Nhân vật vị tha, bao dung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 70 - 79)

5. Cấu trúc luận văn

2.4. Nhân vật vị tha, bao dung

Nhân vật vị tha, bao dung trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những con người hành hiệp trượng nghĩa - một nét đặc trưng trong phong cách văn chương Nguyễn Ngọc Tư không chỉ khơi gợi được cái tình của người Nam Bộ mặn mà, sâu đậm, những trang viết của chị còn khắc hoạ nét chất phác, thật thà hồn hậu, cởi mở, yêu thương, tình nghĩa của họ. Họ sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác mà không so tính thiệt hơn ngay cả khi cuộc sống hiện tại của họ cũng gặp nhiều khó khăn, long đong, vất vả, vật lộn trong công cuộc mưu sinh.

Ở những truyện ngắn viết về tình yêu dang dở, người đọc sẽ bắt gặp hình ảnh khi thì nhân vật nữ khi thì nhân vật nam có cách ứng xử rất cao thượng, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của bản thân để vun đắp hạnh phúc cho người mình yêu. Nhân vật Phi trong truyện ngắn Lí con sáo sang sông là một anh con trai hiền lành, chân chất nhưng vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó anh không dám xây dựng tổ ấm hạnh phúc với người mình yêu thương. Anh sợ mình sẽ không mang lại cho người yêu một cuộc sổng đủ đầy, hạnh phúc. Vì vậy anh hết lòng vun vén tìm kiếm hạnh phúc mới cho người yêu với hành động đầy nghĩa khí khi chống xuồng xuống tận nhà chồng tương lai của người yêu để tìm hiểu xem gia cảnh lai lịch người đó như thế nào, sau đó về bảo người yêu mình “em lấy chồng đi”.

Lần đó, bên chồng em qua hỏi, ba má em hẹn ba ngày trả lời. Trước đó, em đã từ chối bốn mối rồi. Một mình em chạy máy đi lòng vòng kiếm anh Phi. Cực khổ lắm. Kiếm được rồi hỏi ảnh tính sao? Ảnh kêu em về xong ảnh chạy tắt qua Rau Dừa, dò hỏi kĩ bên chồng em. Hỏi từ ông già, bà già cho tới đứa con nít, xong ảnh kêu em ra nói một câu: em lấy chồng đi!”.

Ông già chăn vịt trong Cái nhìn khắc khoải đã cưu mang người đàn bà bị chồng bỏ rơi khi chị không biết đi đâu về đâu. “Chèo tới gần nhà ông thấy một người phụ nữ ngồi dưới bực cỏ đợi tàu (…) Dưới ghe ngó lên, mặt người phụ nữ buồn so, buồn như sắp đâm đầu xuống sông mà chết. Ông khập khựng cho ghe đi tới. Qua khỏi đám lá, ông quạt chèo trở lại. Ông hỏi chị nọ đi đâu, chị khóc như mưa bấc, “Tôi cũng không biết mình đi đâu”. Dù nghèo nhưng ông sẵn lòng giúp

đỡ chị, cho chị ở nhờ, luôn tôn trọng chị. Thấy chị làm nhiều việc, ông rầy la. Ông dựng cho chị cái nhà tắm bằng lá dừa, mua cho chị đôi dép mới. Những tưởng hai cuộc đời cô đơn ấy nương tựa vào nhau, đem đến cho nhau hạnh phúc bình dị: “Những chiều lùa bầy vịt no căng từ ngoài đồng về, ông xúc tô cơm, ngồi ngoài gốc cây vú sữa già đã cưa thành cái đôn, vừa ăn vừa nhìn cây chanh núm bắt đầu ra trái. Dưới chân cầu ao, chị đang lật đít xoong chùi lọ nghẹ, cảnh chiều êm đềm.”. Nhưng, biết chị vẫn nặng lòng với người chồng đã bỏ mình mà đi, ông cất công tìm giúp, và chỉ nơi chồng chị ở để chị trở về đoàn tụ với chồng. Sau khi giục chị đón tàu đi cho kịp, ông nhìn theo với cái nhìn khắc khoải. Hơn ai hết, người đàn ông ấy cũng đang khao khát có một mái ấm gia đình, có một bàn tay phụ nữ chăm sóc. Nhưng không vì lòng vị kỉ, ông nhận thấy chị vẫn nặng lòng với mối tình cũ, rồi lại lo “biết đâu người ta có nỗi khổ gì”. Chấp nhận sự trớ trêu và ngang trái cho riêng mình, ông đã để chị ra đi…

