Chƣơng 2 : KẾT CẤU VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN
2.2 Nhân vật
2.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nhân vật là yếu tố thuộc về nội dung nhƣng các hình thức xây dựng nhân vật lại thuộc về nghệ thuật. Theo xu hƣớng đổi mới của văn học, nhân vật ngày càng có nhiều những “dáng hình” khác nhau. Bùi Ngọc Tấn xây dựng nhân vật của mình bằng nhiều thủ pháp, bao gồm cả thủ pháp truyền thống và hiện đại.
2.2.3.1 Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và hành động
Đây là thủ pháp xây dựng nhân vật truyền thống. Thông qua việc miêu tả ngoại hình và hành động, chân dung nhân vật hiện lên. Theo sách Lý luận văn học, ngoại hình có thể đƣợc miêu tả trực tiếp qua ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, có thể hiện lên qua nhân vật khác. Đây là diện mạo bề ngoài của nhân vật góp phần bộc lộ tính cách và tạo nên sự khu biệt riêng. Còn hành động là những việc làm cụ thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các nhân vật khác và trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Điều này giúp bộc lộ tính cách và thúc đẩy diễn biến cốt truyện. Chi tiết là vấn đề sống còn của truyện ngắn hay. Những tác phẩm hay thƣờng xây dựng đƣợc chi tiết đắt giá. Chi tiết bát cháo hành trong Chí Phèo của Nam Cao là ví dụ tiêu biểu. Bên cạnh đó, chi tiết còn cần để khắc hoạ ngoại hình và miêu tả hành động của nhân vật.
Các nhân vật trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn đƣợc nhà văn chú ý miêu tả ngoại hình và hành động. Theo thống kê, có 11/20 truyện ngắn có nhân vật đƣợc miêu tả ngoại hình. Trong đó, một số chi tiết đặc sắc in đậm dấu ấn nhân vật. Có những truyện ngắn nhà văn chỉ sử dụng một chi tiết duy nhất, không miêu tả nhiều về nhân vật.Ví dụ nhƣ Trung trong Cún đƣợc khắc hoạ bằng chi tiết ngoại hình duy nhất “sẹo” “Thật cứ nhƣ Grigori. Sẹo cũng nhiều. Huân chƣơng cũng lắm.” [69, tr. 13]. Sẹo chính là minh chứng cho lòng trung thành của anh với Đảng, vết tích của những lần bị địch tra tấn. Sẹo cũng là nỗi đau của anh. Chi tiết này có tác dụng làm nổi bật bi kịch cá nhân của nhân vật. Dáng nằm bất động của anh, hành động nhìn trời bất động của anh cũng nhằm khắc sâu bi kịch đó. Nhân vật giám đốc M. trong Ngƣời chăn kiến hiện lên bởi một chi tiết duy nhất “Trắng nhƣ con gái”. Chính điều đó quyết định nhiệm vụ đƣợc giao của ông “làm nữ thần Tự Do. Chi tiết hành động
giám đốc M chăn kiến và làm nữ thần Tự Do sau khi ra tù là một chi tiết đắt giá. Hành động đó có sức gợi sâu xa, sức tố cáo mãnh liệt, sức ảnh hƣởng to lớn dù đó chỉ là hành động vô thức của nhân vật.
Ngoại hình của nhân vật Đẩu hé lộ cuộc đời đầy khó khăn của anh. Nhân vật này hiện lên qua lời kể của ngƣời kể chuyện “Anh là một mẫu ngƣời dân. Anh chỉ cao bằng tôi nghĩa là trên mét sáu chút ít, nhƣng do gầy, do cái áo nhét vào trong quần và cái thắt lƣng da thít chặt eo, trông anh lƣớt đi.” [69, tr. 62]. “Gió mùa đông bắc thông thốc mà chỉ một sơ mi trắng cho vào trong quần, anh đứng tím tái trên cầu tàu.” Một ngƣời làm ở nhiều vị trí có thể kiếm ra tiền nhƣ anh mà vẫn có một ngoại hình nhƣ vậy thì chắc hẳn anh là ngƣời lƣơng thiện. Chi tiết về ngoại hình này có giá trị làm nổi bật tính cách của nhân vật.
