Giọng lạnh lùng, khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 103 - 119)

Chƣơng 3 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN

3.2 Giọng điệu trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn

3.2.3 Giọng lạnh lùng, khách quan

Nam Cao đƣợc biết đến là một nhà văn có giọng điệu sắc lạnh, tỉnh táo, khách quan. Các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao thƣờng dị dạng, méo mó, xấu xí. Và đại từ nhân xƣng mà nhà văn ƣa dùng là "hắn", "y", "thị". Nam Cao chỉ trần thuật bằng giọng khách quan. Các sự việc xảy ra nhƣ tự nhiên nó vốn có. Nhà

văn ít khi bày tỏ tình cảm của mình trên những trang viết. Nhiều ngƣời cho rằng Nam Cao rơi vào chủ nghĩa tự nhiên. Nam Cao là một nhà hiện thực phê phán nhƣng trên hết, Nam Cao là một nhà nhân đạo chủ nghĩa. Đằng sau giọng điệu dửng dƣng khách quan đó là một trái tim chan chứa yêu thƣơng dành cho con ngƣời.

Nhiều truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn có giọng điệu lạnh lùng, khách quan. Ngƣời kể chuyện có khi là một nhân vật trong truyện, chứng kiến câu chuyện. Song các sự việc đƣợc trần thuật cách thuần túy. Các câu văn ngắn có tác dụng đặc biệt trong trƣờng hợp này. Ngƣời kể chuyện xƣng tôi kể lại câu chuyện về anh hàng xóm và số phận của Cún lạnh lùng. Lời xác quyết cũng dửng dƣng "Số phận Cún nhƣ vậy, một số phận đen đủi" [69, tr. 9]. Ngay cả khi anh Trung mất tích, Cún bị bán, giọng điệu vẫn hoàn toàn khách quan "Tôi sang chị Thanh. Chị ngồi úp mặt xuống gối, về phía chiếc lò sƣởi bất động. Tôi ngồi im trên ghế nhìn chị. Nhìn chung quanh. Nhìn cái áo sơ mi cũ của anh Trung vẫn treo trên mắc. Nhìn cái bát Cún vẫn ăn. Rồi lại nhìn chị Thanh vẫn gục đầu xuống hai cánh tay khoanh trên đầu gối. Lâu lắm…" [69, tr. 30]. Giọng điệu này một mặt làm cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, chân thực hơn, mặt khác có tác dụng xoáy sâu vào bi kịch của nhân vật.

Tƣơng tự nhƣ vậy, Người mua nhà của bố mẹ tôi cũng mang giọng điệu lạnh lùng khách quan. Cô Thoan hiện lên qua hồi ức của nhân vật tôi. Ngƣời kể chuyện không bộc lộ tình cảm gì. Cô chỉ là một phần nhỏ trong kí ức tuổi thơ đó mà có lúc ngƣời kể chuyện đã lãng quên. Những dòng trần thuật trong Người chăn kiến cũng mang giọng điệu khách quan. Ngƣời kể chuyện đơn thuần kể lại sự việc ông giám đốc M ở trong tù và sau khi ra tù, không bình luận gì thêm. Ngay cả câu chuyện cảm động về tình yêu trong Dị bản một truyện đã in, nhà văn cũng sử dụng giọng điệu này. Cuộc gặp mặt lần cuối trƣớc khi chia tay của hai vợ chồng cũ đƣợc thuật lại "Ba ngƣời ngồi quanh bàn.

- Tôi đến chào anh chị. Tôi sắp chuyển vào Nam và ở hẳn trong ấy. Cả ba tóc đều đã bạc. Câu chuyện gƣợng gạo và tẻ nhạt.

Ông hoạ sĩ nhƣ hiểu đƣợc nỗi lòng của hai ngƣời. Ông đứng dậy, mệt mỏi và lịch sự nói lời xin lỗi khách rồi vào buồng trong.

- Tôi đến để vĩnh biệt em. Ngƣời khách thì thào.

