Đánh giá kết quả nghiên cứu của một đề tài là công việc thường xuyên của
nghiên cứu khoa học. Đối với một cơ quan quản lý khoa học, thì đánh gía là một
biện pháp xem xét một công trình khoa học để quyết định nghiệm thu.
1. Chỉ tiêu đánh gía
Về nguyên tắc, bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào cũng được đánh
giá theo bốn loại chỉ tiêu:
1. Tính mới trong khoa học (Luận đề)
2. Tính xác thực của các kết quả quan sát hoặc thí nghiệm (Luận cứ) 3. Tính đúng đắn về phương pháp luận khoa học (Luận chứng)
4. Tính ứng dụng
Tuy nhiên, trong bốn chỉ tiêu trên, chỉ tiêu thứ tư có thể không xem xét đối
với những công trình nghiên cứu cơ bản thuần túy, chưa có khả năng áp dụng.
2. Phương pháp đánh giá
Có hai phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu: phương pháp chuyên gia và phương pháp hội đồng. Sử dụng phương pháp nào là do cơ quan đặt hàng hoặc cơ quan quản lý nghiên cứu quyết định. Trong nhiều trường hợp, phương pháp hội đồng thường được sử dụng kết hợp với phương pháp chuyên gia.
Phương pháp chuyên gia. Cơ quan đặt hàng hoặc cơ quan quản lý mời
những
chuyên gia có kinh nghiệm viết nhận xét phản biện. Trong một số trường hợp, để
có thể nhận được những ý kiến đánh giá khách quan, tên của chuyên gia phản biện,
và tên của người thực hiện đề tài đều được giữ bí mật.
Phương pháp hội đồng.Trong phương pháp này, một hội đồng được thành lập gồm những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu. Hội đồng gồm một số lẻ
thành viên, bao gồm: chủ tịch, thư ký và các thành viên. Trong hội đồng có thể phân
công một hoặc hai thành viên viết nhận xét, gọi là ủy viên phản biện. Để có tư liệu
làm việc cho hội đồng, nhóm nghiên cứu cần viết một bản tóm tắt báo cáo khoa học
và gửi cho các thành viên hội đồng. Sau khi nghe tác giả trình bày kết quả nghiên cứu, ý kiến của những người viết nhận xét phản biện, hội đồng thảo luận và bỏ
phiếu đánh giá.
3. Nhận xét phản biện khoa học
Nhận xét phản biện khoa học là một văn bản viết, nhằm mục đích bình luận, phân tích, đánh giá một công trình. Nội dung nhận xét phản biện bao gồm:
- Phần mô tả thủ tục: tên công trình được nhận xét, số trang chung và số
trang qua từng phần và chương.
- Phần mô tả nội dung chung và nội dung qua các chương. Phần này được
phân tích theo cấu trúc logic, chỉ rõ chỗ mạnh và chỗ yếu.
- Phần nhận xét về những điểm mới của công trình: Phát hiện mới về quy
luật, sáng tạo mới về các giải pháp, hoặc về nguyên lý công nghệ.
- Phần nhận xét những luận cứ chưa được xác nhận: do trở ngại tự nhiên, do
điều kiện kỹ thuật, do hạn chế nhận thức, do sai phạm trong phương pháp tiếp cận,
do sai phạm logic trong suy luận.
- Phần khuyến nghị: công trình có thể được chấp nhận, công trình cần được
chỉnh lý thêm hoặc bổ sung, công trình cần phải làm lại, công trình cần được tiếp
tục phát triển thêm, công trình được áp dung, được cấp bằng sáng chế.
V. ĐẢM B ẢO PHÁP LÝ CHO CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
Các sản phẩm khoa học, dù được thể hiện dưới bất kỳ dạng sản phẩm công
bố nào, đều được bảo hộ pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sỡ hữu trí tuệ được
1. Bảo hộ sỡ hữu trí tuệ trên thế giới
Văn bản quốc tế quan trọng nhất về sở hữu trí tuệ là công ước Berne về
quyền tác giả và công ước P aris về sỡ hữu công nghiệp được ký kết ngày 20/3/1883. Tiếp đó có những văn kiện khác, như Thỏa ước Madrid (1891), Thỏa ước La Haye
(1925), Thỏa ước Nice (1957), Thỏa ước Lisboa (1958) và Thỏa ước Locarno (1968). Văn bản có liên hệ trực tiếp với người nghiên cứu là Công ước Paris. Còn
các văn bản khác chủ yếu có liên quan đến công nghiệp và thương mại.
2. Bảo hộ sỡ hữu trí tuệ ở nước ta
Luật dân sự của nước ta có 3 chương về các quyền liên quan đến hoạt động
nghiên cứu khoa học. Nội dung có một số điểm quan trọng:
Bản quyền, thuộc về những tác phẩm viết, bài báo, đề cương bài giảng, bài thuyết trình được ghi âm, ghi hình. Tác phẩm viết về các phát minh (chứ không phải thuyết trình được ghi âm, ghi hình. Tác phẩm viết về các phát minh (chứ không phải
bản thân phát minh), thì được bảo hộ theo luật này. Trong bản quyền có phân biệt
chủ tác phẩm và tác giả của tác phẩm. Tác giả được hưởng quyền tác giả, còn chủ
tác phẩm thì có quyền quyết định số phận của tác phẩm, như cho xuất bản, cho tái
bản, cho phép dịch, v. v...
Quyền sở hữu công nghiệp, là quyền đối với các sáng chế. Các giải pháp hữu ích tuy chưa đạt tính mới về nguyên lý kỹ thuật như sáng chế, nhưng cũng được
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Sau khi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, tác giả được cấp bằng sáng chế độc quyền. Luật sở hữu công nghiệp phân biệt chủ của sáng
chế và tác giả của sáng chế. Tác giả của sáng chế được hưởng quyền tác giả. Còn chủ
của sáng chế thì có quyền ký hợp đồng cho phép sử dụng sáng chế. Tuy nhiên, có một số sáng chế mà các Chính phủ trên thế giới đều không cho phép bất kỳ cá nhân
nào có quyền làm chủ, đó là những sáng chế thuộc các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, bí mật quốc gia.
CHƯƠNG V
VIẾT TÀI LIỆU KHOA HỌC