Ngoại hình của những đứa trẻ trong Một cuộc thi hoa hậu mới thật đáng yêu. Những đôi mắt long lanh trong trẻo, làn da mịn màng mơn mởn, vẻ mặt sáng tƣơi. “Và cho dù có những cái rang cửa gẫy chƣa kịp mọc lại hay chỉ mới nhi nhí thật đấy, nhƣng vẫn cứ đẹp” [69, tr. 78]. Cả một tƣơng lai đang chào đón các em, một tƣơng lai với đầy những cơ hội và thử thách. Hành động bé Phƣơng Thảo thua cuộc khóc thút thít, vấp ngã là chi tiết có tính chất dự báo chiêm nghiệm về cuộc đời con ngƣời.
Chị Sợi trong Truyện không tên phải bán thân để nuôi mẹ và nuôi mình nhƣng chị lại có một ngoại hình thảm hại “làn da đen đủi nhăn nheo, cặp môi tái nhợt”, “già, xấu, nhăn nheo, gầy gò” [69, tr. 185]. Bộ cánh trên ngƣời mòn, sờn, bạc. Còn bà cụ Mít thì “bà già thấp bé, lại còng, mặt chằng chịt vết nhăn”. Những nhân vật dƣới đáy của nhà văn nghèo khổ, xót xa chừng nào. Song những hành động của họ lại ánh lên vẻ đẹp tình ngƣời. Ngƣời trung sĩ năm xƣa nay làm ở khách sạn đã có một màn thay đổi về ngoại hình là minh chứng cho sự thay đổi trong cách nghĩ và lối sống của nhân vật. Còn đây thì đúng là dáng vẻ của một nhà khoa học “dáng ngƣời gầy gò, quần áo luộm thuộm, lúc nào cũng suy nghĩ trầm ngâm, đi đứng vật vờ, gần nhƣ mộng du của ông.” (Một cái hôn dài).
Những nhân vật trong Người ở cực bên kia lại đƣợc miêu tả ngoại hình và hành động để thấy đƣợc sự đổi thay theo thời gian, số phận của từng ngƣời so với thời đi học cho đến bây giờ đã gần tới dốc bên kia của cuộc đời.
Ngƣợc lại, nhân vật cô Thoan trong Người mua nhà của bố mẹ tôi lại đƣợc miêu tả một cách tỉ mỉ về ngoại hình. “Ngƣời sắt lại. Khuôn mặt đăm chiêu, rẩu rĩ. Cô đi hơi lệch lệch. Nhƣ ngƣời đi không vững.” [69, tr. 33]. Cái đầu cô lắc lƣ đã trở thành một bài đồng ca cho tụi nhỏ. Đặc biệt là chi tiết cái chân “Ống chân cô ngâm nƣớc chua mặn từ bé đến giờ, chất phèn có lẽ đã ngấm vào tận xƣơng, nó vàng óng nhƣ ống đồng”. Cô Thoan đúng là một nông dân thứ thiệt. Cho dù cô có nhiều tiền, nhiều đô đến thế nào thì bản chất ấy trong cô chẳng thể nào thay đổi. Chi tiết về ngoại hình có tác dụng nổi bật nhân vật và mang tính chất dự báo về cuộc đời của cô. Hành động cuối cùng của cô trƣớc khi chết đã khẳng định bản chất nông dân của cô, những ngƣời nông dân hiền lành, chân chất, yêu ruộng đồng, quê hƣơng.