Nhân vật Lương trong Bến đò xóm Miễu cũng là người có mối thâm tình và giàu lòng nghĩa hiệp. Dù hoàn cảnh rất nghèo, anh làm nghề chèo đò, nhưng Lương đã yêu thương và lấy Bông làm vợ. Cho dù Lương từng chứng kiến tất cả những gì Bông đã trải qua: nào bán bia, nào làm gái bao, nào đi với người này người nọ, cho dù Bông còn là một người phụ nữ tật nguyền, không có khả năng làm vợ (“Một nửa chi dưới bất toại”). “Người không biết qua bến, nhìn Bông xinh đẹp tươi hồng, rồi nhìn cái mặt già háp của Lương mà lòng tiếc hùi hụi, tiếc đôi đũa mộc với cái mâm son, tiếc bông lài trắng cắm bãi cứt trâu xanh. Người biết chuyện cười Lương khùng, cưu mang một đứa con gái lỡ lầm còn thêm chuyện không có khả năng làm vợ”. Hành động nghĩa hiệp ấy của Lương khiến mọi người băn khoăn đặt câu hỏi. Nhưng anh sẵn sàng chấp nhận mọi thiệt thòi miễn sao đem lại niềm an ủi cho Bông. Có lẽ chỉ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ta mới bắt gặp nhiều tấm lòng trượng nghĩa như thế. Điều này có ý nghĩa nhân bản sâu sắc, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi con người bị xoáy vào những vòng quay của cuộc đời, họ có vô vàn những lí do để “bỏ qua” những nỗi bất hạnh của người khác. Nhưng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư đã dừng lại trước những cảnh đời éo le trước những

số phận cần được cưu mang để mở rộng vòng tay giúp đỡ họ.

Tấm lòng và tình cảm của ông Mười đối với dì Thấm và đứa con riêng của liệt sĩ Nguyễn Thọ trong truyện Mối tình năm cũ đã gây bất ngờ và làm xúc động lòng người. Khi đoàn làm phim tài liệu về liệt sĩ Nguyễn Thọ đến, ông Mười tìm mọi cách để né tránh, kiên quyết không cho vợ tham gia. Thấy vợ mỗi lần mang tập thư tình của liệt sĩ Nguyễn Thọ ra xem đều khóc trong đau khổ, ông giấu bà đem đốt tập thư đi. Bà con lối xóm đều chê trách, cho rằng ông quá nhẫn tâm, ông ghen tuông hẹp hòi, rằng ông phân biệt đối xử với con riêng của vợ… Ông lặng lẽ âm thầm, chấp nhận mọi điều tiếng và mọi sự hiểu lầm, bởi ông yêu thương bà vô hạn, ông muốn dạy dỗ con nên người. Ông sợ tất cả những kí ức xa xưa khơi dậy trong lòng sẽ khiến bà đau khổ, mỗi lần động chạm đến, nỗi đau lại càng bị khoét sâu hơn. Chỉ có đạo diễn Trần Hưng hiểu hành động của ông “như một con gà trống đang xù lông thủ thế bảo vệ vợ con nó”. Khi cảm nhận được sự tri âm, thông cảm của trưởng đoàn, ông sẵn sàng đưa vợ đến tận đoàn làm phim để tham gia. Cho đến khi “ Thấm run rẩy nhìn những bức hình, hức lên một tiếng rồi rũ xuống như tàu chuối héo”, người quay phim hướng vào khuôn mặt của dì Thấm “đang đầm đìa nước”, “ông Mười vẫn nhẫn nại chấm chiếc khăn lên khuôn mặt chớm già của dì, không nói gì hết, khuôn mặt bì sì của ông hơi dúm lại, dường như ông cũng đau lắm, xót lắm”, thì mọi người mới vỡ lẽ. Ông Mười chấp nhận sự hiểu lầm, không thanh minh, không nhiều lời. Bởi với ông, sự hiểu lầm ấy không quan trọng bằng việc tìm lại được “nụ cười nhẹ nhõm đậu trên khuôn mặt nhẹ nhõm, vô tư lự của dì”, miễn sao vợ con ông được hạnh phúc.

Nhân vật “má tôi” trong Dòng nhớ khiến cho người đọc không khỏi băn khoăn và ngạc nhiên đến thán phục. Hiếm có người nào được như vậy, bà đi khắp các bến sông để tìm lại người vợ cũ cho chồng mình: “Tôi hỏi má tìm làm gì, má tôi nói để cho hai người gặp lại, coi thần trí ba mầy có đỡ hơn không. Bây giờ thì ba tôi cũng nằm xuống (…) Má tôi vẫn không ngừng tìm kiếm dì, hỏi để làm gì, má tôi nói để cho dì hay và nói với dì, nếu sống mà không gần được, chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn tôi.” . “Má tôi” đã quên đi nỗi đau của bản thân, vượt lên

sự oán hận, ghen tuông để cất công đi tìm dì. Trong tâm can, bà mong việc làm ấy phần nào an ủi được hai con người suốt đời yêu thương nhau mà đành đoạn phải xa cách, chia lìa. Bà còn muốn người vợ cũ của chồng, khi mất, sẽ lên nằm cạnh chồng mình để linh hồn ông bớt dằn vặt mà ngóng trông đau đáu về phía dòng sông miên man chảy. Bản thân bà đã nén chặt những ngậm ngùi trong lòng để đem lại niềm thanh thản cho người khác.

