Nhân vật lãng mạn, cô đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 63 - 70)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Nhân vật lãng mạn, cô đơn

Nếu ở nhân vật bình dị, nhân hậu, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nghiêng về việc khắc hoạ tính cách người nông dân Nam Bộ thì ở hình tượng nhân vật lãng mạn, cô đơn, nhà văn lại đi sâu vào việc tìm hiểu số phận của cuộc đời người nghệ sĩ. Bởi họ là những con người rất nhạy cảm, đa sầu đa đoan nên mỗi lần rời ánh đèn sân khấu sau những vai diễn mua vui cho thiên hạ, họ trở về với cuộc sống đời thực, đó cũng là lúc họ thấy mình cô đơn, lạc lõng. Khi sống trong một vở kịch, người nghệ sĩ sẽ xử lí các tình huống theo kịch bản đã có, đường đi nước bước thế nào họ cũng đã tỏ nên họ cứ thế mà diễn. Tuy nhiên khi trở về với đời thực – nơi không phải là sân khấu – họ không thể lấy nhân vật trên sân khấu mà diễn lại. Sự gồ ghề, gai góc của cuộc sống không phải là một bức màn nhung cho người nghệ sĩ.

Cuộc sống hiện đại diễn tiếp với những guồng quay hối hả đã cuốn con người vào nhịp sống nhanh, vội vàng, rất thực tế và thực dụng. Việc giữ cho mình được hoàn hảo với cuộc sống đời thường và thành công trên ánh đèn sân khấu là một điều khó khăn và thường xuyên khiến người nghệ sĩ phải chọn lựa, đánh đổi. Chính “vở kịch” của cuộc sống không được biết trước đã khiến người nghệ sĩ cảm thấy khó hoà nhập và luôn phải đối diện với sự cô đơn. Nếu đối với người bình thường sự cô đơn có thể sẽ chóng qua và dễ dàng khoả lấp thì đối với những tâm hồn lãng mạn, sự cô đơn như nhân lên gấp bội phần. Thậm chí có những lúc người nghệ sĩ cũng rơi vào trạng thái cô đơn trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Bởi vậy, các nhà văn chọn viết về nỗi cô đơn nhiều hơn. Nỗi cô đơn mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đề cập đến trong các sáng tác của mình là cô đơn bản thể luận. Trẻ con cô đơn là bởi

không hiểu vì sao chúng được sinh ra, cuộc đời chúng sẽ như thế nào. Người lớn cô đơn bởi họ đã chọn cho mình một đích sinh tồn mà họ biết rằng con đường đến đó thật đa đoan và họ phải bước đi một mình, mất tất cả tự do khi tới đích. Nhà văn Phan Thị Vàng Anh nói đến cả hai trạng thái tự cô đơn và bị cô đơn trong sáng tác của chị. Họ là những người trẻ tuổi luôn ở trạng thái hẫng hụt, chơi vơi, cô đơn vì không có điểm tựa tinh thần. Họ sống chông chênh, hờ hững. Đối với họ, cuộc sống lúc nào cũng toát ra mùi vị đơn điệu, buồn chán, nhạt nhẽo. Nỗi cô đơn của Phạm Thị Hoài nói đến là một kiểu lựa chọn hiện sinh, theo đó cô đơn là điều kiện của sự sinh tồn. Cái cô đơn gắn liền với ấn tượng về một thế giới khủng hoảng, con người tha hoá, mất khả năng giao tiếp. Ở đó khuôn mặt riêng của mỗi người bị xoá nhoà, đó là những con người không có mặt. Còn đối với nhà Nguyễn Ngọc Tư, nỗi cô đơn dành nhiều hơn cho những người có tâm hồn lãng mạn. Người nghệ sĩ cứ mải miết rong ruổi trên hành trình đi tìm kiếm cái Đẹp đã trở nên cô đơn trong chính hạnh phúc và gia đình của mình tự lúc nào. Tình trạng nhân vật cô đơn trong truyện ngắn của chị là “cô đơn bị động”. Bản thân nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng tự nhận: “Trong cõi văn chương, tôi là đứa cực kỳ cô đơn. Nếu tôi rất dễ dàng để nhân vật của mình sống trong cô đơn tận cùng, trong hoang hoải chán chường, tôi cũng như những con người trong Cánh đồng bất tận, sống giữa nhiều người, sống giữa cộng đồng, sống giữa biển người nhưng có cảm giác cô đơn.”

