II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÔNG DỤNG 1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học
Là phương pháp thu thập các sự kiện trong những điều kiện được tạo ra một cách đặc biệt (tạo ra kinh nghiệm mới, lý thuyết mới để khẳng định những mối liên hệ dự kiến sẽ có trong những điều kiện mới) đảm bảo cho sự thể hiện tích cực, chủ động các hiện tượng, sự kiện nghiên cứu.
Nói cách khác: Phương pháp thực nghiệm khoa học chủ động tạo ra các tình huống nghiên cứu trong những điều kiện khống chế, có thể lặp lại nhiều lần, các
nhân tố có thể biến thiên theo ý muốn để tạo ra sự tác động, đo đạc sự tác động ấy để đánh giá tình huống nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học là một trong các phương pháp cơ bản
trong nghiên cứu khoa học. Song chỉ được sử dụng khi và chỉ khi đặt ra bài toán làm sáng tỏ các mối liên hệ, sự phụ thuộc giữa các hiện tượng nghiên cứu và sự thể
hiện các giả định, kiểm định các giả thuyết.
Có 3 điều kiện để sử dụng phương pháp thực nghiệm khoa học:
+ Biết được chính xác những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự nảy sinh và diễn
+ Xác định được những nguyên nhân của các hiện tượng do vạch ra được các điều kiện ảnh hưởng.
+ Lặp lại thí nghiệm nhiều lần tùy theo ý muốn và như vậy sẽ thu được, tích
lũy được những tài liệu định lượng mà từ đó có thể phán đoán về tính điển hình hay ngẫu nhiên của các hiện tượng nghiên cứu.
- Tính chất đặc trưng của phương pháp thực nghiệm nghiên cứu:
+ Cho khả năng thực hiện độc lập với môi trường (thực nghiệm trong phòng thí nghiệm)
+ Cho khả năng nghiên cứu các hiện tượng với việc xác định đúng đắn các tác động quyết định để làm nhanh lên hoặc chậm lại các quá trình.
+ Việc bổ sung nội dung của đối tượng được thực hiện bằng các thành phần
mới để làm thay đổi sự phát triển của đối tượng.
+ Kiểm định các giả thuyết giả định đã nêu ra và có những kết luận về
chúng.
+ Giải thích các kết quả nhờ các công cụ và phương tiện đăc biệt.
- Yêu cầu cơ bản của việc sử dụng phương pháp thực nghiệm:
+ Không được cản trở hoặc đảo lộn tiến trình hoạt động bình thường của đối tượng nghiên cứu.
+ Chỉ được tiến hành thực nghiệm khi có đầy đủ luận cứ: mục đích; điều
kiện (cơ sở lý luận, giả thuyết khoa học, đối tượng tác động, phương pháp nghiên
cứu, địa bàn thực nghiệm, lực lượng tham gia thực nghiệm...); các bước thực
nghiệm; xử lý kết quả; phân tích lý luận; khái quát hóa và hình thành tri thức mới... để tin tưởng rằng việc đưa ra những cái mới đã được kiểm tra vào quá trình nghiên cứu chỉ có thể góp phần nâng cao hiệu quả và thành công của công trình nghiên cứu, ít ra là không gây hậu quả xấu.
- Phân loại: thường chia thành hai loại phương pháp thực nghiệm chính:
+ Thực nghiệm tự nhiên.
+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
Ngoài ra do mục đích và mức độ nghiên cứu người ta còn chia thành các loại phương pháp thực nghiệm khác nhau:
+ Thực nghiệm thăm dò + Thực nghiệm xét nghiệm
+ Thực nghiệm định tính
+ Thực nghiệm định lượng...