Khi sử dụng kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp, thì việc ghi rõ xuất xứ của
tài liệu đã trích dẫn là một nguyên tắc hết sức quan trọng. Tài liệu mà tác giả đã trích dẫn cần được ghi lại theo đúng các quy định hiện hành.
Khi viết trích dẫn, người nghiên cứu cần tôn trọng nguyên tắc bảo mật của
nguồn tài liệu được cung cấp, nếu nơi cung cấp có yêu cầu này. Có trường hợp, vì lợi ích khoa học, người viết cần nêu một sự kiện nào đó để làm bài học chung, mà không cần nêu đích danh tác giả.
Nói chung, khi trích dẫn phải đảm bảo ý nghĩa khoa học, ý nghĩa trách nhiệm
và ý nghĩa pháp lý, thể hiện sự tôn trọng những cam kết về chuẩn mực đạo đức
trong khoa học. Nếu trích dẫn nguyên văn tài liệu thì cần cho toàn bộ đoạn trích dẫn
vào ngoặc kép và ghi rõ xuất xứ. Nếu chỉ trích dẫn một ý tưởng thì cần ghi rõ ý
tưởng đó là của tác giả nào, lấy từ sách nào.
Trích dẫn khoa học có thể ghi cuối trang, cuối chương hoặc cuối tài liệu, tùy theo thói quen của người viết hoặc tùy theo quy định của cơ quan sử dụng tài liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứ khoa học. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, 1996 .
2. Vũ Cao Đàm. Nghiên cứu khoa học- Phương pháp luận và thực tiễn. NXB Chính
tri quốc gia, 1999.
3. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứ khoa học. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, 2005.
4. Phạm Minh Hạc. P hương pháp luận khoa học giáo dục. Viện Khoa học Giáo
dục,1981.
5. Phan Hoà . Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học. Đại học Nông lâm Huế,
2006
6. Lưu Xuân Mới. Phương pháp luận nghiên cứ khoa học. Trung tâm quốc tế đào tạo về khoa học vật liệu -ITIMS, 1996.
7. Lưu Xuân Mới. Lý luận dạy đại học.NXB Giáo dục, 2000.
8. Lưu Xuân Mới. Phương pháp luận nghiên cứ khoa học.NXB Đại học Sư phạm,
2003 .
9. Lê Tử Thành. Lôgíc học và phương pháp nghiên cứu khoa học. NXB Trẻ, Tp. Hồ
Chí Minh. 1996.
10. Hướng dẫn tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ. Bộ giáo dục và Đào tạo số 4394/SDH ngày 27 tháng 6 năm 1996