- Có lẽ lần này mới thật là vĩnh biệt. Ngƣời khách thì thào. - Thôi. Tôi đi.

Những bàn tay già nua xƣơng xẩu nắm lấy nhau. Khách đi. Bà ngồi lại. Tƣ lự. Không nghĩ đƣợc gì." [69, tr. 164].

Hậu quả của hiến tranh và những vết thƣơng trong lòng nhau vẫn còn nhƣng sự hy sinh và tình yêu họ dành cho nhau sẽ còn mãi.

Giọng điệu trong truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn khách quan, lạnh lùng, đến mức dửng dƣng nhƣng không tàn nhẫn. Nhà văn luôn tâm niệm phải viết sự thật một cách giản dị. Quan trọng nhất là sự thật. Đằng sau giọng điệu lạnh lùng, khách quan ấy là một tấm lòng luôn đau đáu về thân phận con ngƣời, nhất là những con ngƣời chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Nhà văn đã làm nổi rõ những mảng sáng tối khác nhau, tạo nên bức tranh đa chiều về hiện thực.

Có thể so sánh với giọng điệu của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975. Đó là giọng đa thanh – giọng đối thoại (Bức tranh), giọng hài hƣớc (Sắm vai), giọng triết luận (Sống mãi với cây xanh),…Trong đó, giọng trữ tình – lo âu bao trùm lên đa số truyện ngắn nhƣ Chiếc thuyền ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra,…

Tiểu kết, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn mang nhiều giá trị đặc sắc. Nhà văn đã truyền hơi thở của đời sống thực tại vào từng câu chữ. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đời thật nhƣ chính cuộc sống vậy. Nhà văn đã thể hiện biệt tài sử dụng ngôn ngữ, có ngôn ngữ dân gian thấm vào máu thịt khi nhà văn còn ở trong nôi, có ngôn ngữ giàu chất thơ của một tâm hồn nghệ sỹ lãng mạn, có ngôn ngữ đời thƣờng tràn đầy khẩu ngữ, tiếng lóng. Ngôn ngữ đa dạng, biến hoá thú vị. Nhà văn biết cách sắp xếp ngôn từ thành nghệ thuật. Cách diễn đạt mạch lạc, chuẩn xác, tạo giá trị cao. Bùi Ngọc Tấn am hiểu ngôn ngữ đời sống cũng nhƣ ngôn ngữ tâm hồn con ngƣời sâu sắc. Đặc biệt, việc tổ chức những câu văn ngắn có tác

dụng gây ấn tƣợng mạnh về ngoại hình, tính cách, hé lộ cuộc đời nhân vật cũng nhƣ làm co giãn thời gian, chộp bắt những khoảnh khắc. Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ ngƣời kể chuyện hoà quyện. Bên cạnh đó, giọng điệu đa dạng, linh hoạt giúp nhà văn thể hiện quan điểm của mình về thế giới, về con ngƣời. Truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn có sự kết hợp của nhiều giọng điệu: giọng trữ tình chiêm nghiệm, giọng hài hƣớc giễu nhại, giọng lạnh lùng khách quan. Song giọng điệu chủ đạo vẫn là giọng hài hƣớc giễu nhại. Có đƣợc tiếng cƣời trong trang viết đã khó nhƣng qua tiếng cƣời đó mà thấy đƣợc những chiêm nghiệm về cuộc đời thì còn khó hơn. Hơn nữa, nhà văn đã từng chịu nhiều điều cay đắng trong cuộc đời. Bùi Ngọc Tấn đã làm đƣợc điều đó, lại hoàn thành một cách xuất sắc. Không oán hận, trách cứ, chỉ có sự bao dung và những chiêm nghiệm chất chứa ở đời. Giọt nƣớc mắt lẩn sâu vào tim, nóng bỏng, nghiệt ngã nhƣng không thể làm cho tiếng cƣời dừng lại mà càng làm cho nó trở nên sâu sắc hơn. Cũng nhƣ những đắng cay ở đời càng mài giũa cho tâm hồn nhà văn đẹp hơn, ngƣời hơn.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn, chúng tôi rút ra đƣợc một số điểm khái quát nhƣ sau:

3.1 Truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn mang nhiều giá trị đặc sắc. Trên phƣơng diện ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, nhà văn đã tạo nên dấu ấn riêng qua những trang viết của mình. Ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn tồn tại nhiều dạng thức khác nhau khiến cho lối kể trở nên linh hoạt, đa dạng. Ngƣời kể chuyện lúc lộ diện trên văn bản, lúc lại ẩn mình. Khi lộ diện, ngƣời kể chuyện đóng nhiều vai trò khác nhau: vai trò dẫn chuyện, chứng nhân, vai trò nhân vật chính, vai trò ngƣời nghe chuyện. Ở ngƣời kể chuyện hàm ẩn, điểm nhìn toàn tri và việc tựa vào điểm nhìn nhân vật đem lại hiệu quả cao. Nhà văn đào sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, xoáy sâu vào bi kịch cá nhân. Nhiều truyện ngắn đan xen cả hai dạng thức trần thuật tạo nên sự hấp dẫn riêng cho truyện ngắn. Tác phẩm đƣợc nhìn nhận khách quan, đa chiều. Ngƣời kể chuyện dẫn dắt câu chuyện một cách tự nhiên, khéo léo. Nhà văn không tuân theo một mô thức nào mà có sự kết hợp, dịch chuyển vai trò của ngƣời kể chuyện cũng nhƣ điểm nhìn tạo nên sự đa dạng, độc đáo. Ngƣời kể chuyện trần thuật truyện ngắn một cách khách quan, chân thực. Dù bình luận rất ít, thậm chí không bình luận trong các sự việc nhƣng sức gợi mở của các chi tiết giúp nhà văn thể hiện tƣ tƣởng chủ đề. Ngƣời kể chuyện đóng nhiều vai trò song đều thể hiện nhân sinh quan của chính tác giả. Điểm thành công là các truyện ngắn đều toát lên ý nghĩa nhân văn cao cả từ chính những sự việc bình dị.

3.2 Kết cấu và nhân vật là điểm nhấn quan trọng bậc nhất làm nên thành công của truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Sự liên kết bề mặt và chiều sâu tạo nên sự liền mạch nhất quán cho tác phẩm. Điều này cũng thể hiện khả năng sắp xếp tài tình của tác giả. Trong các truyện ngắn, Bùi Ngọc Tấn sử dụng nhiều kiểu kết cấu: kết cấu tuyến tính, kết cấu đảo ngƣợc, kết cấu tâm lý. Lối kết cấu tuyến tính đƣợc nhà văn ƣu tiên sử dụng. Điểm đặc biệt, đây là lối kết cấu truyền thống, ít đƣợc các nhà văn hiện đại ƣa dùng. Bùi Ngọc Tấn lại dựa trên lối kết cấu truyền thống này để nói những vấn đề của hiện tại, những vần đề mang tính thời sự nhức nhối trong xã hội.

Đồng tiền lên ngôi, sự xuống cấp của những giá trị đạo đức. Nhà văn không xoáy sâu vào thực tại này mà dành ƣu tiên cho những thân phận bé nhỏ, đơn côi, lạc loài. Sử dụng lối kết cấu tuyến tính trong hầu hết các truyện ngắn, nhà văn cho thấy sức sáng tạo của mình trên con đƣờng xƣa cũ. Giản dị đến bình dị mà lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Lối kết cấu đảo ngƣợc chỉ đƣợc sử dụng trong một truyện ngắn tạo dƣ vị âm vang, thử thách một lối viết mới. Bên cạnh đó, lối kết cấu tâm lý giúp khắc hoạ nhân vật. Nhà văn không dùng cốt truyện li kì với những tình tiết giật gân. Nhà văn dành thời gian cho dòng chảy tâm trạng của nhân vật với suy tƣ về cuộc đời. Chú trọng đến diễn biến nội tâm, qua đó để làm nổi bật bi kịch của con ngƣời. Một bức tranh toàn diện về nhân vật hiện lên qua lối kết cấu tâm lý.

