Kết cấu đảo ngược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 45 - 47)

Chƣơng 2 : KẾT CẤU VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN

2.1 Kết cấu

2.1.3. Kết cấu đảo ngược

Đây là lối kết cấu đƣợc nhiều cây bút sáng tác truyện ngắn hiện đại ƣa dùng. Thông thƣờng, kết cấu đảo ngƣợc thƣờng mở đầu bằng tình huống kết thúc truyện. Ngƣời kể chuyện thông báo kết quả trƣớc rồi mới đƣa ra những sự kiện dẫn dắt quay trở về từ đầu. Từ đó, hé lộ dần dần nguyên nhân của sự việc. Lối kết cấu này không đem lại bất ngờ cho độc giả. Vì độc giả đã biết trƣớc kết truyện nhƣng lại gây nên sự tò mò. Tại sao lại có kết quả nhƣ vậy? Đằng sau đó là một câu chuyện thế nào? Lúc này, họ mặc sức đồng sáng tạo với tác giả. Ngƣời kể chuyện cũng dẫn dắt truyện dễ dàng hơn. Từ sự kiện trong hiện tại, quay ngƣợc lại quá khứ, lần tìm mắt xích ban đầu. Cứ nhƣ vậy, cả một chuỗi dài các sự kiện lần lƣợt hiện ra.

Chiếc lá cuối cùng của O’Henry đƣợc xem là “một trong những truyện ngắn có kết cấu mẫu mực vào hạng bậc nhất của truyện ngắn cổ điển” (Lê Huy Bắc) [21,

tr. 90]. Cốt truyện khá phức tạp, có cả cốt truyện bề nổi và cốt truyện ngầm. Bề nổi, cốt truyện diễn ra theo năm bƣớc: Trình bày: tại một khu hoạ sĩ nọ, có một cô gái ốm đang nằm chờ chết. Thắt nút: sự ốm liên quan đến những chiếc lá thƣờng xuân đang rụng. Phát triển: lá cứ rụng, sức khoẻ Johnsy dần tàn. Đỉnh điểm: chỉ còn một chiếc lá, nếu nó rơi thì sự sống của Johnsy cũng rơi theo. Kết thúc: lá không rơi, Johnsy không chết. Tuyến truyện song hành chìm ẩn nữa là về hoạ sĩ già nuôi tham vọng vẽ một kiệt tác. Ông lão muốn cứu cô gái trẻ. Vì vậy, ông lão đã quyết định vẽ chiếc lá cuối cùng vào đêm mùa đông giá rét thay thế chiếc lá cuối cùng đã rơi. Kết thúc truyện, cô hoạ sĩ trẻ sống còn ông hoạ sĩ già mất. Kết cấu truyện là kết cấu đảo ngƣợc tình huống hai lần, thực chất đó là hai hành trình ngƣợc nhau: hành trình từ sự sống đến cái chết để đổi lại từ cái chết đến sự sống. Chiếc lá trở thành biểu trƣng cho tình ngƣời thiêng liêng và cao cả. Kết cấu độc đáo này đã đem đến cho độc giả một truyện ngắn cảm động, nhẹ nhàng, đầy chất thơ.

Trở lại tập truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn, nhà văn chỉ sử dụng duy nhất kết cấu đảo ngƣợc trên một truyện ngắn nhƣng lại là một truyện gây ấn tƣợng. Lối kết cấu này tạo ra hiệu quả bất ngờ cho truyện ngắn.

Mở đầu Cún, ngƣời kể chuyện cho biết tình hình về Cún. Đó là một hàng xóm của ngƣời kể chuyện xƣng tôi. Cún chỉ đƣợc sống một năm. “Giờ đây Cún đã biến mất, không để lại một dấu vết gì. Số phận của Cún nhƣ vậy, một số phận đen đủi”. Đồng thời, ngƣời kể chuyện hé lộ nguyên nhân “Không đƣợc chọn thời, Cún sinh ra vào những năm gian khổ nhất nƣớc ta. Không đƣợc chọn chủ, Cún sống với ngƣời hàng xóm của tôi. Mà trái tim Cún lại mang một tình yêu lớn. Những yếu tố đó khiến Cún là một con chó bất hạnh.” [67, tr. 5]. Nhƣ vậy, mở đầu truyện đã tiết lộ ba nhân vật: nhân vật tôi, Cún và ngƣời hàng xóm. Nhân vật chính là Cún. Cuộc đời Cún gắn liền với ngƣời hàng xóm. Vậy chuyện gì đã xảy ra với Cún, với ngƣời hàng xóm? Số phận của Cún ra sao? Công việc của độc giả lúc này là truy tìm lời giải đáp.

Từ đây, ngƣời kể chuyện quay về gốc tích của Cún, ngày đầu tiên Cún xa mẹ, xa các anh chị, xa làng quê để lên thành phố sống với anh Trung. Câu chuyện

về cuộc đời anh Trung bắt đầu với những biến cố liên tiếp. Chẳng còn ai bên anh khi anh gặp nạn. Chỉ có Cún luôn trung thành và yêu thƣơng anh. Họ trở thành tri kỉ của nhau. Không thể chịu đựng đƣợc nỗi oan ức, anh Trung đi tìm sự thật trong vô vọng. Một mình Cún bơ vơ, lang thang. Khi anh Trung không trở về, Cún bỏ đi tìm. Rồi Cún bị thƣơng, Cún không thể đứng dậy đƣợc nữa. Chị Thanh, vợ anh Trung phải bán Cún trong nƣớc mắt. Kết thúc truyện, độc giả đã tìm đƣợc câu trả lời thoả đáng cho kết quả nêu ra ban đầu. Tại sao Cún bất hạnh? Hoá ra, đây không chỉ là chuyện của Cún mà còn là truyện của ngƣời. Những con ngƣời bị oan mà không biết kêu ai. Xã hội đổi thay khiến lòng ngƣời cũng thay đổi. Loài vật vẫn trung thành với chủ. Chó còn có tình cảm huống chi là con ngƣời. Truyện ngắn đầy những ám ảnh, xót xa về truyện đời, truyện ngƣời.

Chọn lối kết cấu đảo ngƣợc trên một truyện ngắn duy nhất, Bùi Ngọc Tấn cho thấy quan điểm của mình khi cầm bút. Nhà văn chọn lối viết dung dị, không hề thách thức ngƣời đọc. Tác giả kể lại những câu chuyện một cách tự nhiên nhƣ từng hơi thở của cuộc sống. Ngƣời đọc có thể dễ dàng tiếp cận tác phẩm, có thể đồng sáng tạo cùng nhà văn. Chính lối kết cấu đảo ngƣợc này đã giúp cho câu chuyện về Cún trở nên xót xa hơn, ám ảnh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bùi ngọc tấn (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)