Chƣơng 2 : KẾT CẤU VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN
2.2 Nhân vật
2.2.1 Khái quát về nhân vật truyện ngắn
Nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Đây là “một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính ƣớc lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngƣời mà chỉ là sự thể hiện con ngƣời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách. Đó không chỉ là con ngƣời, những con ngƣời có tên hoặc không tên, đƣợc khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con ngƣời, đƣợc dùng nhƣ những phƣơng thức khác nhau để biểu hiện con ngƣời.” [15, tr. 159]
Nhân vật là phƣơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tƣợng. Nhà văn sáng tạo nhân vật của mình để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại ngƣời nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực.
Từ điển Thuật ngữ văn học “Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngƣời. Vì thế, nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề tác phẩm. Nhân vật văn học đƣợc miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật. Mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với nhân vật khác. Đó là một chỉnh thể vận động, có tính cách đƣợc bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình.” [40, tr.236]
Những truyện ngắn hay đều xây dựng đƣợc những nhân vật điển hình. Không phải nhân vật nào cũng có tính cách và từ nhân vật có tính cách đến nhân vật điển hình là một bƣớc tiến dài. Mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh đƣợc các
nhà nghiên cứu quan tâm. Khi nhân vật đƣợc đặt trong hoàn cảnh, tính cách sẽ bộc lộ. Nhân vật và tính cách thuộc về yếu tố nội dung nhƣng các biện pháp thể hiện chúng thuộc về yếu tố hình thức.
Nhiều nhà văn chọn thể loại truyện ngắn để sáng tác và đã đạt đƣợc thành công rực rỡ. Góp phần vào sự thành công đó không thể thiếu yếu tố nhân vật. Thông qua nhân vật, đặc biệt là nhân vật điển hình nhà văn đã chuyên chở những tƣ tƣởng chủ đề sâu xa. Ví dụ nhƣ thông qua những truyện ngắn của mình trong tập
Những câu chuyện thành Rôm, nhà văn Ý Anbertô Môravia muốn hƣớng tới thông điệp cuộc sống con ngƣời trong lòng xã hội tự bản muôn hình vạn trạng với những khám phá bất ngờ, lúc cổ quái, lúc tẻ nhạt.
Ở Việt Nam, sự chuyển biến quan niệm về con ngƣời giai đoạn sau 1975 đã chi phối hình tƣợng nhân vật. Nếu nhƣ trong giai đoạn 1945-1975 là con ngƣời cộng đồng trong mối quan hệ gắn bó với tập thể thì sau 1975, văn học nhƣờng chỗ cho con ngƣời cá nhân với những vấn đề mang tính nhân sinh của thời đại. Các nhà văn hƣớng vào thế giới nội cảm, khám phá chiều sâu ở mỗi cá nhân các cung bậc tình cảm. Bích Thu đã chỉ ra “Con ngƣời xuất hiện trong các sáng tác truyện ngắn là con ngƣời trần thế ở cõi nhân gian với tất cả chất ngƣời tự nhiên của nó: tốt đẹp-xấu xa, thiện-ác, yêu-ghét, ánh sáng-bóng tối, cao thƣợng-thấp hèn, hữu thức-vô thức. Truyện ngắn sau năm 1975 đã quan niệm con ngƣời cá nhân nhƣ một nhân cách, “một nhân cách kiểu mới”. Nhà văn đã nhận diện con ngƣời đích thực với nhiều kiểu dáng nhân vật.” [58, tr. 35]. Ví dụ nhƣ thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đa dạng và phức tạp. Chúng nhƣ một phòng triển lãm về con ngƣời đƣợc khúc xạ qua cái nhìn nghiêng về bản năng, tự nhiên, cái vô thức. Trong đó hai cảm quan chủ đạo là sự thật tàn nhẫn và cái phi lí của cuộc đời với cảm hứng phê phán Tướng về hưu, Không có vua, Ông Móng,…
2.2.2 Các kiểu nhân vật
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn đa dạng. Sau khi cầm bút viết lại năm 1990, bắt đầu bằng truyện ngắn Cún, Bùi Ngọc Tấn tâm sự “Những sáng tác của tôi đƣợc cất lên từ một thế giới nhân vật khác. Trái tim tôi mách bảo:
Ta chỉ có thể viết về những gì ta quý, ta yêu, ta mang nợ với nó, không thể giữ trong lòng, phải vợi bớt, phải chia sẻ với mọi ngƣời. Tôi viết với tình cảm chủ đạo: Tình yêu cuộc sống. Tôi ao ƣớc cuộc sống bớt đi những đau khổ và mỗi ngày một tốt đẹp hơn lên.” [38]. Dù vậy, những truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn không chỉ xây dựng những nhân vật bình dị mà còn cả những nhân vật lạc thời, nhân vật dƣới đáy với thân phận “phó ngƣời”, nhân vật hắn nhƣ là hình bóng của chính tác giả. Mỗi kiểu nhân vật này đảm nhiệm những vai trò khác nhau trong việc thể hiện tƣ tƣởng chủ để. Thông qua nhân vật của mình, nhà văn thể hiện quan điểm về cuộc sống, về xã hội, về con ngƣời.
