Tổ chức những câu ngắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 92 - 96)

Chƣơng 3 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN

3.1 Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn

3.1.4 Tổ chức những câu ngắn

Về vai trò của câu trong văn xuôi đƣợc nhiều nhà văn đánh giá cao. K. Pauxtốpxki trong Bông hồng vàng đã khẳng định “Một dấu chấm đặt đúng lúc có tác động đến ngƣời đọc nhƣ thế nào” [43, tr. 133]. Nhà văn đƣa ra một truyện ngắn thú vị về vai trò của câu. Câu chuyện xảy ra trong cửa hàng Ansvăng. Truyện kể về nhà văn Anđrê Xôbôn có mang đến toà soạn một truyện ngắn rách mƣớp, lẫn lộn nhƣng vô cùng giá trị. Truyện không thể in ra và cũng không ai dám nói nhà văn sửa lại. Cuối cùng, dƣới bàn tay ngƣời sửa bài Blagốp, “nó trở thành một áng văn

xuôi trong sáng, tôi luyện. Tất cả đều nổi bật, rõ ràng và phân minh. Cái đống chữ nghĩa lộn xộn, rối mù trƣớc kia không còn để lại một dấu vết”. Và Xôbôn đã phải cảm ơn Blagốp về bài học tuyệt vời đó. Tác dụng của dấu câu vô cùng to lớn “Từ thời Puskin còn sống, ông đã nói đến các dấu ngắt câu rồi. Có dấu ngắt câu là để làm cho ý đƣợc tách bạch, chữ nghĩa đâu vào đó, cho câu văn nhẹ nhàng và có âm điệu đúng. Những dấu ngắt câu cũng chẳng khác gì những nốt nhạc. Dấu ngắt câu giữ văn bài chặt chẽ không để nó bị vụn nát.” [43, tr. 132].

Một đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn là nhà văn thƣờng dùng những câu ngắn. Nếu nhƣ câu dài thƣờng mang đến sự nhịp nhàng, dàn trải, nên thơ thì những câu ngắn lại khác. Câu văn của Bùi Ngọc Tấn ngắt ra, dồn lại, ngắt ra vừa dửng dƣng đến mức lạnh lùng, vừa nhƣ xoáy sâu vào bi kịch từng nhân vật. Đôi lúc lại tạo ra sự hài hƣớc.

Thống kê các câu ngắn trong 20 truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn (341 trang) có 150 câu một tiếng, 377 câu hai tiếng, 427 câu ba tiếng, 536 câu bốn tiếng, 555 câu năm tiếng trên tổng số: 8058 câu. Mật độ sử dụng các câu ngắn dày đặc. Nhà văn sử dụng câu ngắn với dụng ý gây ấn tƣợng mạnh về sự việc, về nhân vật nhằm khắc hoạ một vấn đề nào đó. Nhiều câu ngắn, rất ngắn. Những đoạn đối thoại với Cún của anh Trung thƣờng là câu ngắn “Cún. Mày trêu bố đấy hở. Đƣợc rồi” [69, tr. 17]. “Cún. Lại đây. Cún. Tắm”. Mừng bố về hử. Nhớ bố hử. Ngoan lắm”. “Sợ à? Bão đấy” [69, tr. 26]. Những câu ngắn cộc lốc, nhát gừng nhƣng lại chất chứa một tình cảm không thể diễn tả giữa Cún và chủ. Chó vốn là loài vật thông minh và trung thành. Không cần nói nhiều, tình tri kỉ giữa Cún và anh Trung đƣợc định hình. Hay chỉ hai câu ngắn gọn nhƣ một tiếng thét đã diễn tả bi kịch của nhân vật “Trời ơi! Chịu làm sao nổi”. [69, tr. 25].

Nhà văn sử dụng hàng loạt các câu ngắn miêu tả ngoại hình của cô Thoan “Cô nghèo. Ngƣời sắt lại. Khuôn mặt đăm chiêu, rầu rĩ. Cô đi hơi lệch lệch. Nhƣ ngƣời đi không vững.” [69, tr. 33]. Chỉ một vài chi tiết nhƣ vậy đã dự báo cuộc đời cơ cực của cô Thoan. Thế nhƣng cũng bằng những câu ngắn, nhà văn lại khắc hoạ sự chăm chỉ của cô qua hàng loạt công việc. “Việc hợp tác. Việc nhà. Cuốc đầm. Gánh rạ.

Đập lúa. Nuôi lợn. Đắp tƣờng. Lợp nhà.” Hay đoạn liệt kê mâm cỗ khiến cô Thoan ăn no quá, phải nôn rồi lại vào ăn tiếp. “Xôi. Cơm. Thịt lợn. Thịt gà. Giò. Ninh. Chả. Nộm…” [69, tr. 36]. Ấn tƣợng đầu tiên khi nhân vật Cảnh trong Những người rách việc xuất hiện là “Còn trẻ. Gầy, mặt khắc khổ”. Những câu ngắn giúp gây ấn tƣợng mạnh với nhân vật ngay từ đầu. Tính cách liến thoắng, không giấu đƣợc chuyện gì của bà Phƣơng thể hiện trong những lời nói của bà qua một loạt câu ngắn “Ngồi đây đã. Vân nó sắp chuyển rồi. Sắp thoát khỏi đây rồi. Sang chính quyền. Tôi bảo nó từ năm ngoái, từ mấy năm nay rồi cơ. Mày còn trẻ, còn có điều kiện. Tao già rồi. Năm nay hƣu. Sang năm hƣu. Vài ba năm nữa hƣu. Tao chịu. Mày còn sức bật. Ở đây ăn cám à? Rách lắm. [69, tr. 307].

