Vận dụng ngôn ngữ dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 91 - 92)

Chƣơng 3 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN

3.1 Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn

3.1.3 Vận dụng ngôn ngữ dân gian

Việc sử dụng ngôn ngữ dân gian là một cách để nhà văn gìn giữ vẻ đẹp trong sáng của Tiếng Việt. Mỗi ngƣời dân, đặc biệt là các nhà văn nhà thơ thƣờng đƣợc tắm mình trong nguồn mạch dân gian. Trở về nguồn cội vừa là tình cảm cao đẹp vừa là trách nhiệm của mỗi nghệ sĩ. Những câu tục ngữ, thành ngữ quen thuộc, ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền, đúc kết kinh nghiệm, bài học của nhân dân từ bao đời đƣợc nhà văn vận dụng một cách nhuần nhị, tự nhiên.

“Một mất một còn”, “Đang khi lửa tắt cơm sôi. Lợn gầm con khóc, chồng đòi tòm tem…”(Những người rách việc),“tha phương cầu thực”,“chó ăn đá gà ăn sỏi”(Lạc đội hình), “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Thói quen ), “Đói cho sạch rách cho thơm”, “Mùa bù chiêm”, “hiền như đất”, “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân”, “Nhàn cư vi bất thiện” (Những người rách việc), “Đồng đổ cho cốt, cốt đổ cho đồng”,”Đổ mồ hôi, sôi nước mắt”,…

Những câu ca dao, bài ca dao, đồng dao, vè trữ tình đằm thắm, chất chứa bao tình cảm của nhân dân nay đƣợc cải biên cho phù hợp với thời đại.

Khua khua, khói khói

Khói về đằng kia ăn cơm với cá

Khói về đằng này lấy đá đập đầu [69, tr. 56]

(Khói)

Ăn mày là ai, ăn mày là ta, Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày.

Đứng bên bến Bính ta thề

Không lấy được cứt không về Thanh Nguyên [69, tr. 278] Khu Bốn đẩy ra khu Ba đẩy vào

Sát nhập sang Lào thì Lào không nhận Đùng đúng nổi giận, lập quốc gia riêng

Thủ đô thiêng liêng là miền Nông Cống. [69, tr. 278]

Đây đƣợc coi là "Quốc ca Thanh Hoá" thời bấy giờ. Tiếp sau đó là cả một đoạn dài, không biết tác giả là ai. Chỉ biết bài vè đƣợc lƣu truyền khắp nơi.

Quốc ca chính thống : " dô tá dô tà" Nông nghiệp nước nhà : toàn cây rau má Biển khơi lắm cá : mười mẻ một cân Nhà máy phân lân : một năm hai tạ Vang tiếng xa gần, nem chua toàn lá Cần cù vất vả, rau má thay cơm

………..

Bóng dáng của những bài dân ca quan họ Bắc Ninh làm siêu lòng ngƣời.

Đến hẹn lại lên. Người ơi, người ở đừng về. Tình bằng có cái rống cơm. Trèo lên quán dốc [69, tr. 304]. Dấu ấn của ngôn ngữ dân gian trong các truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn rõ nét, tự nhiên, nhuần nhị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 91 - 92)