khi cũng có thể là đại từ.

- Là danh ngữ . Ví dụ:

Nó sờ soạn ra khỏi cái ổ rơm rồi đi thẳng ra ngoài.

(T251 - Một đám c-ới - Nam Cao) Từ trong các làng xóm, từ các ấp trại, từ các túm nhà linh tinh trên s-ờn đồi, ng-ời và ng-ời, và gồng gánh thúng mủng, và bị quai, tay nải, và ba lô nữa, lũ dài lũ ngắn, lần l-ợt dồn lên mấy con đ-ờng lớn.

(T627 - Buổi chợ trung du - Ngô Tất Tố)

- Là danh từ . Ví dụ:

Đ-ợc thứ đồ chơi hiếm có ấy, thằng Mến ra đình, đặt em nó ngồi phệt xuống thềm, rồi réo gọi một thằng bạn, rủ đi đánh đáo.

(T563 - Con ve - Nguyễn Công Hoan) Ông Tr-ơng ơi, ông làm ơn mở cổng cho tôi đánh trâu ra đồng.

(T479 - Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Nh- vậy, các BTĐHKG làm diễn tố chỉ có thể xuất hiện trong câu chỉ hành động. Chúng không có khả năng xuất hiện trong những câu chỉ quá trình, trạng thái, hay quan hệ nh- các BTĐVKG. Điều đó chứng tỏ, các BTĐHKG làm diễn tố muốn tồn tại phải dựa vào vị từ trung tâm. Hay nói một cách khác, vị từ trung tâm quy định bản chất diễn tố của các BTĐHKG.

1.4.2. Các BTĐHKG là chu tố.

Chu tố là những tham tố không nhất thiết phải có mặt trong sự tình, cho nên, khác với diễn tố, sự có mặt hay vắng mặt chúng không ảnh h-ởng đến tính trọn vẹn của câu.

Các BTĐHKG là chu tố th-ờng có mặt trong những câu chỉ hành động với vị từ là những động từ chuyển động chỉ đòi hỏi một diễn tố duy nhất, đó là chủ thể hành động.

Anh Dậu lẩy bẩy tiến vào tr-ớc thềm với bộ mặt đỏ gay nh- ng-ời đun bếp.

(T581 - Tắt đèn - Ngô Tất Tố) Trạch chạy vào bếp.

(T151 - Ma đ-a - Nam Cao) Rồi chị rón rén b-ớc vào trong nhà.

(T580 - Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Đối với các vị từ biểu hiện những hành động gây nên sự di chuyển của đối t-ợng nh-: đẩy, kéo, xô, vụt, phóng .... ngoài diễn tố chỉ chủ thể hành động và đối t-ợng mà hành động tác động vào còn có thể có thêm chu tố chỉ đích đ-ợc dẫn nhập bằng các từ: lên, xuống, ra, vào, sang, qua, đi, lại, về. Ví dụ:

Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà.

(T84 - Đời thừa - Nam Cao)

Các BTĐHKG làm chu tố th-ờng là bổ ngữ trong câu. Khi là bổ ngữ, chúng có thể là bổ ngữ trực tiếp hoặc bổ ngữ gián tiếp.

- Bổ ngữ trực tiếp. Ví dụ:

Với sự bùi ngùi ấy, tôi bỡ ngỡ b-ớc vào trong sân.

(T381 - Lớp ng-ời bị bỏ sót - Ngô Tất Tố) Cái đĩ lụt cụt chạy xuống nhà d-ới.

(T285 - Một bữa no - Nam Cao)

- Bổ ngữ gián tiếp. Ví dụ:

Đình chiến rồi, ng-ời ta lại đ-a hắn xuống tàu về n-ớc.

(T187 - Đôi móng giò - Nam Cao) Y đ-a tôi ra đầu chái.

Về cấu tạo, các BTĐHKG làm chu tố có thể là danh từ, danh ngữ, đại từ, cấu trúc “từ + danh ngữ“, cấu trúc “từ + giới ngữ“…

Vai nghĩa mà các BTĐHKG làm chu tố là vai chỉ đích hoặc chỉ nguồn.

-Vai chỉ nguồn:

Từ bụi rậm vụt chạy ra hai con thỏ. Từ trên gò cao, ông già đi xuống.

Các BTKG làm chu tố chỉ đích chỉ sự chuyển động tới một đích hay một vị trí nào đó. Nó trả lời cho câu hỏi “Đến đâu?“ còn các BTKG làm chu tố chỉ nguồn chỉ sự chuyển động từ một nguồn nào đó. Nó trả lời cho câu hỏi

“Từ đâu?“

Tóm lại, các BTĐHKG làm chu tố chỉ có thể xuất hiện trong các sự tình động, cụ thể là chỉ xuất hiện trong các câu hành động. ở c-ơng vị là chu tố, chúng tạo ra cảnh trí bổ sung về địa điểm, vị trí không gian cho sự tình trong câu. Chúng có thể đứng đầu câu hoặc cuối câu. Tuy nhiên, vị trí phổ biến hơn cả là ở cuối câu. Về ngữ pháp - từ vựng, chúng có thể là danh từ, danh ngữ, cấu trúc “từ + danh ngữ“ hay cấu trúc “từ + giới ngữ“...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)