2.2.2.1 Nhân vật lạc thời
Độc giả đã quen dần với các môtip trong văn học sau chiến tranh. Ngƣời lính trở về và không thể hoà nhập với cuộc sống hiện tại. Họ sống với quá khứ, với cuộc chiến tranh của họ. Hàng đêm, những kí ức hiện về nhức nhối. Họ lạc thời. Đó là các nhân vật nhƣ Hùng (Ăn mày dĩ vãng), Kiên (Nỗi buồn chiến tranh), Nguyễn Vạn (Bến không chồng),…Nhân vật trong truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn chỉ có duy nhất một nhân vật không chấp nhận đƣợc hiện thực chiến tranh, anh sống với nỗi đau của vết thƣơng nơi sọ não và ý nghĩ ám ảnh về ngƣời vợ luôn làm anh nhức nhối (Dị bản một truyện đã in). Chiến tranh đổ máu, chiến tranh làm tan vỡ hạnh phúc đôi lứa, chiến tranh chia lìa, li tán, chiến tranh làm cho nhiều thứ không còn đƣợc toàn vẹn. Anh hoạ sĩ đã không thể có đƣợc một cuộc sống hạnh phúc toàn vẹn bên mối tình đầu, vì trong trái tim anh luôn có “một cái gì vón cục”.
Nhân vật lạc thời trong truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn lại chủ yếu là “lạc thời hiện tại”. Họ không thể bắt kịp với sự thay đổi của xã hội, của lòng ngƣời. Họ không muốn thay đổi hoặc giả nhƣ có muốn bắt kịp thì họ vẫn bị văng ra khỏi thực tại vì họ không biết bắt đầu từ đâu. Và lẽ dĩ nhiên, họ rơi vào bi kịch. Bi kịch của họ là bi kịch điển hình.
Mƣợn chuyện chó để nói đến chuyện ngƣời, Cún đã xây dựng đƣợc một nhân vật lạc thời nhƣ vậy. Không phải Cún mà là anh Trung, chủ của Cún. Từng sống chết cho Đảng, từng có những ngƣời bạn vào sinh ra tử, nhà anh Trung lúc nào
cũng vang lên tiếng cƣời. Bạn của anh là ông phó giám đốc, vị xứ uỷ Bắc Kỳ,…Đột nhiên, anh bị dính nghi vấn về chính trị, bị thuyên chuyển công tác ba lần và cuối cùng ở nhà. Anh chỉ còn một mình và Cún. Lí do anh bị thuyên chuyển việc lần đầu “vì vƣớng mắc với ông giám đốc”, lần hai “vì không chịu đƣợc một anh cán bộ sống bằng lƣỡi” lại là tay chân của cấp trên, lần ba anh tâm huyết với công việc xây dựng công ty mới nhƣng “đến khi công ty ra mắt, ngƣời ta không mời anh”. Ngƣời bạn thân gặp ngoài đƣờng lại giả nhƣ không quen biết. Anh phải kêu lên đầy xót xa “Hừ, bây giờ chúng nó sống theo cách ấy”. Anh đi kêu oan nhƣng không ai tiếp. Bi kịch của anh thật đau đớn và xót xa. Nhân vật rơi vào thế giới cô đơn khôn cùng.
