Điều tra bằng trò chuyện (đàm thoại): Là phương pháp thu thập sự kiện về

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC doc (Trang 43 - 44)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÔNG DỤNG 1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.2.1. Điều tra bằng trò chuyện (đàm thoại): Là phương pháp thu thập sự kiện về

các hiện tượng, quá trình tâm lý thông qua quá trình giao tiếp trực tiếp với đối tượng theo một chương trình đã vạch ra một cách đặc biệt.

Đàm thoại là phương pháp nghiên cứu mang tính chất độc lập hay bổ trợ

nhằm làm sáng tỏ những điều chưa rõ khi quan sát, do đó cần được thực hiện theo

kế hoạch định trước với những câu hỏi chuẩn bị trước để làm sáng tỏ vấn đề. Các phương pháp: phỏng vấn, toạ đàm, hỏi chuyện, trưng cầu ý kiến thuộc dòng họ của phương pháp trò chuyện (đàm thoại).

Đặc điểm của phương pháp đàm thoại:

+ Nhờ tiếp xúc trực tiếp mà khả năng thay đổi câu hỏi cho phù hợp với câu

trả lời mà vẫn giữ nguyên được mục đích trong suốt thời gian trò chuyện. Điều quan

trọng là phải duy trì trong suốt thời gian trò chuyện một không khí thoải mái, tự do

và thiện chí, không được biến trò chuyện thành chất vấn, hỏi cung người được

nghiên cứu.

+ Sự tiếp xúc trực tiếp sẽ tăng khả năng nghiên cứu không chỉ nội dung câu

trả lời mà cả ẩn ý của chúng, đặc điểm của giọng nói và toàn bộ bức tranh hành vi của người đó. Bởi vậy, khi thiết kế buổi trò chuyện cần xác định rõ mục đích làm

sao thu được kết quả dưới dạng trực tiếp và gián tiếp.

Cơ sở của trò chuyện là việc trao đổi, thảo luận về một quyển sách đã đọc,

một vở kịch, một bộ phim đã xem hoặc tranh luận về một tình huống có vấn đề nào

đó giúp người nghiên cứu hiểu được đặc điểm nhân cách của đối tượng, khẳng định,

chính xác hoá, bổ sung cho những nhận xét về đối tượng.

+ Trò chuyện có ưu điểm là cung cấp cho người nghiên cứu những tài liệu về

những điều thầm kín nhất trong tâm hồn người được nghiên cứu mà các phương pháp khác không làm được, giúp giải thích nguyên nhân của những đặc điểm tâm lý này hay khác. Tuy nhiên, phương pháp trò chuyện có hạn chế là: không thể đảm bảo

câu trả lời hoàn toàn trung thực (nhất là khi tâm lý trò chuyện không thuận lợi, quan hệ không cởi mở, cảm thông và hợp tác, không lịch thiệp, tế nhị và niềm nở khi trò chuyện). Do đó, phương pháp này chỉ là phương pháp để bổ trợ để thu lượm các tài liệu bổ sung, hoặc tìm hiểu sơ bộ về đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn đầu và

chỉ nên sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu nhân cách nói chung và một số đặc điểm tâm lý nào đó nói riêng của con người.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC doc (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)