Kết cấu tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 38 - 45)

Chƣơng 2 : KẾT CẤU VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN

2.1 Kết cấu

2.1.2. Kết cấu tuyến tính

Đây là lối kết cấu truyền thống, các sự kiện đƣợc trình bày theo trình tự thời gian. Sự kiện xảy ra trƣớc đƣợc kể trƣớc, sự kiện xảy ra sau đƣợc kể sau. Cốt truyện diễn tiến theo một trục nằm ngang. Trƣớc đây, trong truyện thơ Nôm, kiểu mô hình kết cấu thƣờng gặp là “Giới thiệu-Gặp gỡ-Tai biến-Đoàn tụ”. Truyện Kiều là câu chuyện về mƣời lăm năm lƣu lạc của nàng Kiều “thanh lâu hai lƣợt, thanh y hai lần”. Kết cấu truyện tuân thủ theo mô típ truyền thống. Quá trình lƣu lạc, các sự kiện, biến cố xảy đến với cuộc đời Kiều diễn ra tuần tự. Tiểu thuyết chƣơng hồi cũng là một ví dụ điển hình cho lối kết cấu này. Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái gồm 17 hồi phản ánh cuộc tranh chấp giữa các tập đoàn phong kiến thời Lê mạt và phong trào Tây Sơn trong khoảng hơn 30 năm cuối thế kỉ XVIII. Mỗi hồi đều diễn ra sự kiện khác nhau, sắp xếp theo trình tự thời gian.

Trong dòng chảy văn học hiện đại, lối kết cấu này không đƣợc các tác giả sử dụng nhiều. Chúng ít thách thức ngƣời đọc. Xu hƣớng chung đƣợc chọn lựa là lối kết cấu phi tuyến tính. Những lối kết cấu mới đem đến nhiều cách tân cho thể loại truyện ngắn.

Khảo sát 20 truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn, một bất ngờ là nhiều truyện ngắn đƣợc kết cấu theo trật tự thời gian, nghĩa là theo mô típ truyền thống. Cụ thể là có 13/20 truyện ngắn nhà văn sử dụng lối kết cấu này. Đó là các truyện Một cuộc thi hoa hậu, Những người đi ở, Một tối vui, Làng có 99 cái ao, cây đa 99 cành và ông đại tá về hưu, Người chăn kiến, Ngưu tất, hồng hoa, nga truật, Dị bản một truyện đã in, Truyện không tên, Một cái hôn dài, Một ngày dài đằng đẵng, Thói quen, Những người rách việc.

Các truyện ngắn nhƣ một sơ đồ sự kiện diễn tiến trên trục nằm ngang. Sự kiện có khởi đầu, phát triển rồi kết thúc. Sự kiện này nối tiếp sự kiện kia, không có sự đảo lộn thời gian. Một cuộc thi hoa hậu đƣợc kết cấu theo trình tự thời gian từ lúc ý tƣởng về cuộc thi nảy nở, công tác chuẩn bị cho cuộc thi, các thí sinh tập

duyệt cho chƣơng trình, địa điểm đến khi cuộc thi diễn ra. Kết quả cuộc thi, nhận xét của mọi ngƣời. Tất cả đều bám sát diễn biến . Tác giả đã khéo léo sắp xếp các sự kiện có trƣớc, có sau, khơi gợi trí tò mò của độc giả. Điều này giúp thể hiện sự quy củ của cuộc thi do những đứa trẻ trong xóm tổ chức. Các em vừa tỏ ra rất ngƣời lớn, vừa ngây thơ. Mọi việc đều đƣợc lên kế hoạch từ trƣớc và tính toán một cách cẩn thận. Cuộc thi cũng nhƣ thế giới trong mắt các em thật đẹp nhƣng bƣớc đầu cũng xuất hiện nƣớc mắt, sự vấp ngã của ngƣời thua cuộc.

