Ngôn ngữ đời thường, sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 88 - 91)

Chƣơng 3 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN

3.1 Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn

3.1.2 Ngôn ngữ đời thường, sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng

Bên cạnh ngôn ngữ giàu chất thơ, ngôn ngữ đời thƣờng đƣợc chú trọng nhiều hơn. Mỗi truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn đều xoay quanh câu chuyện bình dị, đời thƣờng. Ngôn ngữ truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn vì thế cũng giản dị nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Nhà văn chọn cho mình thứ ngôn ngữ tự nhiên để truyền tải những thông điệp sâu xa. Ngƣời kể chuyện thƣờng kiệm lời và tựa vào điểm nhìn nhân vật. Dù vậy, ngôn ngữ truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Trƣớc hết là việc sử dụng những từ vựng cùng trƣờng nghĩa để làm nổi bật thân phận nhân vật.

Ví dụ nhƣ hàng loạt các từ ngữ liên quan đến nhà tù đƣợc sử dụng: cùm xích xà, đàn em, trận đòn nhập B, đồ tiếp tế, lính gác, bọc nội vụ, chính sách cải tạo, anh tù, thiên thu tại ngoại, bọn tù, bọn phạm, xà lim, người tù, bị bắt, hỏi cung, chuyển trại, án tử hình, lệnh ân xá, xử bắn, áp tải, quản giáo, buồng giam, cán bộ, khẩu súng, phần tử cực kì nguy hiểm, còng số tám, tường sắt, ghế sắt, ô nhốt, toán, nhà mét,…nhằm khắc hoạ tấn bi kịch của ngƣời tù. Điều này thể hiện vốn hiểu biết của nhà văn, hơn hết là sự từng trải, những ám ảnh về những tháng ngày ảm đạm trong cuộc đời tác giả.

Trƣờng từ vựng liên quan đến biển: tôm, cá, con song, con tráp, con cua, con ghẹ, mực khô, cá ướp lạnh, cầu tàu, cầu cảng, bến, thuyền,…Nhà văn là ngƣời con của đất cảng, lại có thời gian gắn bó trong xí nghiệp đánh cá, thƣờng xuyên đi biển, gần gũi với anh em nên đã tích lũy đƣợc một vốn từ phong phú về biển. Tác giả đã chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế, vốn sống phong phú về biển, vốn từ dồi dào. Việc sử dụng ngôn ngữ này giúp cho độc giả có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về quá trình tan rã ở một xí nghiệp đánh cá.

Tiếp đó là việc sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng. Khẩu ngữ là ngôn ngữ nói thông thƣờng, dùng trong cuộc sống hàng ngày, đối lập với phong cách viết. Còn tiếng lóng đã đƣợc Hugo định nghĩa trong Những người khốn khổ “Tiếng lóng là gì? Nó là quốc gia, đồng thời là quốc âm; đó là một đánh cắp dƣới hai hình thức, nhân dân và ngôn ngữ” [26, tr. 366]. Trong đó, ông dành riêng một phần “Quyển VII” để nói về tiếng lóng (I: Nguồn gốc, II: Cỗi rễ, III: Tiếng lóng khóc và tiếng lóng cười, IV: Hai nhiệm vụ: cảnh giác và hy vọng). Nhà văn đã giải thích về tiếng lóng trên các cơ sở triết học, xã hội, lịch sử, con ngƣời. Không thể phủ nhận rằng việc sử dụng khẩu ngữ, nói lái, tiếng lóng là bƣớc gần sát nhất khi đƣa ngôn ngữ đời sống vào văn học.

Bùi Ngọc Tấn am hiểu ngôn ngữ đời sống một cách sâu sắc. Những khẩu ngữ, tiếng lóng đƣợc tác giả vận dụng tự nhiên, nhuần nhị. Nhiều thuật ngữ, tiếng lóng gây cƣời đƣợc sử dụng lập công dâng vợ, ca múa (mua cá), tuỳ, thằng này rất kinh, trận tơi bời khói lửa, sinh đẻ có kế hoạch, đồng hương, ông chủ bà chủ, con ở, lúc luôn, đổi gió,bẩu, mặc niệm tới gia đình, hai ki lô éc được một ki lô oát, a la xô, cú khai vị, tăng trọng nhanh, đầu óc ngu si tứ chi phát triển, quá đát, thôi rồi Lượm ơi, húc như cẩu, quy ra thóc, ngồi chơi xơi nước,hội xin đểu, hội nấu rượu lậu, cất mẻ rượu, sọi (chục nghìn). Tác giả còn dẫn cả cách nói của ngƣời dân tộc. "Không biết cứ pắt chước tiếng dân tộc là lại xẻo cu lảo sư treo lủng lẳng là cái gì ớ…Ai cũng nói thế ớ ?" [69, tr. 128]

