Giọng trữ tình, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 100 - 103)

Chƣơng 3 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN

3.2 Giọng điệu trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn

3.2.2 Giọng trữ tình, chiêm nghiệm

Giọng trữ tình, chiêm nghiệm xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Nhiều phân đoạn đi sâu vào thế giới tình cảm của nhân vật hay miêu tả thiên nhiên, tác giả đều sử dụng giọng điệu trữ tình, cảm thƣơng. Khuynh hƣớng đào sâu

vào cái tôi nội tâm tạo nên dƣ vị nhẹ nhàng, sâu lắng cho truyện ngắn. Đồng thời giúp nhà văn khắc hoạ nhân vật hay là những lát cắt riêng của đời sống.

Đó là khoảng lặng đẹp trong tâm hồn nhân vật xƣng tôi khi nhớ về tuổi thơ (Người mua nhà của bố mẹ tôi). "Ngôi nhà ấy, mảnh vƣờn ấy là những gì còn lại của bố mẹ tôi, là cái neo để tôi neo đậu vào một thế giới đã tan rã. Nó không chỉ là hạnh phúc của tôi, tuổi ấu thơ của tôi mà còn là hạnh phúc tuổi ấu thơ của các con tôi". [69, tr. 31] "Tôi đi giữa những cây quất, cây cau côi cút. Tôi đứng dƣới tán lá rợp cây bƣởi trƣớc sân, đối thoại với nó bằng im lặng. Tôi ngồi xổm nhìn cái rãnh phía sau nhà, sát bờ tre um tùm, chờ một con cá đuôi cờ từ gốc cây khoai nƣớc lao ra nhƣng lại bắt gặp vĩnh cửu." Giọng văn nhẹ nhàng, gợi nhớ về một miền kí ức tuổi thơ thân thuộc. Ai cũng có một nơi chốn để quay về nhƣ vậy.

Giọng trữ tình cảm thƣơng còn xuất hiện trong Khói, Lạc đội hình, Truyện không tên, Những người rách việc, Vũ trụ không cùng. Nhà văn chộp bắt lấy những khoảnh khắc giá trị khắc hoạ nhân vật nhƣng cũng để họ tự trải lòng mình. Bùi Ngọc Tấn dành một giọng điệu cảm thƣơng cho số phận không may mắn của mỗi nhân vật. Đó là những trang viết giàu tình cảm. Nhà văn chia sẻ với nỗi cô đơn trong lòng nhân vật Ông Thản nơi rừng chiều, cảm thông với cái nghèo, cái lạc thời vì lƣơng thiện quá của nhân vật Đẩu. Ông lại cúi mình trƣớc những trở trăn của một ngƣời gái điếm. Hay là những chìm nổi của cuộc đời ông Thuyết. Tình thƣơng dành cho nhân vật Cảnh đƣợc nói qua nhân vật Toàn “Toàn thƣơng Cảnh. Hình nhƣ ở cái văn phòng này chỉ có Toàn và chánh văn phòng thƣơng Cảnh”. Nhân vật Lập phải thốt lên những điều đau xót, tự nhận mình là chó "Em sẽ làm béc giê. Tự làm béc giê. Anh bảo có đƣợc không ? Tốt quá đi chứ lại." [69, tr. 332]. Với các nhân vật của mình, Bùi Ngọc Tấn luôn dành sự cảm thông sâu sắc, trân trọng và nâng niu những nét đẹp của họ. Bằng chính quan điểm của mình, nhà văn đã lay động lƣơng tri của mỗi ngƣời.

Bên cạnh đó, giọng triết lý, chiêm nghiệm cũng chiếm vị trí quan trọng trong tác phẩm. Đó là những đúc kết của nhà văn khi trải qua gần trọn cuộc đời, chứng kiến bao thăng trầm của cuộc sống. Giọng điệu đó đƣợc Bùi Ngọc Tấn lồng trong

suy nghĩ của các nhân vật. Các nhân vật trong truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn không đúc rút kinh nghiệm lõi đời gian xảo, cơ trí "Cái nghề quan bám thằng có tóc chứ ai bám thằng trọc đầu" (Chí Phèo – Nam Cao). Nhà văn chiêm nghiệm về triết lý nhân sinh, thời cuộc. Thông thƣờng, giọng điệu này đƣợc thể hiện qua ngƣời kể chuyện lúc tƣờng minh, lúc hàm ẩn.

Ngƣời kể chuyện xƣng tôi trong Cún có chút hy vọng khi ngƣời bạn thân của nhân vật chính không ngại phiền phức tới thăm bạn, "Thấy ông đến, tôi nghĩ cuộc đời cũng vẫn còn chƣa đến nỗi. Vẫn còn có cái gì đó làm cơ sở cho ngƣời ta tin ở cuộc sống. Vẫn còn một chút nổi lên ở phẩm giá con ngƣời" [69, tr. 21].