Những người đi ở đƣợc kết cấu tuyến tính. Bắt đầu từ một cuộc điện thoại của bà Tuyết với ông Hào rồi xoay quanh câu chuyện giữa ba ngƣời. Những tâm sự của ngƣời này với ngƣời kia, sự chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Ba con ngƣời đồng cảnh ngộ ấy trong nỗi nhớ nhà, nhớ quê hƣơng. Họ chịu hy sinh cho con cái, rời bỏ chốn chôn rau cắt rốn để đến một nơi xa lạ. Sau nhiều ngày nói chuyện qua điện thoại, họ tổ chức đƣợc một “bữa liên hoan” đúng nghĩa. Thỉnh thoảng, tác giả có tạt ngang câu chuyện bằng các sự việc liên quan đến cô Hƣơng Sen, cuộc đạp xe của ông Hào. Tuy vậy, các sự việc đều thống nhất với nhau theo trình tự thời gian. Qua đó, nhà văn cho thấy phần nào bức tranh về cuộc sống, về xã hội lúc bấy giờ ở Hòn Ngọc Viễn Đông. Sự phát triển vƣợt bậc, kéo theo nhiều thay đổi chóng mặt, những ngƣời “Bắc Kì” cũng phải tập thích nghi dần với điều đó.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng chỉ rõ tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là cái mặt cắt của dòng đời. Vì vậy có khi thời gian trong tiểu thuyết kéo dài đến trăm năm, qua bảy thế hệ (Trăm năm cô đơn - Marquez) thì thời gian trong truyện ngắn lại rất ngắn, có thể là một tuần, một tháng, vài tháng hay một năm. Trở lại với truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn, thời gian trong các câu chuyện của nhà văn có độ dài ngắn khác nhau. Một số truyện có thời gian đặc biệt ngắn nhƣ Một tối vui; Ngưu tất, hồng hoa, nga truật; Một ngày dài đằng đẵng. Đôi khi chỉ một ngày hay một vài tiếng đồng hồ. Dù vậy, các sự việc diễn ra có đầu, có cuối, hoàn toàn tuyến tính.

Một tối vui diễn ra trong không gian hẹp “nhà tù”, thời gian gói gọn trong mấy tiếng buổi tối. Các sự việc xảy ra tuần tự, nguyên cớ bắt đầu khi một ngƣời tù

tên Ruổm bắt đƣợc con chuột. Một phiên toà đƣợc lập ra dành riêng cho bị cáo chuột. Bản cáo trạng đƣợc tuyên bố, bản án đƣợc thi hành. Có thể nói, các bƣớc tiến hành vô cùng chuyên nghiệp, đầy kinh nghiệm. Bản án không hề bỏ qua bƣớc nào khi xét xử. Chính phiên xét xử đã đem đến những tiếng cƣời hiếm hoi cho ngƣời tù. Đó là kỉ niệm không thể quên trong cuộc đời họ. Tiếng cƣời cất lên từ những ám ảnh đến xót xa, tội nghiệp của ngƣời tù.

Thời gian trong Một ngày đằng đẵng đƣợc xác định ngay ở tiêu đề truyện. Chỉ trong một ngày chuyển trại từ trại giam P. đến trại giam N. Từng việc xảy ra trong quãng đƣờng chỉ ba mƣơi cây số nhƣng thời gian đi lại kéo dài đến một ngày đƣờng. Mỗi sự việc diễn ra đều áp sát cuộc hành trình đó. Chính kết cấu này tạo ra một cuộc rƣợt đuổi bất ngờ thú vị trong nội tâm nhân vật Cƣờng. Những thấp thỏm, lo âu từ khi cánh cửa phòng giam của Cƣờng mở ra, khi Cƣờng bị áp giải lên xe, khi xe dừng lại. Xe cứ đi, cứ đi, dừng lại rồi lại đi. Phải đến lúc giải lao, Cƣờng mới hiểu tất cả. Hoá ra hai ngƣời áp giải anh còn bận với công cuộc săn chim. Họ là những thợ săn lành nghề. Các sự kiện xâu chuỗi với nhau, hợp logic, đúng trình tự. Cách kể theo lối truyền thống này không gây nhàm chán, ngƣợc lại đem đến sự hứng thú riêng.

