Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC doc (Trang 52 - 54)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÔNG DỤNG 1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.5. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp kết hợp lý

luận với thực tế, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra lý luận cao hơn.

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem xét lại

những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ

ích cho khoa học và thực tiễn.

Tổng kết kinh nghiệm thường hướng vào các hoạt động xã hội và được tiến hành như sau:

- Phát hiện các sự kiện điển hình, các sự kiện này có ảnh hưởng lớn đối với

cuộc sống và hoạt động thực tiễn

- Gặp gỡ, trao đổi với những nhân chứng, những người đã trực tiếp tham gia

sự kiện để họ mô tả, bày tỏ cảm xúc, đưa ra nhận định, đánh giá về nguyên nhân và diễn biến sự kiện.

- Lặp lại mô hình sự kiện, khôi phục lại sự kiện đã xảy ra.

- Phân tích từng mặt sự kiện, những nguyên nhân, hoàn cảnh xuất hiện, diễn

biến sự kiện theo trình tự lịch sử.

- Dựa trên một lý thuyết khoa học để chứng minh, để giải thích sự kiện, tìm ra những kết luận thực sự khách quan về bản chất và quy luật phát triển của sự kiện,

rút ra những bài học cần thiết, sau đó cần được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi những bài học rút ra được qua phân tích và tổng kết kinh nghiệm.

Phân tích và tổng kết kinh nghiệm được coi là một phương pháp nghiên cứu

khoa học độc lập, chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục nói

riêng và khoa học xã hội nói chung, có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích, phát hiện,

tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến của bản thân người khác hay của

một tập thể.

Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giúp người nghiên cứu phát hiện các vấn đề cần giải quyết, nêu lên giả thuyết về những mối liên hệ có tính quy luật giữa các tác động và kết quả, kiến nghị các biện pháp, giải pháp để bổ khuyết thiếu sót và hoàn thiện quá trình hay một vấn đề nào đó.

Do đó, có thể nói: phân tích và tổng kết kinh nghiệm cũng là thực hiện đề tài NCKH, chỉ khác là tên đề tài đã được xác định, các kết quả đã có sẵn. Điều có ý

nghĩa quan trọng là lựa chọn đúng đắn, đầy đủ các luận cứ khoa học, các kinh nghiệm tiên tiến cần phân tích, tổng kết và sau đó đưa ra những biện pháp để cải

tiến, hoàn thiện và nâng lên ở một mức cao hơn.

- Để thực hiện phân tích và tổng kết kinh nghiệm cần tuân thủ theo quy trình gồm các bước như sau:

+ Bước chuẩn bị:

- Xác định chính xác tiêu đề của kinh nghiệm

- Cần theo dõi các công trình khoa học, các kinh nghiệm tiên tiến đã được

công bố để tránh tình trạng công bố sau.

- Trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, bạn đồng nghiệp, để xác

định tiêu đề một các chuẩn xác và khẳng định kết quả kinh nghiệm của mình.

+ Bước thu thập tài liệu

khoa học nào cũng phải dựa trên một cơ sở lý luận, một luận điểm lý thuyết nào đó.

- Tập hợp và xử lý các kết quả đã đạt được của kinh nghiệm.

+ Viết kinh nghiệm

Viết kinh nghiệm thể hiện tính khẳng định quan điểm của mình, có cơ sở

khoa học và thực tiễn.

+ Công bố hoặc bảo vệ kinh nghiệm

3. Các phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học

Ngày nay, trong nghiên cứu khoa học đã sử dụng các lý thuyết toán học vào việc tìm ra các lý thuyết chuyên ngành. Xu hướng “toán học hóa” mở ra con đường

mới giúp cho khoa học đạt tới mức độ chính xác, sâu sắc để từ đó khám phá ra bản

chất và quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Khoa học hiện đại sử dụng toán học với hai mục đích:

- Sử dụng toán thống kê như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý các thông tin định lượng được trình bày dưới dạng: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ

thị, xử lý thông tin định tính bằng biểu đồ) đã thu thập được từ các phương pháp

nghiên cứu khác nhau như: quan sát, điều tra, thực nghiệm... làm cho các kết quả

nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy.

- Sử dụng các lý thuyết toán học (như: thống kê xác suất, các phương tiện

của lý thuyết tập hợp, của logic và của đại số...) và phương pháp lôgic học (như:

phân tích, tổng hợp, quy nạp, suy diễn, suy lý...), sử dụng các máy tính điện tử với

các kỹ thuật vi xử lý... để xây dựng các lý thuyết chuyên ngành. Nhiều công thức

toán học được dùng để tính toán các thông số có liên quan tới đối tượng, từ đó tìm

ra được các quy luật của đối tượng.

Các phương pháp toán học cần đảm bảo cho quá trình nghiên cứu khoa học đi đúng hướng, nhất quán, cũng như trong trình bày kết quả nghiên cứu thành một

hệ thống logic và đồng thời tạo lập các ngôn ngữ khoa học chính xác có tính thuyết

phục cao.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC doc (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)