Bùi Ngọc Tấn cũng tạo dựng đƣợc tình huống truyện độc đáo. Những truyện ngắn có tình huống kịch lại đƣợc giải quyết bất ngờ, nhẹ nhàng, hài hƣớc. Nhà văn không thử thách nhân vật của mình nhiều mà chỉ giúp chuyển tải thông điệp cuộc sống. Tình huống tâm trạng lại là bức tranh bên trong, sự việc bên ngoài không có tác động đáng kể. Xây dựng đƣợc hai kiểu tình huống này, nhà văn tạo nên mảnh đất màu mỡ cho các nhân vật ƣơm mầm và phát triển. Cách kết thúc mở gợi lên nhiều suy nghĩ cho ngƣời đọc cũng là một điểm độc đáo nữa của truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Nhà văn thƣờng bỏ ngỏ cái kết. Truyện ngắn khép lại nhƣng nhiều câu hỏi vẫn còn đó, ngổn ngang. Độc giả có thể cảm nghiệm theo cách riêng của mình. Dầu vậy, tính nhất quán của những cái kết này nằm ở việc hƣớng thiện. Nhà văn luôn tâm niệm phần thiện sẽ chiến thắng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cái kết hƣớng tới tƣơng lai tốt đẹp hơn. Nhà văn cũng cho thấy biệt tài đặt tên truyện của mình. Những nhan đề súc tích, cô đọng, giản dị mà chính xác, nắm bắt ngay vào điểm huyệt của tác phẩm, vừa có tác dụng gợi mở vừa tạo nên sự tò mò, hứng thú cho độc giả.

Phần linh hồn của tác phẩm đƣợc nhà văn khắc hoạ thành công. Cả một thế giới nhân vật đa dạng mang những cuộc đời riêng nổi chìm. Đó là nhân vật bình dị đời thƣờng, nhân vật lạc thời, nhân vật dƣới đáy và cả nhân vật mang hình bóng của chính tác giả. Trong cuộc vật lộn mƣu sinh, họ lạc lõng vì họ lƣơng thiện quá, vì họ

không may gặp phải điều không may mắn, có ngƣời vƣợt qua đƣợc, có ngƣời không thể vƣợt qua rồi “hỏng” cả cuộc đời. Họ bị bắn văng ra khỏi thực tại, lạc loài. Nhà văn dành ƣu tiên hơn cả cho lớp ngƣời dƣới đáy. Dù mang thân phận phó ngƣời nhƣng những nhân vật này luôn toả sáng nhân cách cao đẹp. Mỗi truyện ngắn là một câu chuyện xúc động. Xót xa nhất là kiểu nhân vật “hắn”, ám ảnh, dai dẳng đến đau xót. Kiểu nhân vật này mang hình bóng của tác giả.

Nhà văn xây dựng các nhân vật của mình bằng các thủ pháp nghệ thuật: khai thác yếu tố vô thức, mờ hoá tên nhân vật, độc thoại nội tâm, miêu tả ngoại hình và hành động. Yếu tố vô thức sử dụng trên phƣơng diện chấn thƣơng tâm lý, kí ức tuổi thơ, ẩn ức tính dục, tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm. Ở thủ pháp nào, nhà văn cũng thể hiện một cách nhuần nhuyễn, cho thấy tài năng thực sự.