Một truyện ngắn khác cũng chỉ diễn ra vài tiếng nhƣng đem lại sự tò mò không kém Ngưu tất, hồng hoa, nga truật. Tác giả dẫn dắt các sự kiện diễn ra tuần tự: hai ngƣời bạn tri kỉ có dịp ngồi tâm sự với nhau, họ định dành cho nhau hết thảy thời gian, ngƣời thứ ba xen vào, câu chuyện bị gián đoạn, một cuộc chiến ngầm xảy ra, ngƣời thứ ba quyết định ra về, nhân vật chính nghi ngờ bạn mình là chỉ điểm, câu chuyện đƣợc gỡ nút, thì ra ngƣời ba đến xin đơn thuốc phá thai. Tất cả chỉ là hiểu lầm. Với kết cấu tuyến tính, ngƣời viết đƣa cốt truyện phát triển qua từng bƣớc: trình bày, khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc. Phần phát triển vô cùng gay cấn thì phần kết thúc lại bất ngờ, hài hƣớc. Sử dụng lối kết cấu truyền thống song truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn không rơi vào lối mòn nhàm chán thông thƣờng. Tác giả đã thành công trên chính con đƣờng cũ. Đó là một bƣớc đột phá can đảm và thành công.

Làng có 99 cái ao, cây đa 99 cành và ông đại tá về hưu lại là một hành trình thay da đổi thịt cho quê hƣơng của vị đại tá già. Sự kiện vẫn diến tiến theo trục ngang của thời gian. Từ ngày đầu tiên ông về làng, ông đƣợc mời ra uỷ ban. Nỗi thao thức của ông về việc phải làm thế nào để thay đổi quê hƣơng. Ông bắt tay vào từng việc. Ông hƣớng dẫn mọi ngƣời cùng làm. Kết quả là quê hƣơng ông không những xoá đói giảm nghèo đƣợc mà còn giàu lên từ đấy. Cả làng đều ghi nhận công lao của ông. Các tình tiết đơn giản, tuần tự, diễn ra tự nhiên. Nhịp truyện chậm rãi, đều đều, không có tình tiết éo le. Vị đại tá vui với niềm vui điền viên. Tác giả miêu tả quá trình nông thôn hoá ở một miền quê qua việc làm của ông đại tá. Niềm vui mừng xen lẫn sự cảm phục của ngƣời kể chuyện.

Các sự kiện trong Người chăn kiến diễn ra vẻn vẹn gần năm trang sách nhƣng thực sự lại có sức ám ảnh to lớn. Thời gian bốn tháng ở tù không ngờ lại ảnh hƣởng đến cả cuộc đời ông M. Các sự kiện đƣợc sắp xếp theo trình tự thời gian: Ông M ở tù và sau khi ra tù. Diễn biến cuộc sống ở tù của ông M đầy thú vị. Ông phải làm nữ thần tự do, làm chim để tay B trƣởng ngắm bắn. Ông ao ƣớc đƣợc ở trong đội quạt, ao ƣớc đƣợc chăn kiến nhƣng không đƣợc. Mọi việc diễn ra tự nhiên, hoàn toàn khách quan. Dù vậy, truyện ngắn lại thành công trong việc tố cáo sức ám ảnh, sự huỷ hoại ghê gớm của nhà tù. Chỉ bốn tháng trong tù nhƣng thời gian ấy đã khiến ông giám đốc M quên hẳn mình là ai? Công việc của mình là gì? Giờ đây, khi đã ra tù và đƣợc phục hồi anh dự, ông không thể hoà nhập với nhân viên của mình. Sở thích của ông cũng vì thế mà thay đổi theo. Không còn là những cuộc tiệc tùng, vui chơi bên nhân viên. Không còn lui tới những nhà hàng sang trọng gặp gỡ mọi ngƣời. Ông M đóng kín cửa phòng làm việc chăn kiến và làm nữ thần Tự Do. Tác giả chỉ đơn thuần kết cấu truyện ngắn theo trật tự thời gian. Điều này tƣởng chừng nhƣ tạo nên sự buồn chán, khô cứng. Song bằng sự khéo léo của mình, tác giả tạo nên sức gợi mạnh mẽ cho tác phẩm. Sức tố cáo trở nên mãnh liệt hơn. Kết cấu tuyến tính giúp nhà văn bộc lộ chủ đề tƣ tƣởng.