Nước chảy mây trôi cũng là một câu chuyện tình ngang trái và cảm động của

cô học trò tên Diệp. Diệp yêu thầy Nhiên, nhưng thầy lại yêu mẹ Diệp, nên khi cô gọi tiếng “ba” mà lòng trào dâng cảm xúc của tình yêu. Cô quyết định đi xa để cho những người mình thương yêu được hạnh phúc trọn vẹn. Là cô gái trẻ mộng mơ, nhưng Diệp tỏ ra trưởng thành trong suy nghĩ khi cô ý thức rằng: “nếu phải đi xa để những điều tốt đẹp còn nguyên lành mãi thì cũng đáng lắm chứ.” Quả thật con người đôi khi không thể sống hồn nhiên trong cuộc đời này như “nước chảy mây trôi”, mà chúng ta phải chấp nhận hi sinh, trả giá để có được hạnh phúc và giữ gìn hạnh phúc.

Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhân vật sống hết mình vì người khác không thể hiện qua tình yêu, sự hi sinh giữa người này đối với người kia mà còn được thể hiện qua cách ứng xử giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng. Tiêu biểu cho vấn đề này là những truyện ngắn như: Qua cầu nhớ người, Ngọn đèn không

tắt, Mối tình năm cũ, Ngày đã qua, Làm mẹ, Một dòng xuôi mải miết, Đau gì

như thể, Lỡ mùa

Trong Qua cầu nhớ người, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nhân vật Hai Nhớ rất đúng với bản chất của một anh “Hai lúa” Nam Bộ. Hai Nhớ tuy sống ở thôn quê, nghèo khó, ít học nhưng rất trọng tình nghĩa; chung thủy “trước sau như một”, đã thương ai là “thương lấy thương được, lúc bỏ thì bỏ không đành”. Đặc biệt trong quan hệ với xóm làng, Hai Nhớ là một người “dám nghĩ dám làm”, lúc nào cũng sống hết mình vì người khác. Tuy bản thân học hành không tới đâu, cũng “không có tài năng nào đặc biệt” nhưng Hai Nhớ đã không ngại ngần “cầm cố hết đất, vườn” của mình để có tiền bắc cây cầu cho bà con trong xã Đội Đỏ đi

lại dễ dàng.

Mười tám tuổi, anh Hai đã nổi tiếng dám nghĩ dám làm. Quen chị Nhiễm biết chị thích tân cổ, anh đi đào đất mướn, sắm cái loa sắt mắc lên ngọn tràm bông vàng, chiều chiều mở casett cho Minh Vương, Lệ Thủy ca bài “Duyên kiếp” lồng lộng trời Đội Đỏ. Cưới nhau rồi, anh đổi hai chục giạ lúa lấy cây đàn để gảy từng tưng cho chị nghe chơi. Rồi anh đổi năm công ruộng để lấy chiếc máy suốt, đổi những ngày êm đềm bên người vợ trẻ để lang thang giữa đồng khơi, những mong cuộc sống sẽ khá lên… Lần này làm cầu, anh Hai biết mình sẽ phải hi sinh, sẽ phải đánh đổi nhiều thứ lắm. Anh về nhà thưa với má đừng buồn, anh sẽ đứng ra bắc cây cầu qua Đội Đỏ…

Nếu ở Qua cầu nhớ người, sự hi sinh của một cá nhân mang lại lợi ích cho cộng đồng được giới hạn trong phạm vi hẹp là một xã, thì ở truyện Ngọn đèn

không tắt hay Mối tình năm cũ… phạm vi được mở rộng ra cho cả dân tộc. Có

thể thấy, trong Ngọn đèn không tắt đó là tấm lòng của từng con người qua từng thế hệ trong gia đình ông Hai Tương (Tư Lai, Tươi) dành cho những anh hùng liệt sĩ – những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho quê hương xứ sở. Công việc hàng năm đi kể chuyện lịch sử quê hương của gia đình ông Hai Tương là việc làm tuy nhỏ nhưng mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao là: quyết giữ mãi ngọn lửa truyền thống đấu tranh giữ nước của cha ông; để “ngọn đèn” lịch sử của dân tộc, của cha ông cháy mãi, sáng mãi trong tâm hồn của thế hệ mai sau.

