II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÔNG DỤNG 1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các
chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.
Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của
các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa
học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó.
Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ trong
quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc
thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp
nghiên cứu, củng cố các luận cứ...
Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về
thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên nó chủ yếu dựa trên
cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy nên sử dụng khi các phương pháp khác không có điều kiện thực hiện, không thể thực hiện được hoặc có thể sử
dụng phối hợp với các phương pháp khác.
Để sử dụng có hiệu quả phương pháp chuyên gia, người nghiên cứu cần:
- Lựa chọn đúng chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu; trung thực, khách quan trong nhận định, đánh giá.
- Lựa chọn những vấn đề cần tham vấn với những mục đích cụ thể để sử
dụng chuyên gia phù hợp.
Nếu sử dụng chuyên gia để nhận định một sự kiện khoa học hay một giải
pháp thông tin thì có thể thông qua các hình thức hội thảo, tranh luận... Tất cả các tư
liệu đều được xử lý theo một chuẩn, một hệ thống để tìm ra được các ý kiến gần
nhau hoặc trùng nhau của đa số chuyên gia. Những ý kiến đó sẽ là những kết luận
chung về sự kiện cần tìm.
Nếu sử dụng chuyên gia với mục đích đánh giá một công trình khoa học thì phải xây dựng một hệ thống các tiêu chí cụ thể, dùng một thang điểm chuẩn để đánh giá, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật để các chuyên gia đánh giá theo các thang điểm
chuẩn đó nhằm giảm thiểu sai sót kỹ thuật có thể xẩy ra.
Để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá và nhận định về một sự kiện
khoa học, cần hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng qua lại của chuyên gia: có thể đánh giá bằng văn bản; không để các chuyên gia gặp gỡ nhau trực diện, phát biểu
công khai; nếu cần đánh giá công khai thì người có uy tín nhất không phải là người đầu tiên phát biểu ý kiến.
2.3.1. Phỏng vấn
Phỏng vấn là đưa ra câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin
Trước mỗi đối tượng được chọn để phỏng vấn, người nghiên cứu cần có
những cách tiếp cận khác nhau để thu được từ người được phỏng vấn những thông
tin cần thiết cho người nghiên cứu.
Trong phỏng vấn người ta chia ra các loại như: phỏng vấn có chuẩn bị trước,
phỏng vấn không chuẩn bị trước, trao đổi trực tiếp, trao đổi qua điện thoại....