Truyện không tên đƣợc kết cấu thành hai phần: phần thứ nhất nói về anh chồng hờ của chị Sợi và phần thứ hai nói về bà cụ Mít. Ở phần thứ hai, tuy trong

câu chuyện về bà cụ Mít có nhắc tới anh chồng hờ nhƣng các sự việc chính xoay quanh bà cụ Mít. Phần giới thiệu về lí do chị Sợi phải làm gái bất đắc dĩ khá dài, chiếm tổng số 5/13 trang. Kết cấu truyện hợp lí. Cuộc đời cơ cực của chị Sợi không có quá nhiều biến cố. Chị phải bán thân để có tiền nuôi mẹ già nằm liệt và cả chị nữa. Chị vẫn ngại khi bị mọi ngƣời để ý. Chị hiểu và thông cảm cho những ngƣời khách ăn mày của chị. Chị thƣơng bà cụ Mít và quyết tâm làm tròn ƣớc nguyện của cụ. Các tình tiết xoáy sâu vào nỗi khổ tâm của chị. Truyện ngắn không có tình tiết gay cấn song vẫn đủ sức lay động tâm can độc giả.

Lạc đội hình đƣợc kết cấu theo quá trình công việc của nhân vật Đẩu ở một xí nghiệp đánh cá. Vì quá lƣơng thiện và không biết cách hoà nhập với môi trƣờng mới, công việc mới nên đi đâu, làm gì, Đẩu cũng bị lạc đội hình. Đầu tiên Đẩu làm ở văn phòng Đảng uỷ, anh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhƣng lại bị kỉ luật. Chẳng quen đƣợc với anh em thuyền viên cũng chẳng thân đƣợc với các xếp, thân hình ngƣời dây của anh ngày càng siêu vẹo, vợ con nheo nhóc. Sau đó, Đẩu đƣợc làm cảng phó, một chân mơ ƣớc của bao ngƣời. Vị trí ấy có thể đem đến cho anh và gia đình một cuộc sống mới đủ đầy hơn. Nhƣng rốt cuộc, anh chỉ là “thằng trực điện thoại”. Công việc tiếp theo là trợ lý giám đốc, một chức vụ đã làm cho ông Quang – trợ lý giám đốc cũ gây dựng cơ đồ chỉ trong mấy năm. Ai cũng mừng cho anh. Cuối cùng “Ghế trợ lý giám đốc vào tay anh đâu có đẻ ra đƣợc cái gì. Nó chỉ là chiếc ghế.” [69, tr. 69]. Đẩu lại bị chuyển sang làm phụ trách tuyên giáo, “một nơi meo, chó ăn đá gà ăn sỏi”. Theo thời gian, công việc của Đẩu liên tục thay đổi, duy chỉ có một điều không thay đổi là con ngƣời Đẩu luôn luôn “lƣơng thiện”.Qua từng công việc của nhân vật, bức tranh về xí nghiệp đánh cá nói riêng, bức tranh về những đổi thay của xã hội nói chung hiện lên toàn diện. Những kẻ biết chớp thời cơ làm giàu nhanh chóng còn ngƣời nghèo thì cứ mãi nghèo.