Những người rách việc là bức chân dung của rất nhiều nhân vật. Tuy nhiên, Bùi Ngọc Tấn chỉ khắc hoạ nhân vật Cảnh qua miêu tả ngoại hình. Nhân vật này hiện lên rõ ràng nhất với bi kịch riêng của mình thông qua việc miêu tả ngoại hình. Tác giả chú ý miêu tả mọi chi tiết ngoại hình nhân vật. Khi Cảnh xuất hiện lần đầu tiên “Một anh chàng bƣớc vào. Còn trẻ. Gầy, mặt khắc khổ.” “Cảnh cũng có nƣớc da xanh mét và đôi má hóp, nhƣng khác Lập, Cảnh luôn căng thẳng nhƣ đang tập trung suy nghĩ nghiêm túc lao lung. Hệt nét mặt ngƣời hiệp sĩ mặt bi thảm Đông ki sốt. Nó căng thẳng trên từng chi tiết, từ đôi môi mỏng luôn mím lại khi đang đi trên đƣờng, dẩu ra nhƣ cái mỏ khi đang lúi húi ghi chép. Từ cái trán và đôi lông máy đang nhíu lại hoặc rƣớn lên, từ cái cổ có những đƣờng gân giật giật và yết hầu luôn đƣa lên hạ xuống… Cảnh còn giống Đông ki sốt ở chỗ quần áo lôi thôi, lếch thếch, bẩn thỉu, chân đất chân dép mà không hề để ý đến những lời trêu chọc hiện trạng ấy, bỏ ngoài tai tất cả, khinh bỉ tất cả và vẫn tiếp tục dòng suy nghĩ lao lung. Bởi vậy dù cảnh thấp nhỏ, gầy gò và không có ngọn giáo cầm tay, ngƣời ta vẫn nghĩ ngay đến Đông ki sốt.” [69, tr. 333] Cảnh lạc thời. Cảnh mang những suy nghĩ cao xa ít ai có thể hiểu đƣợc. Chi tiết giàu ý nghĩa biểu trƣng và ám ảnh nhất về cuộc đời nhân vật
này đƣợc khắc hoạ qua khuôn mặt, khi nhân vật này biết sự thật về ngƣời bố thần tƣợng của mình.“Một khuôn mặt chùng hẳn lại. Tất cả sự căng thẳng hàng ngày biến đi đâu hết. Một khuôn mặt chảy ra, trùng xuống nhƣ sắp sụp đổ. Trên khuôn mặt lạ lẫm ấy một vẻ đau khổ đến tột cùng hiện ra, nỗi đau đớn không có nguy cơ cứu vãn làm Toàn hoảng sợ.” Đó không phải là nét mặt của một ngƣời vô lo vô nghĩ, lƣời làm, chỉ tính lợi, “hâm hâm”. Ở khuôn mặt ấy hiện lên những suy nghĩ cao cả của một con ngƣời có tầm nhìn xa, hiểu biết.
Nếu nhƣ việc miêu tả ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật thì việc miêu tả hành động nhân vật có ý nghĩa quyết định cho việc khắc hoạ nhân vật. 9/20 truyện ngắn, nhà văn không miêu tả ngoại hình của nhân vật mà chỉ miêu tả hành động. Lúc này, vẻ bên ngoài của nhân vật nhƣờng chỗ cho tính cách phát triển. Các tình huống xảy ra, đặt nhân vật buộc phải hành xử, nhờ đó, tính cách đƣợc bộc lộ nhƣ ngƣời viết đã phân tích ở phần kết cấu, mục xây dựng tình huống. Ví dụ trong
Thói quen, Những người đi ở, Một tối vui, Sức khoẻ của bố. 2.2.3.2 Khai thác yếu tố vô thức để khắc họa nhân vật
Nhân vật trong tiểu thuyết chƣơng hồi thƣờng đƣợc khắc hoạ qua hành động. Nhân vật vua Quang Trung trong Hoàng Lê nhất thống chí, hồi mười bốn: Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận. Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
đƣợc các tác giả Ngô gia văn phái khắc hoạ qua những hành động. Đó là một con ngƣời với lòng yêu nƣớc nồng nàn và tính cách anh hùng xuất chúng, một bậc thiên tài trong nghệ thuật quân sự, biết nhìn ngƣời, quyết đoán, có tầm nhìn chiến lƣợc, biết lắng nghe ý kiến của tƣớng sĩ, gần gũi với binh lính, có tài điều binh khiển tƣớng, hiểu địch hiểu ta.
