Ngôn ngữ giàu chất thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 86 - 88)

Chƣơng 3 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN

3.1 Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn

3.1.1 Ngôn ngữ giàu chất thơ

Chất thơ đem đến cho tác phẩm sự nhẹ nhàng, tinh tế. Đặc điểm này liên tƣởng đến Thạch Lam, một cây bút truyện ngắn của Tự Lực văn đoàn. Truyện ngắn của Thạch Lam thƣờng không có cốt truyện. Mỗi tác phẩm nhƣ một bài thơ trữ tình đƣợm buồn. Nhà văn đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam đầy chất thơ “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả nhƣ ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đƣa vào”. (Hai đứa trẻ). Nói đến chất thơ cũng không thể không nhắc đến Ađôđê, nhà văn lãng mạn. Chất thơ tràn ngập trong từng câu chữ, thấm đẫm tâm trạng trữ tình “Sớm nay, mở cửa nhìn ra, xung quanh chiếc cối xay của tôi, sƣơng đã đọng lại thành tấm thảm lớn trắng xoá. Cỏ óng ánh và kêu lạo xạo dƣới gót chân nhƣ tiếng kính vỡ; cả trái đồi run lên vì lạnh…” [14, tr. 113].

Nhiều truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn, ngôn ngữ cũng man mác dịu nhẹ thoảng qua dòng nội tâm của các nhân vật. Qua đó, ghi lại một cảnh thiên nhiên đẹp, một

tâm trạng cô đơn, những kỉ niệm một thời thơ ấu đôi lúc hiện về. Nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu lắng.

“Mặt trời khuất sau ngọn núi cao nhất của cả một dải rừng. Trên đỉnh núi nhô lên nhƣ một cái vú bầu bĩnh ấy mọc những cây đại thụ, giờ đây không trông thấy chiều dầy của cành lá nữa mà giống nhƣ một bức màn mỏng đính vào nền trời xám” [69, tr. 49]. “Rừng rậm. Một thứ rừng quanh năm xanh tƣơi, không có mùa rụng lá. Những cành cây phủ đầy rêu ken dầy, quấn quýt dây leo. Những dây leo vĩ đại lá to nhƣ lá cọ, im lặng để rơi những bông hoa hình loa kèn nặng nề, chín nẫu “bộp bộp” xuống thảm lá mục. Một con chim lớn từ đâu bay tới, đỗ xuống ngọn cây, ông thấy thoáng đôi cánh rộng êm ru ở khoảng trời xám nhạt hiếm hoi lộ ra trên tán lá.” [69, tr. 50]. Đó là những câu văn trong truyện ngắn Khói. Cả một bức tranh thiên nhiên đẹp hiện lên qua ngôn ngữ đầy chất thơ. Rừng chiều cô đơn hay lòng ngƣời cô đơn? Cô đơn ở cái tuổi mƣời chín tràn đầy nhiệt huyết. Cô đơn ở một nơi chốn thời gian nhƣ ngƣng lại. Nhân vật già hơn nhiều tuổi so với cái tuổi thật của mình. Dầu vậy, cảnh rừng chiều vẫn tuyệt đẹp. Tâm trạng và cảnh vật hoà trộn.

Ngôn ngữ giàu chất thơ còn đƣợc thể hiện trong đoạn ngƣời kể chuyện xƣng tôi kể về cái làng của mình. Cả một ngôi làng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đẹp nhƣ một bức kí hoạ hài hoà “Con sông Kim nhỏ chảy qua làng lững lờ êm ả. Bờ sông phía làng Tam Đa bên kia, những cây si, cây xanh vƣơn cành trên mặt nƣớc buông những chùm rễ phụ lửng lơ nhƣ những mái tóc đang hong sau khi gội. Bờ sông bên làng tôi là những cây muỗm cổ thụ không biết trồng tự bao đời. Dƣới rặng muỗm, rải rác những bậc đá bắc từ bờ đến sát mép nƣớc và ngập hẳn xuống nƣớc. Ngƣời giặt, ngƣời tắm, ngƣời rửa rau, tiếng chiếu đập xuống mặt nƣớc, tiếng ngƣời trò chuyện, tiếng trẻ con nô nghịch. Rồi những con thuyền ngƣợc xuôi, những con trâu ngâm mình dƣới sông chỉ thò lên cái đầu với đôi tai ve vẩy đuổi ruồi và hai cái sừng choãng ra, mắt lim dim tận hƣởng khoái cảm: nƣớc mát và đàn cá mƣơng nhâu nhâu tổng vệ sinh thân thể chúng.” [63, tr. 132]. “Địa thế làng tôi còn đẹp ở chỗ có một dãy núi đất thấp uốn lƣợn nhƣ một cái ngai. Lũ trẻ con chúng tôi hay thả trâu ở đó, bỏ mặc trâu gặm cỏ, rủ nhau vƣợt sang bên kia núi tới tận địa phận làng Lại Xuân,

tìm bắt chim non trong những tổ chim cài giắt rất kín đáo trên những cành nhãn um tùm”. Những câu văn nhẹ nhàng đầy chất thơ chở mỗi ngƣời về với một miền kí ức sâu thẳm. Ngôi làng đẹp nhƣ một miền cổ tích, cái đẹp của sự bình dị chƣng cất từ ngàn đời. Ngƣời kể chuyện xƣng tôi chú trọng cảm xúc đẹp, nhân văn ẩn giấu sâu kín trong tâm hồn mỗi ngƣời về một nơi chốn gọi là “quê hƣơng”. Cái đói, cái ngèo còn tồn tại nhƣng mối quan tâm của nhà văn dành cho vẻ đẹp sâu kín bên trong.

Bùi Ngọc Tấn thƣờng chú trọng vào nội tâm nhân vật khơi gợi những tình cảm đẹp. Ngôn ngữ đã giúp tác giả đi sâu vào hồn ngƣời. Giọng văn nhẹ nhàng, tiết tấu chậm rãi tạo nên lối văn dung dị mà nên thơ. “Một thiên truyện ngắn mang chất thơ chứng tỏ ngòi bút văn xuôi ấy có sắc thái và phong vị riêng, điều này hiển nhiên là đáng quý” (Nguyễn Kiên, Chất thơ trong truyện ngắn) [55, tr. 301]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 86 - 88)