3.3 Góp phần vào sự thành công của truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn, không thể không nhắc đến vai trò của ngôn ngữ và giọng điệu. Với quan niệm viết về cuộc sống một cách trung thực và giản dị, nhà văn đã xây dựng một hệ thống ngôn ngữ tự nhiên. Không nhận mình là “tay lái ra hoa” trên phƣơng diện ngôn ngữ, nhà văn chỉ nhận mình viết rất tự nhiên. Điều này chứng tỏ một khả năng am hiểu và vận dụng ngôn ngữ đời thƣờng nhuần nhị đến điêu luyện. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn đa dạng, độc đáo, hài hƣớc, trộn lẫn nhiều ngôn ngữ. Giàu chất thơ, đậm chất đời thƣờng, biến hoá bất ngờ, khai thác ngôn ngữ dân gian, tổ chức những câu ngắn là những đặc trƣng riêng của ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Những con chữ ấy mang linh hồn và hơi thở của những phận ngƣời trong cuộc sống đa đoan. Những con chữ ấy còn chở theo tâm hồn của một nhà văn nặng lòng với cuộc sống, không ngừng suy tƣ về cuộc đời.

Sự đan xen nhiều giọng điệu là nét nổi bật trong truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn. Giọng trữ tình chiêm nghiệm, giọng hài hƣớc giễu nhại, giọng lạnh lùng khách quan. Trong đó, giọng hài hƣớc giễu nhại giữ vai trò chủ đạo. Qua đó, quan điểm và cách sống của nhà văn đƣợc bộc lộ. Một cái nhìn bao dung, nhân hậu, xót xa. Cuộc đời đã không ƣu ái nhà văn khi ông phải chịu nhiều thiệt thòi. Song số phận không khiến nhà văn gục ngã, ngƣợc lại càng làm cho ông trở nên vững vàng hơn. Bùi

Ngọc Tấn biết vƣợt qua nỗi đau của riêng mình để mà san sẻ với độc giả. Tiếng cƣời trong những trang viết của tác giả là tiếng cƣời xót xa, tiếng cƣời lặn vào tim, tiếng cƣời chắt chiu từ những giọt nƣớc mắt nóng bỏng.

3.4 Nhà văn Bùi Ngọc Tấn là một tác giả mà cuộc đời đã trải qua nhiều biến cố nhƣng luôn giữ đƣợc cái nhìn đôn hậu, bao dung và tình yêu với cuộc sống. Xuất phát từ những quan niệm viết văn của một nhà văn chân chính: viết để sống tốt hơn, viết trung thực và giản dị, viết về những kẻ yếu, những ngƣời chịu đựng lịch sử, nhà văn đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn tuy chỉ đóng vai trò là ngƣời dò đƣờng cho một giai đoạn sáng tác mới, vai trò khởi đầu công cuộc cầm bút trở lại sau quãng ngƣng lịch sử, song lại giữ một vị trí quan trọng trong đời văn của ông. Hai mƣơi truyện ngắn là những mảng màu sáng tối khác nhau về thân phận con ngƣời. Nhà văn đã chộp bắt đƣợc những lắt cắt của hiện thực, đã viết và đã sống cùng nhân vật của mình. Trăn trở, suy tƣ và luôn đau đáu, khắc khoải về con ngƣời, lối viết giản dị, tự nhiên mà trầm tƣ sâu sắc, thấm thía. Những bài học nhân sinh lắng đọng, gợi nhiều suy ngẫm. Nhà văn đã gửi đi thông điệp về cuộc sống, trên hết là về tình ngƣời. Tính nhân văn đó đƣợc tác giả thể hiện qua nghệ thuật tự sự truyện ngắn. Chúng cho thấy một cây bút có tài, có tâm, lao động nghiêm túc trong nghệ thuật. Tình yêu văn chƣơng, yêu cuộc đời, “sống đẹp, sống hiền” và sống trọn mình đã làm nên những giá trị nhân văn cao quý cho những tác phẩm của nhà văn. Đúng nhƣ Bùi Ngọc Tấn từng tâm sự “Dù trải qua mọi cay đắng nhƣng chƣa bao giờ tôi nhìn đời bằng đôi mắt đen tối lại càng không nhìn bằng đôi mắt hận thù. Tôi yêu ánh bình minh mỗi buổi sớm ngập ngừng đến thăm cửa sổ căn buồng còn nửa thức nửa ngủ của tôi. Tôi yêu từng tiếng guốc gõ trên đá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 103 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)