Nhân vật cô Thoan trong Người mua nhà của bố mẹ tôi cũng là một nhân vật lạc thời. Cô Thoan vốn đã quen với cái nghèo, cái khổ, làm thuê, làm mƣớn, mong ƣớc cho mình và các con đƣợc ăn no. Nhờ có các con đi nƣớc ngoài mà cô bỗng chốc giàu có. Ai ai đều mừng cho cô. Thế nhƣng cô bỏ mặc “những bộ mút xơ lin, xoa, những chiếc áo len” chỉ mặc “cái áo nâu bạc, cái quần đen cũ nhàu”. Cô Thoan xa lạ với cuộc sống nhung lụa dù cô đang sống trong nhung lụa “Ai nói cô nghèo cô khổ, cô thích, cô nở nụ cƣời nhƣ mếu. Ai nói cô giầu, cô sung sƣớng, cô sa sầm nét mặt, cô giận ngƣời ta, cô cho là chế giễu cô, cô tủi thân, cô khóc.” [67, tr. 178]. Khen cô sƣớng là nƣớc mắt cô giàn ra. Trời rét, cả làng nghỉ làm đồng, cô vẫn đi cuốc ruộng. “Cô không thể nào không làm việc”. Thứ cô thích trong nhà không phải là tiền mà là đầy thóc. Đó là ƣớc nguyện của cuộc đời cô. Con ngƣời khốn khổ ấy bị cảm vì ngấm nƣớc mƣa khi đi làm đồng. Và xót xa thay, bi kịch lạc thời ấy theo cô cho đến chết. “Trong lúc tỉnh táo trƣớc khi chết, cô nhất định hất cái chăn Mỹ giá hai trăm đô ra, bắt mọi ngƣời đắp cho cái chăn can cũ. Và cô đòi ăn khoai khô nấu với đỗ đen, nắm lại bằng mo cau.” Cô Thoan là đại diện cho lớp ngƣời lao động trong xã hội cũ. Nghèo, vất vả, chăm chỉ, quanh năm với ruộng đồng. Khi xã hội phát triển, thay đổi, cô không thể hoà nhập đƣợc. Cô vẫn sống theo nếp cũ. Bản chất nông dân đã ăn sâu vào máu thịt cô. Nhân vật cô Thoan hiện lên có nét giống nhân vật Dì Hảo trong truyện ngắn Dì Hảo của Nam Cao. Có điều bi kịch của dì Hảo có nguyên nhân từ ngƣời chồng vũ phu, sâu xa hơn là cái xã hội nửa thực dân nửa
phong kiến bấy giờ. Còn cô Thoan do thói quen và quan niệm, nếp sống cũ khiến cô lạc thời.
Nhân vật Đẩu trong truyện ngắn Lạc đội hình rơi vào một tình cảnh dở khóc dở cƣời. Nhà anh nghèo, đông con, quanh năm lũ con không đƣợc ăn no, ba đứa phải bỏ học đi đào than. Giống nhƣ nhân vật Trung trong Cún, anh thuyên chuyển công tác hết lần này đến lần khác. Dù ở đâu, anh cũng vẫn là ngƣời lạc thời. Có vẻ nhƣ cơ may đã đến với anh khi anh đƣợc thăng chức từ văn phòng Đảng uỷ, cảng phó, trợ lý giám đốc. Toàn những vị trí hái ra tiền. Nhân vật của chúng ta vẫn cứ trắng tay vì “lạc thời”. Anh thấy mình cô đơn và lạc lõng. Anh muốn hoà nhập vào cái xã hội ấy nhƣng không đƣợc. Anh không giỏi “giao tiếp”, không đƣợc lòng các xếp trên dù luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Anh cũng không thể hoà nhập với anh em trên tàu để có thêm xuất cá cho vợ và lũ con. Ngay cả khi đƣợc cấp trên gợi ý về điều đó, anh vẫn không hiểu. Ở nhân vật này, bi kịch lạc thời chi phối toàn bộ cuộc sống của anh. Nhân vật không biết mình sai ở đâu, tự trách cứ mình. Sự đổi thay của xã hôi không phải một sớm, một chiều mà cá nhân thích nghi đƣợc.
Những người rách việc là một bức tranh nhiều nhân vật, là một phân đoạn dài cho cuốn tiểu thuyết Biển và chim bói cá. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nhận xét “Đó là cuốn sách về cả một tập thể, giống nhƣ một cuộc triển lãm ngồn ngộn những chân dung nhân vật trong từng ngăn khác nhau” [36]. Không có nhân vật chính, không có nhân vật phụ, các nhân vật của Bùi Ngọc Tấn tỏ ra thức thời.
Điều đáng nói là các nhân vật lạc thời trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn đều “lƣơng thiện”. Đó là điều nhà văn luôn luôn đảm bảo. Họ lƣơng thiện trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả khi rơi xuống vực thẳm của tuyệt vọng hay tới đỉnh cao của tiền bạc, lạc loài trong vô số con ngƣời, họ vẫn luôn giữ gìn nhân cách của mình. Giữa một xã hội thị phi, những giá trị đạo đức bị đảo lộn thì các nhân vật lạc thời ấy vẫn toả sáng vẻ đẹp của nhân cách.
