Những động từ có mối quan hệ với các BTĐHKG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt (Trang 61 - 65)

3. Đặc điểm chức năng của các BTĐVKG

1.3. Những động từ có mối quan hệ với các BTĐHKG

Trong tiếng Việt có một nhóm từ mà từ tr-ớc tới nay, đ-ợc các học giả quan tâm, chú ý, đó là nhóm từ chỉ h-ớng vận động.

Việc xếp loại những từ nào thuộc vào nhóm này đã và đang gây nhiều tranh cãi giữa các nhà ngôn ngữ học. Để tiện cho việc khảo sát của mình, chúng tôi lấy ý kiến của tác giả cuốn “Nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt

hiện đại“ làm cơ sở nghiên cứu. Theo tác giả thì nhóm từ chỉ h-ớng vận

động bao gồm: Ra, vào, lên, xuống, đến, tới, sang, qua, lại, đi, về.

Đặc điểm đầu tiên có thể dễ nhận thấy ở nhóm từ chỉ h-ớng này là: + Là những từ đơn âm, thuần Việt, mang h-ớng cụ thể của sự vận động không gian nh-ng không mang một ph-ơng thức vận động xác định.

+ Vì ch-a mang ph-ơng thức vận động xác định nên từ chỉ h-ớng vận động có thể đứng sau một động từ mang ph-ơng thức vận động xác định để bổ sung h-ớng hoạt động cho động từ ấy.

+ Mặt khác, chúng cũng có thể dùng độc lập nh- động từ. (Tr-ờng hợp này tính không xác định của chúng về mặt ph-ơng thức vận động trở thành đ-ợc xác định trong mối liên hệ với đặc tính chủng loại của chủ thể vận động). Khi dùng độc lập nh- động từ thì những từ chỉ h-ớng vận động biểu thị

hoạt động h-ớng không gian, và h-ớng không gian này là h-ớng có giới hạn. Khi nhóm từ chỉ h-ớng vận động này là động từ thì đích không gian có thể đi liền ngay sau chúng.Ví dụ:

Hắn tức khắc đến nhà đội Tảo và cất tiếng chửi ngay từ đầu ngõ.

(T99 - Chí Phèo - Nam Cao) Anh vào nhà

(T213 - Con mèo - Nam Cao) Với những từ “ra“, “vào“, “lên“, “xuống“ nếu không có đích

không gian thì những từ chỉ h-ớng tĩnh nh- “trong“ , “ngoài“, “trên“, “dưới“... có thể đ-ợc coi nh- trong trạng ngữ địa điểm: ra ngoài, vào trong, lên trên, xuống d-ới ...

Trong nhóm từ chỉ h-ớng vận động này, động từ “đi“ là một từ đặc

biệt, nó đặc biệt ở chỗ: “đi“ vừa mang nét nghĩa thuộc phạm trù động tác vận động (giống: chạy, bay, bò ... ) đồng thời vừa mang nét nghĩa thuộc phạm trù h-ớng vận động (giống ra, vào, lên, xuống ... ).

Chẳng hạn, “đi“ với nét nghĩa là động từ động tác vận động.

a. Em bé tập đi.

“đi“ với nét nghĩa thuộc tr-ờng h-ớng vận động. b. Nam đi Hà Nội.

“đi“ trong (a) nặng về mặt biểu hiện sắc thái sinh lý, vật lý, mang ý

nghĩa tự thân.

Trong khi đó, “đi“ trong (b) thiên về ý nghĩa hành động tự giác, có ý thức về mục đích hoạt động trong mối liên hệ với đích không gian.

Chúng tôi bổ sung vào kết cấu “Em bé tập đi“ một nhân tố địa điểm, với điều kiện nhân tố này không trở thành đích không gian: Em bé (tập ) đi trong phòng. ở kết cấu này, bản chất của “đi“ là động từ động tác vẫn ch-a thay đổi.

Chúng tôi lại bổ sung vào kết cấu “Em bé tập đi“ một nhân tố địa

điểm, với điều kiện địa điểm này trở thành đích không gian: Em bé đi vào phòng. “Đi“ ở đây vẫn có thể thay bằng những động từ động tác khác nh-: chạy, bò Nh- vậy, điều quan trọng cần l-u ý thêm ở đây là: Khi chấp nhận

kết hợp với đích không gian, “đi“ phải nhờ vào sự môi giới trung gian của từ chỉ h-ớng vận động “vào“.

Thế nh-ng, “đi“ trong (b) không cần sự môi giới của từ chỉ h-ớng vận động mà nó vẫn có mối quan hệ trực tiếp với đích không gian. ở đây nghĩa tố h-ớng của “đi“ đã phát huy cao độ, chế ngự nghĩa tố động tác của nó. Nói rõ hơn, trong kết cấu này, nghĩa tố động tác đã bị trung hòa hóa và nghĩa tố h-ớng đ-ợc phát huy. Hoặc cũng có thể hiểu đ-ợc rằng, trong kết cấu: “Nam

đi Hà Nội“. Sắc thái động tác đã bị sự hấp dẫn của tính thông báo về đích

không gian lấn át. Tức là, quy luật bão hoà ở chủ quan của ng-ời tiếp nhận đã làm cho thông báo về tính chất cụ thể (do không đ-ợc chú ý) đã hòa vào nhân tố h-ớng vận động gắn liền với đích đang hấp dẫn hơn.