Nhân vật ông Thản đã nói hộ suy nghĩ của những ngƣời tù qua dòng độc thoại nội tâm bằng một loạt các câu ngắn. Khát khao tự do, không chịu đƣợc cảnh tù đầy thêm một phút nào: “Án tám năm. Đã tù bẩy năm. Chỉ còn một năm nữa. Mà không cố đƣợc. Đã vƣợt qua bẩy năm. Rồi bỗng thấy không thể chịu đựng nổi thêm một ngày. Thật là khó hiểu. Và ngu xuẩn.” [69, tr. 51]. Đó cũng là bi kịch chung của những ngƣời tù. Sự trung thực, hiền lành, chăm chỉ, tận tâm của nhân vật Đẩu trong

Lạc đội hình đƣợc nhà văn khắc hoạ “Anh nghe. Chăm chú. Ghi. Hỏi thêm.” Hàng loạt hứa hẹn cho vị trí mới mà Đẩu đƣợc nhận. Bằng chứng là gƣơng của những ngƣời đi trƣớc “Chỉ làm cảng trƣởng. Xây nhà ngay. Xe máy ngay. Thay ti vi ngay.” [69, tr. 64]. “Ba số mù mịt. Bã chè một xô. Có lịch thuỷ triều. Có sơ đồ cầu cảng. Có máy bộ đàm oang oang. Có hải quan. Có công an biên phòng. Có cảnh sát kinh tế.” Kết thúc truyện là nụ cƣời của anh Trung nhƣng là nụ cƣời bi kịch “Tôi bật cƣời. Cƣời chảy nƣớc mắt. Anh cũng cƣời. Cũng chảy nƣớc mắt. Nhƣng hình nhƣ anh chảy nƣớc mắt không chỉ vì cƣời.” [69, tr. 72]. Để nhấn mạnh vẻ đáng yêu của những đứa trẻ, nhà văn dùng các câu ngắn “Đứa nào cũng đúng. Chẳng biết đâu mà lần. Lại còn hát nữa. Đứa nào hát cũng hay. Hay ơi là hay. Chân tay đung đƣa. Đầu nghiêng bên này, bên kia” [69, tr. 79]. Đặc biệt, tên của hoa hậu đƣợc nhà văn ngắt riêng thành các câu từng tiếng một, rất độc đáo “Hoàng. Thị. Bích. Ngọc.”

Thói quen của những ông bạn già và việc cần ngƣời đối thoại đã khiến họ có thể bỏ qua cho nhau để tiếp tục câu chuyện “Bên ấm trà, họ lại nhỏ to. Chuyện tiêu cực. Chuyện xuống cấp. Chuyện phải đổi mới. Chuyện thành phần. Lý lịch.” [69, tr. 98].Các câu ngắn diễn tả tiếng chuột trong Một tối vui tạo nên trận cƣời thả phanh “Chít chít. Chút chút. Chụt chụt. Chí chụt. Chụt chit. Chụt chít chụt. Chít chit. Chết.”. “Cƣời. Cƣời phát đau cả bụng. Nấc. Đói. Dàn nƣớc mắt.” [69, tr. 128]. Hay chi tiết hài hƣớc trong Người chăn kiến “Tất cả quạt. Bằng tay. Nhƣng mát. Bay cả tóc”. “Và khoả thân trên ghế. Đứng thẳng. Mắt hƣớng về phía xa. Tay giơ cao. Nhƣ nữ thần Tự Do.”

Những câu ngắn dồn nén tâm trạng, đẩy cốt truyện phát triển đến đỉnh điểm, xung đột gay gắt không thể điều hoà đƣợc đang bùng cháy trong nahan vật tôi đƣợc thể hiện qua các câu ngắn “Trời ơi. Chẳng lẽ Bình lại làm chỉ điểm. Đó mới thực sự là điều kinh khủng nhất. Không. Không thể. Sao lại không thể? Chuyện gì kia? Chuyện gì ngay trƣớc mắt kia.” [69, tr. 160]. Thời gian bỗng dồn lại, gấp gáp, nhanh hơn qua những câu ngắn “Chóng quá. Mới ngày nào. Thế mà đã một đời ngƣời. Sắp xuống lỗ cả rồi” [69, tr. 174] (Sức khoẻ của bố). Hàng loạt câu ngắn gợi nỗi ám ảnh về cái chết “Chẳng ai có thể chen vào. Chẳng ai có thể giúp đỡ. Chẳng ai có thể cùng đi. Dù là những ngƣời thân yêu nhất. Chỉ một mình đơn độc. Ông sợ lúc ấy. Lúc cô đơn đi vào cõi ấy.” [69, tr. 228]

Các câu ngắn của Bùi Ngọc Tấn không hề tạo ra sự rời rạc, thiếu nhất quán cho tác phẩm mà chúng nhƣ những nốt nhấn của một bản nhạc đa âm. Kết hợp với biện pháp điệp cấu trúc câu, những câu ngắn của nhà văn đã góp phần tô đậm những dấu ấn đặc sắc về ngoại hình, tính cách nhân vật, về bi kịch, về thân phận. Những câu ngắn cũng có tác dụng làm ngƣng đọng một khoảng thời gian giàu ý nghĩa, co thời gian ngắn lại. Nhịp điệu trở nên nhanh hơn, gấp gáp hơn, vội vã hơn. Cái tài của nhà văn là ở chỗ nắm bắt đƣợc những khoảnh khắc đó và làm tăng giá trị của chúng bằng cách sử dụng những câu ngắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 92 - 96)