Phương pháp quan sát

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC doc (Trang 39 - 41)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÔNG DỤNG 1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2.1.Phương pháp quan sát

2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.1.Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn

biến của sự kiện, hiện tượng đó.

Ý nghĩa của phương pháp là: Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức

sự vật. Quan sát sử dụng một trong hai trường hợp: phát hiện vấn đề nghiên cứu; đặt

giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Quan sát đem lại cho người nghiên cứu những

tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho

khoa học những giá trị thực sự.

Chẳng hạn:

+ Pavlôv: Nêu rõ khẩu hiệu hành động trong nghiên cứu khoa học “Quan sát,

quan sát và quan sát...” – nhờ có quan sát mà P avlôv đã xây dựng được học thuyết

“P hản xạ có điều kiện”.

+ Niutơn: Quan sát hiện tượng quả táo rơi, khái quát và xây dựng nên “Định

luận vạn vật hấp dẫn”.

+ Keple: Quan sát chuyển động của các hành tinh qua và hướng vào sao hoả đã xây dựng được ba định luật chuyển động của các hành tinh rất nổi tiếng trong thiên văn học.

+ Galile: Quan sát dao động của chiếc đèn lồng trong nhà thờ từ lúc bắt đầu đến lúc tắt, đã khái quát và nêu ra định luật chuyển động của con lắc đơn với chu

kỳ:

T = 2π√l/g

+ Nhờ quan sát chuyển động Braonơ đã xây dựng nên thuyết phân tử - nguyên tử (phân tử chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách)...

+ Theo dấu hiệu về mối liên hệ giữa người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu có thể có các loại quan sát: trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín đáo, có tham dự,

không tham dự (chỉ đóng vai trò ghi chép).

+ Theo dấu hiệu không gian, thời gian, thì có các loại quan sát: liên tục, gián đoạn, theo đề tài tổng hợp, theo chuyên đề.

+ Theo mục đích thì có các loại quan sát: Quan sát khía cạnh, toàn diện;

Quan sát có bố trí (trong phòng thí nghiệm); Quan sát phát hiện, kiểm nghiệm...

+ Hoặc nếu theo mục đích xử lý thông tin thì có: quan sát mô tả, quan sát

phân tích...

- Những yêu cầu của quan sát:

+ Xác định rõ đối tượng quan sát. Quan sát phải được tiến hành trong điều

kiện tự nhiên của hoạt động: người được quan sát không biết mình đang bị quan sát, người quan sát không nên can thiệp vào hoạt động tự nhiên và thay đổi hành vi của đối tượng (nếu là con người), người quan sát phải tự mình tham gia vào hoạt động (lao động, học tập, vui chơi...) cùng với người được quan sát (cùng tham gia) để đảm bảo tính tự nhiên của hiện tượng, quá trình nghiên cứu.

+ Xác định rõ ràng mục đích, nhiệm vụ quan sát, từ đó phải xây dựng kế

hoạch quan sát trong suốt quá trình nghiên cứu và chương trình của từng buổi quan sát. Điều quan trọng là xác định quan sát toàn bộ hay chọn lọc, từ đó mới ghi lại tất

cả cái gì mắt thấy tai nghe hay một mặt nào đó. Không có chương trình, kế hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thì tài liệu thu thập được khó tin cậy, không loại trừ được các nhân tố ngẫu nhiên. + Phải ghi lại kết quả (biên bản) quan sát: ghi lại sự kiện, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra sự kiện. Chỉ có ghi lại mới đảm bảo được tính lâu dài và có hệ thống:

nhờ đó mới thiết lập được mối quan hệ, liên hệ bản chất điển hình của những biểu

hiện của hiện tượng, sự kiện hay tâm lý khác nhau. Có thể ghi lại bằng máy ảnh,

camêra, quay phim, ghi âm, hay bằng tốc ký, biên bản quan sát....

- Quan sát có những biến dạng:

+ Phương pháp phân tích các sản phẩm hoạt động: Trường hợp nghiên cứu đối tượng (là người) chỉ thông qua sản phẩm hoạt động của nó... Thực chất thì chính các quá trình tâm lý được “vật hoá” trong các sản phẩm hoạt động– đó là đối tượng

nghiên cứu (ví dụ: nghiên cứu tâm lý trẻ em thông qua bức tranh em vẽ, bài thơ do

em làm, bài tập do em thể hiện...)

+ Phương pháp khái quát hoá các nhận xét độc lập (phương pháp nhận định độc lập) cũng là dòng họ của quan sát, vì các nhận định độc lập được xây dựng từ

quan sát trong các loại hiện tượng khác nhau (ví dụ: quan sát trực tiếp học sinh,

sinh viên trong giờ học khi dự giờ để tìm hiểu phong cách, thái độ học tập, hứng thú đối với môn học của học sinh). Khái quát nhận xét riêng của từng giáo viên về một

- Quan sát có ưu điểm là giữ được tính tự nhiên (khách quan) của các sự

kiện, hiện tượng và biểu hiện tâm lý con người, cung cấp số liệu sống động, cụ thể, phong phú; quan sát được thực hiện khá đơn giản, không tốn kém. Tuy nhiên,

nhược điểm cơ bản của quan sát là: người quan sát đóng vai trò thụ động, phải chờ đợi các hiện tượng diễn ra, không chủ động làm chúng diễn ra theo ý muốn được, khó khăn trong việc đánh giá sự tồn tại của những điều kiện nảy sinh các hiện tượng, sự kiện và do đó khó tách các mối liên hệ nhân quả.

Tóm lại, quan sát là phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, nhưng

cần phải phối hợp với các phương pháp khác mới có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC doc (Trang 39 - 41)