Ngƣời kể chuyện tựa vào nhân vật để chiêm nghiệm về nỗi cô đơn trong lòng ngƣời lan toả sang cảnh vật "Những buổi chiều cô đơn trong rừng buồn tái tê. Đành rằng có rừng ở chung quanh đấy, nhƣng cũng nhƣ ngƣời, rừng cô đơn. Và cũng nhƣ ngƣời, rừng im lặng với nỗi cô đơn của mình, không trò chuyện" [69, tr. 51] (Khói).

Sự chiêm nghiệm về cuộc đời, về kiếp nhân sinh hữu hạn, nhỏ bé "Triết học, tuyệt vọng, hạnh phúc và đau nhói". "Nhƣng cái gì tốt đẹp quá thì làm sao bền đƣợc." "Tôi ra mộ cô thắp mấy nén nhang. Lại một lần đối mặt với vô cùng. Bỗng nhiên nghĩ rằng mình có thể trở thành nhà triết học." [69, tr. 48] (Người mua nhà của bố mẹ tôi)

Con mắt của một ngƣời đi trƣớc đã trải qua bao thăng trầm số phận dự đoán ai trong cuộc đời rồi cũng phải trải qua những thử thách "Bé ơi. Đừng khóc. Đời các con chỉ mới bắt đầu." (Một cuộc thi hoa hậu)

Cuộc sống phức tạp, lòng ngƣời đa đoan, muôn chuyện thế sự chìm nổi "Đời có quá nhiều việc phải suy nghĩ, nghiền ngẫm khiến ai cũng có thể trở thành triết nhân." [69, tr. 227]. (Trung sĩ)

Nhân vật Cảnh có những triết lý bình dị và cả những triết lý cao siêu “Càng cao gió cả càng lay”, “Chẳng cái gì là của riêng ai”, “Hoài nghi, hoài nghi tất cả”.

Đó còn là những triết lý, chiêm nghiệm về xã hội hiện tại, về đồng tiền, về cách làm sao để tồn tại đƣợc. Thế lực của tiền đã từng đƣợc trao cho vị trí vạn năng

đồng tiền và dĩ nhiên ông để các nhân vật của mình thấm thía, trải nghiệm, bày tỏ những suy nghĩ của mình. Cảnh thản nhiên bày tỏ “Bây giờ đồng tiền quyết định, xã hội đồng tiền mà”. Lời của cô trung sĩ năm xƣa chắc nhƣ đinh đóng cột "Xã hội bây giờ phải có tiền, anh hiểu không ?" [69, tr. 246].

“Muốn nhận phải biết cho, muốn đƣợc phải biết mất, muốn thu hoạch phải biết gieo hạt”. Toàn nhận ra "Ai làm sếp mà chẳng thế. Không vơ vét có hoạ là điên. Không điên cũng ngớ ngẩn. Mà đã ngớ ngẩn thì làm sếp sao nổi. Phải là những ngƣời có năng lực. Những ngƣời thông minh." [69, tr. 270]. “Mỗi ngƣời có một cửa của mình. Hãy cố gắng tạo cho mình một cửa. Ngƣời làm to cửa to. Ngƣời làm nhỏ cửa nhỏ” [69, tr. 270]. Bà Phƣơng cũng nhìn thấu mọi việc và rút ra “Họ ăn kinh lắm. Từ dƣới lên trên. Từ trên xuống dƣới. Không ai không ăn”, “Lƣơng thiện là chết. Có chức có quyền giàu ngay” [69, tr. 306]. Gần nhƣ tất cả mọi ngƣời tìm kế làm ăn, không bỏ lỡ cơ hội “Mau mau tìm đƣờng thôi anh ạ. Chúng nó làm ăn tơi tới, xây nhà, đi xe máy, mình cứ thế này chết cả" [69, tr. 299]

Những triết lý dƣờng nhƣ đƣợc thừa nhận rộng rãi. Xã hội đẩy đƣa con ngƣời vào những vòng quay của nó. Dù muốn hay không con ngƣời cũng bị cuốn theo. Nhà văn đã để mỗi ngƣời có dịp nhìn lại, có dịp suy ngẫm những câu chuyện của cuộc đời. Nó nhƣ một hồi chuông thức tỉnh, sự thức tỉnh lƣơng tri mỗi ngƣời. Bởi rồi đây, mọi thứ sẽ qua đi, những triết lý cơ hội, lợi danh rồi sẽ mất, chỉ còn lại triết lý làm ngƣời tồn tại đến muôn đời.

Giọng điệu trữ tình, triết lý, chiêm nghiệm chiếm một vị trí quan trọng trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn, bộc lộ một tâm hồn nghệ sỹ và hơn hết là những day dứt khôn nguôi của nhà văn về số phận con ngƣời. Giọng điệu ấy góp phần tạo nên lối viết đôn hậu mà không kém phần lãng mạn, gợi nhiều suy tƣ trong độc giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 100 - 103)