Bên cạnh những con người sẵn sàng cưu mang, che chở cho người khác những lúc khó khăn hoạn nạn, những lúc “sa cơ lỡ vận”, người đọc còn bắt gặp những con người có tấm lòng bao dung, độ lượng biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Có thể thấy, mặc dù phải hứng chịu không biết bao nhiêu là nỗi nhọc nhằn, cay đắng, thế nhưng qua những suy nghĩ của nhân vật Nương ở đoạn kết

của Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã gửi đến tất cả mọi người một thông

điệp làm người rất đáng để suy ngẫm, đó là: hãy yêu thương và tha thứ cho mọi người. Nguyễn Ngọc Tư viết: “Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình sẽ sinh con. Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù phũ phàng (với nó, chấp

nhận cũng là một thói quen). Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hương… Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, là trẻ con đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn.”

Ông Tư Nhớ trong truyện ngắn Đau gì như thể đã mở rộng vòng tay để cưu mang cô Cúc và đứa con trong bụng cô. Không những cưu mang cô Cúc lúc bụng mang dạ chửa, mà ngay cả khi Cúc bỏ ông ra ngoài xóm chợ, ông lại cưu mang đùm bọc Nga - con gái của cô. Khi Nga có thai, dân làng đàm tiếu, ông bị đổ cho cái tiếng là cha dượng hại đời con riêng của vợ: “Có người chưa đi qua cái miễu ông Tà đã cười cợt bàn với nhau, hỏng biết thằng nhỏ kêu ông Tư Nhỏ là gì ha, là ngoại hay là cha”. Có người kéo đến thăm chưa kịp nhìn đứa trẻ, nắc nẻ khen liền: “Trời ơi, thiệt là giống chú Tư quá he.” Ông nổi quạu đùng đùng, “uất ức, trơ cứng cả quai hàm” nhưng vẫn không hề oán giận hay trách mắng Nga. Ông hết lòng lo lắng, động viên Nga trong những lúc khó khăn nhất, “Ba sợ bây làm chuyện dại, rồi lặng đi một chút, ông thầm thì như nói với chính mình, người ta có ác miệng cỡ nào cũng ráng mà sống nghen con.” Ông đối xử với Nga và với đứa con của cô rất tốt. Dù biết Nga không phải con mình, nhưng người cha dượng vẫn yêu thương con của vợ hết lòng, hơn cả người mẹ đẻ của cô. Nga cảm nhận được tình cảm mà cha dượng dành chô cô, bởi vậy mà Nga vẫn ở lại với ông già Tư Nhỏ khi mẹ cô bỏ ông ra sống ngoài xóm chợ. Trái tim nhân hậu bao dung và hành động nghĩa hiệp của ông không phải ai cũng có thể hiểu và có thể làm được.

Hơn thế, nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư còn thường nghĩ tốt cho người khác, tìm cách biện minh cho những lỗi lầm của người khác. Suy nghĩ của Tiên trong truyện ngắn Nửa mùa khiến người đọc vừa giận lại vừa thương. Giận vì cô bị tay nhạc sĩ phụ bạc mà vẫn một lòng nghĩ tốt cho hắn ta. Hoàn cảnh Tiên nghèo rớt mùng tơi, cô không có nhà để ở, phải sống nhờ dưới mái hiên nhà người khác, cô phải kiếm sống bằng đủ mọi nghề nặng nhọc. Nay, cái gánh ấy càng trở nên nặng nhọc đến mức quá sức khi cô phải làm để nuôi thêm cả tên nhạc sĩ, để hắn có những bữa ăn ngon, có quần áo đẹp, nhà cửa sạch sẽ. Tiên thấy: “đời này, kiếp này, mình

phải có nhiệm vụ che chở, bao bọc cho anh, chứ anh mảnh khảnh nho nhã thế kia sao để lấm lem bụi đời.” Tên nhạc sĩ khi đã trở nên nổi tiếng rồi, hắn bỗng thấy ghê tởm Tiên, thấy Tiên xấu xí, thô kệch và quê mùa. Ấy vậy mà cô không hề oán trách. Suy nghĩ của cô là: hắn đã rời bỏ cô vì không muốn cô phải vất vả chứ không phải vì bây giờ hắn nổi tiếng, giàu sang mà quên người đã cưu mang mình; và rằng hắn cũng vô cùng đau khổ, dằn vặt khi phải làm như vậy: “Trong nó chỉ còn tràn ngập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)