Ngôn ngữ chợt biến hóa khôn lƣờng, đầy những bất ngờ. Tác giả vận dụng cả những tác phẩm của những bậc tiền bối đi trƣớc nhƣ Chí phèo của Nam Cao uống

bia một mình thì còn văn vẻ gì (chửi nhau một mình thì còn vấn đề gì). Các từ ngữ đƣợc cấp cho nghĩa mới bằng cách biến đổi nhà thua đi (nhà thi đua), KTCB (kiếm tiền chơi bời), luộc lốp lấy nước húp.

Không chỉ mang lại tiếng cƣời hài hƣớc, những khẩu ngữ, tiếng lóng còn bật lên đầy xót xa, chiêm nghiệm“thực phẩm cao hơn nhân phẩm”,“Cả đời phấn đấu không bằng cơ cấu một giây”, "bán cháo phổi". Cách phân loại các món quà thành các loại tình thƣơng của Lập thật là phát kiến ngôn ngữ độc đáo song không kém phần chua xót. Chúng trở thành thƣớc đo đánh giá tình cảm. Tình thương lạnh lẽo (cá ướp đá). Tình thương băng giá (cá ướp đông). Tình thương thối nát (tôm nát). Tình thương sắt thép (xích líp xe đạp). Tình thương mây khói (thuốc lá ba số, Capstan). Tình thương thơm tho (xà phòng thơm).

Bên cạnh đó, truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn có một mảng từ ngữ vay mƣợn đƣợc sử dụng, chủ yếu là vay mƣợn từ Pháp công-phét-ti, mi cờ rô, ăm ly, lâu la, cravat, xec-ti-pha-ca, síp sốp, xê vần nắp, xãng pha mi, mút cơ tong, anh đô si noa, sân xê – rom, hi-ta-chi, pa-na-xô-ních, nôm bơ oăn, xa lanh, xi mi li, pha lon, manhêtô, toa lét, gentleman, my lady, kung fu. Điều này vừa góp phần tạo nên chất hiện đại cho truyện ngắn, vừa thể hiện những biến chuyển trong đời sống xã hội của cả một giai đoạn.

Bùi Ngọc Tấn cũng dành cho những nhân vật của mình những biệt danh hài hƣớc. Ngôn ngữ trở nên đa dạng hơn, đậm chất đời thƣờng hơn. Các biệt danh có thể gắn với đặc điểm ngoại hình nhƣ Thúy là “Một mất một còn; đặc điểm quê quán, Toàn đƣợc gọi là “Đứng bên bến Bính ta thề” vì quê ở Thanh Nguyên, Thám đƣợc gọi là “Lô tha ba” vì quê Thanh Hóa “Khu Bốn đẩy ra khu Ba đẩy vào”, Phòng “Bánh chưng đất”“Dâu xứ Bọ”, Nhạn “Cưỡi trâu đi họp tỉnh”, “suất cơm suất cỏ”, Điều quê Ninh Bình là “Lạt, không lạt” (sự tích tổng khởi nghĩa, tập mốt hai mốt, không phân biệt đƣợc chân trái hay phải, phải buộc lạt vào ống quần). Ngoài ra còn có biệt danh gắn với đặc điểm nghề nghiệp Tuyết tài vụ. Biệt danh gắn với ngôn ngữ của nhân vật Ông Nan giải, Ông qua cổng vào làng. Biệt danh gắn với kỷ niệm "Của một đống tiền”, “Của một đống rưỡi tiền”. Hệ thống biệt danh của các nhân vật góp phần vào sự phong phú cho ngôn ngữ. Đồng thời giúp nhà văn

khắc họa chân dung nhân vật rõ nét hơn về công việc, ngoại hình, quê quán, tính cách mỗi ngƣời. Những đứa trẻ đẹp nhƣ thiên thần với những cái tên rất hay lại có biệt danh đời thƣờng. Lê Thị Quỳnh Lan là Khoai, Trần Hoàng Thu Trang là Cún, Mai Lê Thanh Thuý là Nhép, Nguyễn Thị Hồng Vân là Cún Con, rồi cái Còi, cái Xíu,…Cách gọi nhƣ vậy vừa tạo nên sự gần gũi, vừa tăng thêm sự đáng yêu cho các nhân vật trẻ thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)