Thói quen đƣợc kết cấu theo quá trình hợp tan của tổ hƣu ba ngƣời: ông Quân, ông Khánh và ông Thông. Khi nghỉ việc, họ mới có dịp đƣợc trút bầu tâm sự về mọi chuyện đời sống, xã hội. Họ hiểu cho nhau, thông cảm cho nhau, tìm đƣợc tiếng nói chung trong nhiều chuyện. Mọi việc bỗng chốc tan vỡ khi ông Khánh và

ông Thông đọc đƣợc những lời nhận xét của ông Quân trƣớc kia dành cho mình. Tổ hƣu tan vỡ, chỉ còn lại hai ngƣời ông Khánh và ông Thông. Khi ông Thông mất đi, ông Khánh thấm thía nỗi buồn không ngƣời đối thoại, ông lại trò chuyện cùng ông Quân. Sự tan hợp, hợp tan theo thời gian với những biến cố trong lòng ngƣời đƣợc diễn ra tuần tự, tự nhiên nhƣ chính cuộc sống vậy. Càng về già, ngƣời ta càng dễ cảm thông cho nhau, càng dễ chấp nhận. Họ tìm đến nhau nhƣ một thói quen không thể thiếu.

Một cái hôn dài bám sát cuộc hành trình thí nghiệm tìm ra thứ thuốc chống ung thƣ của giáo sƣ tiến sĩ K và cô Hạnh. Công cuộc đƣợc bắt đầu bằng việc theo dõi hai con gà trống P2, Z7. Đó cũng là quãng thời gian mà tình yêu của cô Hạnh với ông giáo sƣ lớn dần lên. Sự việc tuân theo trật tự thời gian: Trƣớc trong và sau cuộc thí nghiệm. Tác giả miêu tả những con ngƣời cống hiến hết mình cho khoa học. Họ không ngừng đề xuất phƣơng án mới, dồn tâm huyết của mình vào những dự án. Chỉ một chút dấu hiệu đáng mừng cũng khiến họ hạnh phúc. Với kết cấu tuyến tính, tác giả đã khéo léo lôi cuốn ngƣời đọc vào diễn tiến câu chuyện. Khi thí nghiệm thành công cũng là lúc tình yêu giữa họ đâm hoa kết trái. Một cái hôn dài nhƣ một phần thƣởng xứng đáng dành tặng cho hai ngƣời.

Kết cấu tuyến tính cũng đƣợc nhiều tác giả thế giới lựa chọn. Ăngđrê Môroa là một trong những nhà văn Pháp ƣu tú bậc nhất của thế kỉ XX. Truyện ngắn là bộ phận có vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp sáng tác của ông. Ông là bậc kì tài trong việc đơn giản hoá những vấn đề phức tạp thuộc đời sống bên trong của con ngƣời. Những truyện ngắn của ông đều đề cập đến những vấn đề bình thƣờng nhất, xảy ra trong cuộc sống hàng ngày với giọng kể giản dị, tự nhiên. Lối kết cấu tuyến tính đƣợc sử dụng nhiều. Hoa từng mùa là truyện ngắn đặc sắc đƣợc đặt làm tiêu đề chung cho cả tập. Câu chuyện xảy ra tại một nghĩa địa. Tác giả kết cấu theo dòng thời gian. Sau cái chết của ngƣời chồng và ngƣời vợ, hai ngƣời còn lại cứ sống mãi trong những kỉ niệm tƣơi đẹp về ngƣời quá cố. Vào mỗi thứ năm hàng tuần, họ tới nghĩa địa, trên tay ôm những đoá hoa đẹp nhất, mong làm đẹp lòng ngƣời đã mất. Sự gặp gỡ tình cờ giữa họ với những điểm chung và nỗi cô đơn khôn tả kéo họ lại

gần nhau hơn. Vƣợt qua ám ảnh của quá khứ, họ quyết định đến với nhau. Câu chuyện trở thành bản tình ca đẹp. Những con ngƣời tự chữa lành vết thƣơng cho nhau, khơi dậy tình yêu, niềm yêu đời. Qua từng bƣớc đi của thời gian, họ ngày càng tiến gần nhau hơn. Không ồn ã, xô bồ, không có những tình tiết éo le, truyện ngắn nhƣ một bài thơ lãng mạn, ngọt ngào.

Hình thức liên kết bề mặt tác phẩm cũng là một yếu tố thuộc phạm trù kết cấu. Nếu nhƣ các mối liên hệ bên trong tạo ra chiều sâu cho tác phẩm thì mối liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 38 - 45)