2.2.2.2 Nhân vật dưới đáy
Những nhân vật dƣới đáy là những nhân vật Bùi Ngọc Tấn dành nhiều tình cảm hơn cả. Nhà văn từng chia sẻ: với ông, văn chƣơng thuộc về những kẻ yếu, những ngƣời bất hạnh, những ngƣời đau khổ, những ngƣời ở tầng đáy, những ngƣời chịu đựng lịch sử. Bùi Ngọc Tấn nhìn họ với con mắt đầy thƣơng cảm. Giọng kể khách quan, đôi lúc lạnh lùng nhƣng ẩn sau là là cây bút giàu cảm thông. 3/4 truyện ngắn về đề tài này, nhân vật là tù nhân. Dễ hiểu vì sao nhà văn lại dành ƣu tiên cho nhân vật này. Nhà tù có sức ám ảnh ghê gớm với tất cả mọi ngƣời, nhất là những tù nhân. Có thời gian năm năm trải nghiệm cuộc sống trong tù, Bùi Ngọc Tấn thấu hiểu điều đó. Dù ở trong tù hay khi đã đƣợc tha, họ vẫn bị xã hội khinh miệt, ruồng bỏ. Nói đúng ra, họ đã bị đóng dấu. Những ngày tháng trong tù trở thành nỗi đau hằn in theo năm tháng. Kiểu nhân vật tù nhân hiện lên qua giọng kể hài hƣớc. Đó là những anh tù trong một phiên toà xét xử chuột, là ông giám đốc bị án oan ngồi tù 4 tháng, là phạm nhân trên đƣờng chuyển trại.
Nhà văn chọn kiểu nhân vật này nhƣng lại không khoét sâu vào nỗi đau của họ mà chỉ chộp bắt những khoảnh khắc của tiếng cƣời. Không còn nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ quê hƣơng. Không còn nỗi khao khát tự do đến cháy bỏng, đếm từng phút đƣợc ra tù. Những nhân vật tù trong Một tối vui có buổi tối vui nhớ đời. Bằng cách tạo ra những trận cƣời liên tục, thích thú, họ đã quên hẳn thân phận tù đày của mình. Việc giải quyết màn chào hỏi của ma cũ với ma mới trong Người chăn kiến
cũng không kém phần hài hƣớc. Việc xuất hiện các đại ca trong tù là điều không hiếm. Chỉ có điều không ai ngờ là họ lại có những thú tiêu khiển thú vị đến thế. Giám đốc M là nạn nhân của trò tiêu khiển này. Bắt một ngƣời đàn ông đã có tuổi làm nữ thần Tự Do thì quả là lạ. Lại còn những cái “quạt bằng tay ngƣời” làm mát bay cả tóc. Ông M còn phải làm chim cho hắn bắn, bắn và rơi thật nhƣ bắn chim. Điều lạ nữa là cái trò chăn kiến lại làm giám đốc M mê tít, mê đến mức khi ra tù, nó trở thành thú vui duy nhất của ông. Nhân vật tù và nhà tù bỗng trở nên một rạp chiếu bóng đại hài hƣớc. Đây không còn là nơi để ngƣời ta than vãn, tƣởng niệm về những bất công.
Cuộc chuyển trại giam của nhân vật Cƣờng cùng hai cán bộ gây bất ngờ. Hoá ra, chuyến đi ấy biến thành một chuyến săn chim của “hai ông thiện xạ”. Thế mà lại khiến cho nhân vật phạm nhân Cƣờng bị một phen hoảng thật sự. Cƣờng trải quan mọi cảm giác từ lo âu, suy nghĩ, tò mò, phỏng đoán đến vỡ oà khi biết sự thật. Kết thúc lại là sự ngƣỡng mộ của một ngƣời tù về tài bắn chim của hai cán bộ.
Bùi Ngọc Tấn đã khám phá ra tiếng cƣời ở một nơi hố đen của xã hội, nơi mà chỉ nhắc đến thôi, ngƣời ta đã nghĩ ngay đến những điều sâu xa. Nhà văn đã cho độc giả thấy đƣợc một khía cạnh khác của nhà tù qua những nhân vật trong các truyện ngắn. Chỉ có niềm lạc quan mới giúp họ sống qua tháng ngày tƣởng chừng nhƣ “sống không bằng chết” ấy. Giọng văn hóm hỉnh, vui tƣơi. Nhà văn dành cho họ không chỉ niềm cảm thông sâu sắc mà còn khám phá ra nét đẹp trong tâm hồn họ. Đó là điều đáng quý. Hiếm có nhà văn nào lại có thể “chƣng cất nỗi đau thành hy vọng”, thành tiếng cƣời nhƣ thế. Chúng ta hiểu đƣợc tấm lòng bao dung và đôn hậu của nhà văn.
Tuy vậy, ẩn sau những tiếng cƣời ấy, nhà văn vẫn lồng vào sự ám ảnh đến xót xa của cuộc sống nhà tù. Không khó để nhận ra những lời tuyên án dành cho bị can chuột trong phiên toà của các phạm nhân. “Chúng ta làm có luật pháp. Chúng ta không bắt mà không xét xử. Chúng ta không bắt nhầm cũng không bỏ sót. Chúng ta