Trong văn học hiện đại, việc khắc hoạ nhân vật thông qua hành động tuy vẫn đƣợc sử dụng nhƣng không còn là biện pháp duy nhất. Với mong muốn chuyển tải đƣợc mọi mặt phức tạp của con ngƣời trong xã hội hiện tại, nhân vật ngày càng phức tạp hơn. Đó là những con ngƣời của vô thức, của ẩn ức, của bản năng, của những giấc mơ mộng mị, đầy ám ảnh.
Nguyễn Hữu Tấn qua bài viết Cái vô thức trong sáng tác tạo văn học (đăng trên Tạp chí sông Hương, đăng lại trong tonvinhvanhoadoc.vn) chỉ ra và phân tích rất rõ vô thức là gì? Bản chất của nó thế nào? Vai trò và ý nghĩa của vô thức trong sáng tạo văn học là gì? Tác giả bài viết chỉ ra vô thức trong sáng tạo văn học không chỉ là “trạng thái thăng hoa những sự dồn nén tính dục (mặc cảm Oedipe)” nhƣ Freud mà còn là những điều ám ảnh từ thực tại khách quan mà nhà văn từng trải qua, có tác động đến nhận thức của nhà văn, khiến nhà văn ám ảnh. “Những ám ảnh đó thật sự không thể tiêu biến mà chỉ có thể bị lãng quên tạm thời, đến một lúc nào đó, nó trỗi dậy trong tiềm thức và biểu hiện bằng những hình tƣợng biểu trƣng.” [52]. Ám ảnh đó có thể thuộc về ấn tƣợng thời ấu thơ, có thể xuất phát từ những ẩn ức do bi kịch cá nhân nhà văn đem lại. Đó còn có thể là do linh cảm trực quan của nhà văn quá nhạy bén, do cảm hứng của nhà văn. Đời sống vô thức của nhà văn nhất là những chấn thƣơng tinh thần của nhà văn luôn ảnh hƣởng và chi phối đến nội dung tác phẩm văn học. Các nhà văn đã vƣợt qua chính nỗi đau và ẩn ức của cuộc đời mình, biến bi kịch đời mình thăng hoa cho đời.
Nhân vật Hiếu trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phƣơng đƣợc nhìn nhận trên góc độ những ẩn ức, bản năng. Hiếu nhiều lần bị ám ảnh bởi giấc mơ, bởi những hình ảnh mà mình đã gặp. Hiếu sống một cuộc sống không có ý nghĩa, không lý tƣởng, không phƣơng hƣớng, chỉ lặp lại ý nghĩ duy nhất Đừng bao giờ để bị bắt [44, tr. 5]. Bên cạnh đó, sex không chỉ là một nhu cầu bản năng tự nhiên, hàng ngày mà còn trở thành một yếu tố bộc lộ tính cách của nhân vật. Những ngƣời phụ nữ đến với anh hoàn toàn tự nhiên, họ mong muốn tìm kiếm những lạc thú. Hằng, Trang, Vân Ly, hay cả suy nghĩ với chị Thu, ngƣời đàn bà ở biên giới. Dễ dàng nhận ra, tần số xuất hiện của yếu tố tình dục trong cuộc tình với Trang xuất hiện nhiều hơn cả. Sex còn nhƣ một phƣơng tiện để giải tỏa ẩn ức của nhân vật. Không dừng lại ở việc xuất hiện yếu tố tình dục, tác giả còn miêu tả về những đoạn hành động của nhân vật một cách chi tiết, những kinh nghiệm về tình dục của nhân vật. Những kiến giải về sex tự nhiên nhƣ một yếu tố không thể thiếu của đời sống hàng ngày vừa cho thấy lối sống buông thả của nhân vật vừa đem đến một cái nhìn
khác cho sex trong văn chƣơng. Đó hoàn toàn không phải là những trang viết rẻ tiền, câu khách, ngƣợc lại đó là một lối sáng tác đầy nghệ thuật.
