Phương pháp sơ đồ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC doc (Trang 35 - 37)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÔNG DỤNG 1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

1.4. Phương pháp sơ đồ

Sự phát triển lý thuyết sơ đồ được bắt đầu từ năm 1736, lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà toán học Đan Mạch Ơle.

Sơ đồ (graph) là một công cụ toán học được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh

vực khoa học như: kinh tế học (kế hoạch hóa...), sinh học (mạng thần kinh), tâm lý

học (sơ đồ hóa các quá trình hình thành các khái niệm – tri thức), giáo dục học

(phân tích hoạt động trong quá trình dạy học)... Ngày này, trong thiết kế dự án phát

triển kinh tế xã hội, trong xây dựng cơ bản, trong nghiên cứu khoa học thì sơ đồ là một trợ thủ tuyệt vời.

Có hai loại sơ đồ: Sơ đồ vô hướng: những yếu tố không xếp theo thứ tự và sơ đồ có hướng: những yếu tố xếp theo thứ tự

- Biểu diễn bằng hình học:

Sơ đồ vô hướng:

Sơ đồ có hướng:

Sơ đồ nhiều đỉnh:

Sơ đồ đối xứng:

Graph mạng (sơ đồ mạng): là một trong những dạng phức hợp thông tin của

các hoạt động tương tác nhau được biểu diễn dưới dạng một sơ đồ định hướng hữu

hạn mà nó phản ánh quan hệ giữa các hoạt động của một quá trình nào đó.

Ví dụ: sơ đồ mạng biểu diễn cách thực hiện một công trình nghiên cứu khoa

học theo thứ tự công việc và hoạt động cụ thể theo thứ tự từ 1 đến 6.

Ghi chú:1- Xác định đề tài, 2- Lập kế hoạch nghiên cứu, 3- Nghiên cứu các nguồn tài liệu và tìm hiểu thực tại, 4- Xử lý các nguồn tài liệu đã thu thập được, 5- Vạch đề cương kết cấu của công trình và viết nghiên cứu, 6- Tổ chức nghiệm thu và công bố kết quả nghiên cứu.

Trong nghiên cứu khoa học (đặc biệt là xử lý các thông tin định tính), nhận

dạng chuẩn xác mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện sẽ giúp người nghiên cứu mô

tả được dưới dạng các sơ đồ:

Sơ đồ nối tiếp: mô tả mối liên hệ kế tục

Sơ đồ song song: mô tả mối liên hệ đồng thời.

Sơ đồ hỗn hợp: mô tả mối liên hệ cả kế tục và đồng thời.

Sơ đồ các mối liên hệ tương tác: mô tả mối liên hệ qua lại.

Sơ đồ hệ thống điều khiển: mô tả hệ thống điều khiển, trong đó có chủ thể điều khiển, đối tượng bị điều khiển, lệnh điều khiển và thông tin phản hồi về kết

quả. 1 2 3 4 5 6

Sơ đồ hình cây: mô tả hệ thống phân đẳng cấp. Ví dụ: cây mục tiêu nghiên cứu khoa học.

Sơ đồ ngày nay được xem như phương pháp khoa học với những ứng dụng

quan trọng và phổ biến trong thực tiễn như:

+ Hệ thống PERT – Program Evaluation and Review Technique (kỹ thuật đánh giá và kiểm tra các chương trình). Hệ thống này được gọi là hệ tiềm năng –

giai đoạn (sinh ra ở Mỹ năm 1958 có liên quan đến việc hoàn thiện tên lửa Polaris). + Phương pháp tiềm năng: MP – Methode des potentiels (sinh ra ở Pháp năm

1958).

+ Phương pháp đường găng (con đường tới hạn): CMP- Critical Path Methods – chính là tiếp cận PERT theo nghĩa hẹp,... có thể nêu lên những ưu thế cụ

thể nổi bật hoạt động từ đơn giản đến phức tạp (trong đó kể cả hoạt động nghiên cứu khoa học) bằng sơ đồ graph.

+ Mô hình hóa cấu trúc của quy trình hoạt động thành hệ thống những nhiệm

vụ, mục tiêu, các công đoạn thực hiện cùng với những yêu cầu chặt chẽ.

+ Mô hình hóa logic triển khai hoạt động, tức là con đường vận động từ điểm

bắt đầu cho đến khi kết thúc cùng với những con đường phân nhánh của nó.

+ Tính toán được con đường tới hạn và thời lượng tối đa phải hoàn thành một hoạt động (đề án).

Tất cả những khả năng trên giúp người nghiên cứu có thể quy hoạch tối ưu

và nhờ đó điều khiển tối ưu hoạt động nghiên cứu khoa học của mình dù phức tạp hay có quy mô như thế nào.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC doc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)