Chính đặc điểm này của “đi“ đã khiến cho “đi“ có thể kết hợp với tất cả các từ chỉ h-ớng còn lại trong nhóm. Khả năng này không có ở những từ khác trong nhóm. Ví dụ:

Hai ngài vái nhau một cái cực kỳ long trọng rồi cùng đi vào trong thềm. (T53 - Lều chõng - Ngô Tất Tố) Đi ra đ-ờng thì lảo đảo, chân nam đá chân siêu.

(T241 - Ng-ời hàng xóm - Nam Cao) Y khệnh khạng đi xuống bếp.

(T242 - Đòn chồng - Nam Cao) Rồi anh rón rén đi lại gi-ờng.

(T213 - Con mèo - Nam Cao) Bởi vì hắn đang đi thẳng về mạn phố hàng Hòm.

(T384 - Ng-ời hàng xóm - Nam Cao)

Việc khảo sát những từ chỉ h-ớng ở vị trí sau động từ chính đã đ-ợc nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, tuỳ yêu cầu cụ thể của từng công trình mà mỗi tác giả có cách đặt vấn đề và lý giải vấn đề khác nhau. Nhìn chung cho đến nay, có những vấn đề còn đặt ra nh- sau: Khi đứng sau động từ chính thì những từ chỉ h-ớng này, về mặt quan hệ ngữ pháp, đóng vai trò chính hay phụ? Những từ chỉ h-ớng, khi đứng kề

sau động từ chính, có đ-ợc xem là một thành tố của động từ ghép không, hay nói đúng hơn có cùng với động từ chính tạo thành động từ ghép không? Những từ chỉ h-ớng đứng sau động từ chính có đảm nhận chức năng cú pháp song song với việc đảm nhận chức năng ngữ pháp không? Và khi định dành cho từ chỉ h-ớng nh- yếu tố đứng sau ấy, tuỳ chỗ đứng của mình mà mỗi tác giả có cách gọi khác nhau: trợ động từ, trợ từ, trạng từ, quan hệ từ, từ biểu thị ph-ơng h-ớng ...

Trong luận văn của mình, chúng tôi không đi sâu khảo sát nhóm từ này ở những sắc thái biến đổi khác nhau về ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp, cú pháp mà chúng mang lại, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát chúng về ý nghĩa cú pháp và ý nghĩa từ vựng ngữ pháp.

Những từ chỉ h-ớng đứng sau động từ động tác chuyển động, về ý nghĩa từ vựng ngữ pháp chúng làm rõ h-ớng chuyển động không gian của động từ tr-ớc nó; về ý nghĩa cú pháp nó giữ mối liên hệ giữa động tác của chủ thể với địa điểm mà chuyển động chủ thể h-ớng tới (đích không gian d-ới dạng bổ ngữ địa điểm) với chức năng mang tính chất giới từ . Ví dụ:

Bà vội quay vào nhà.

(T141 - Ma đ-a - Nam Cao) Nh-ng không, Khiết thoáng thấy hai đứa trẻ chạy về phía sân.

(T150 - Ma đ-a - Nam Cao)

Những động từ có tính cách chuyển giao (trao, đ-a, gửi, đặt ...) cũng có thể kết hợp đ-ợc với những từ chỉ h-ớng nói trên và sau chúng cũng là những bổ ngữ địa điểm mang tính chất đích của sự vận động mà chủ thể h-ớng tới. Ví dụ:

Anh ấy gửi tiền đến ngân hàng

Hay là : Con đ-a bà lên Hà Nội.

(T407 - Nhìn ng-ời ta sung s-ớng - Nam Cao) Tôi nhờ anh ấy chuyển th- về quê rồi.

Các BTKG chỉ đích đi sau những động từ chuyển giao này th-ờng tồn tại d-ới dạng địa điểm tiếp nhận hoặc là nơi sở hữu.

Khi xác định các BTKG chỉ nguồn trong mối quan hệ với động từ thì những động từ không cần sự môi giới của các từ chỉ h-ớng vận động là các động từ “rời“, “bỏ“, “lìa xa“, “tránh“, “trốn“, “từ giã“, “từ biệt“.

Chính bản thân nét nghĩa của chúng đã bao hàm h-ớng xuất phát của chủ thể hành động. Ví dụ:

Còn bản chính, tôi vẫn giữ để đợi đến ngày tôi rời Việt Nam sẽ bán lại cho cô.

(T590 - Chuyện của cô ấy - Nguyễn Công Hoan)

Tất cả các động từ, động tác chuyển động, các động từ chuyển giao khi kết hợp với từ “khỏi“ đều có thể chỉ h-ớng xuất phát (h-ớng nguồn) từ một địa điểm, một vị trí nào đó của chủ thể hành động. Ví dụ:

Khi chúng tôi ra khỏi đầu làng, thì tiếng kêu và tiếng trống động mới nổi dậy.

(T387 - Thằng ăn c-ớp - Nguyễn Công Hoan) Lặng lẽ nh- hai cái bóng, họ rón rén ra khỏi buồng, đi xuống bếp.

(T425 - Lang rận - Nam Cao)

Các từ chỉ h-ớng khi là động từ thì chỉ có một số từ mới có thể kết hợp đ-ợc với “khỏi“ để bao hàm nét nghĩa h-ớng xuất phát của hành động. Đó là các từ: đi, ra, xuống, qua ... Ví dụ:

Xuống khỏi gi-ờng. Ra khỏi nhà.

Qua khỏi ngã t- này rẽ trái ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)