Trở lại với các truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn, nhà văn đã khai thác yếu tố vô thức để khắc hoạ nhân vật. Trong đó, chủ yếu là do ám ảnh vô thức từ thực tại khách quan mà nhà văn từng trải qua. Cuộc sống suốt năm năm trong tù (1968- 1973) đã ám ảnh nhà văn suốt cuộc đời. Bùi Ngọc Tấn đi tù không án, không cáo trạng, không biết vì sao mình phải ngồi tù. Thế nhƣng cuộc sống nơi tù đầy tăm tối ấy đã luôn thức trực trong vô thức của nhà văn. Đó là một nguyên nhân chính khiến tác giả cho ra đời tác phẩm Chuyện kể năm 2000. Nhiều nhân vật trong những truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn mang nỗi ám ảnh đó.
Nhân vật Trung trong Cún bị nghi vấn về chính trị. Nhà văn cũng từng bị nghi vấn về chính trị. Trung đƣợc khắc hoạ qua dòng vô thức. Bi kịch của nhân vật toát lên từ những nỗi uất ức dồn nén mà nhân vật phải trải qua. Nỗi đau quá lớn khiến nhân vật trôi vào vô thức. Anh mân mê những vết sẹo do chiến tranh để lại, anh nhìn trời, nhìn vào trang sách hàng tiếng đồng hồ. Đôi mắt bất động. Còn nhân vật ông giám đốc M, bi kịch của ông đƣợc khắc hoạ qua hành động vô thức mê chăn kiến và làm nữ thần Tự Do dù không còn ngồi tù nữa. Chính nhân vật cũng không hiểu mình đang làm gì. Nỗi ám ảnh khôn nguôi khiến ông rơi vào tình trạng nhƣ vậy. Chấn động tâm lý quá mạnh khiến nhân vật quên đi mình đang ở tầng lớp nào trong xã hội. Vì vậy, ngay cả khi đƣợc phục hồi danh dự thì chắc chắn trong nhân vật đã mất đi thứ gì đó vô cùng quý giá. Tƣơng tự nhƣ vậy, các nhân vật tù nhân ở truyện ngắn Một tối vui cũng bị nỗi ám ảnh trong phiên toà của riêng mình. Khi có cơ hội đƣợc giải toả ẩn ức của mình, họ đều biểu lộ qua những lời phán quyết dành cho bị can chuột.
Nhân vật tôi trong Ngưu tất, hồng hoa, nga truật đƣợc xây dựng từ thực tế mà tác giả đã trải qua. Chỉ là câu chuyện gặp gỡ giữa hai con ngƣời với một vài hành động, nhân vật tôi đã lo lắng rồi suy diễn ra mọi điều và nghi ngờ cả ngƣời bạn thân của mình. Việc nơm nớp lo sợ đã kết quả của kí ức hãi hùng mà nhà văn đã trải qua. Nhân vật Cƣờng trong Một ngày dài đằng đẵng lại đƣợc khắc hoạ qua
nỗi ám ảnh thời gian, cụ thể là thời gian chuyển trại. Qua cách cảm nhận thời gian của nhân vật, nhà văn đã khắc hoạ đƣợc sự nghiệt ngã của thời gian trong tù. Đặc biệt nhất phải kể đến nhân vật hắn trong Người ở cực bên kia, hắn hiện lên qua những mặc cảm bản thân. Mặc cảm vì mình cô đơn và lạc lõng trƣớc mọi ngƣời, những ngƣời giàu có, hiện đại “Hắn coi họ là những ngƣời ở hành tinh khác, không nói cùng một ngôn ngữ.” [67, tr. 103]. Nhân vật bị phân thân làm nhiều con ngƣời. Con ngƣời của ngày xƣa trong mắt thầy cô bạn bè, một Tuấn học giỏi, luôn giành