Đối với người nghệ sĩ, để có được thành công trong sự nghiệp, họ buộc phải lựa chọn hoặc đánh đổi hạnh phúc hay một điều gì đó quan trọng của bản thân. Phần lớn những người nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đều phải hi sinh tình cảm riêng để sống trọn với nghề nghiệp, với kiếp cầm ca, với những vai diễn trên sân khấu. Nhân vật dì Diệu trong Làm má đâu có dễ đã từ bỏ hạnh phúc được làm mẹ để chọn nghiệp “xướng ca”, chấp nhận xa lìa đứa con vẫn còn đỏ hỏn trên tay để được đóng vai Trưng Trắc mà chị đã khao khát, chờ đợi bấy lâu. Chị tin rằng khi vào được vai diễn này chị sẽ thành danh trên con đường nghệ thuật, đạt đến đỉnh cao của vinh quang.

chị không dám nhìn thêm một lần nào nữa, sợ mãi mãi mình không thể nhấc chân đi. Mà chị thì không thể từ bỏ ước mơ của mình trở thành cô đào hát nổi tiếng. Làm sao có thể từ chối vai diễn đã chờ đợi nàng Trưng Trắc oai hùng trong tiếng trống Mê Linh”.

Tuy nhiên, càng đuổi theo ước vọng chị lại càng nhận lại sự bế tắc, cô đơn. Việc lựa chọn con đường sân khấu đã khiến chị không làm tròn tình mẫu tử. Đứa con mà chị dứt ruột đẻ ra không coi chị là mẹ mà coi chị như một người khách trong nhà. Tiếng gọi “chế” thay bằng “má” cùng với sự thờ ơ, dửng dưng của bé San như “muối xát vào lòng” chị. Chị trở nên cô đơn trong chính tổ ấm, hạnh phúc của mình. Nhân vật Đào Hồng (Cuối mùa nhan sắc) cũng có nỗi cô đơn tương đồng với dì Diệu. Cũng vì niềm đam mê với nghệ thuật, tình yêu nghề tha thiết, mà bà đã bỏ hết lại tất cả, kể cả con cái để trở thành một chân lăng xăng trong đoàn diễn, kiếm sống bằng nghề bán vé số dạo.

Đằng sau ánh hào quang sân khấu, cuộc đời thực của những người nghệ sĩ lại chứa đựng đầy nỗi ưu tư, phiền muộn. Họ sống hết mình với những vai diễn nhưng khi cởi bỏ mũ áo, rửa trôi lớp son phấn trên mặt đi rồi, trở về với cuộc đời thực thì lòng họ lại se thắt, thật buồn. Họ thường có số phận hẩm hiu, không trọn vẹn. Người thì phải gánh chè đi bán, người phải bán vé số, người nằm liệt giường nhưng không có tiền để mua thuốc uống, người sẵn sàng bỏ nhà đi theo đoàn hát, sẵn sàng đóng vai con nít suốt đời chỉ vì quá mê nghề ca hát này. Chú Sa trong

Chuyện vui điện ảnh vì muốn kiếm tiền giúp đỡ mẹ con cô Thư dựng lại mái nhà

mà sẵn sàng chấp nhận hoá thân hết mình vào diễn vai tên ác ôn khét tiếng đạt đến nỗi hàng xóm xa lánh chú. Cay đắng ám ảnh hơn nữa là cuộc theo đuổi của San và Phương trong Ngày đùa. Chỉ vì những cảm xúc của vai diễn, Phương không bao giờ dám sống thực, sống hết mình với bản thân, cuộc đời mình: “Tôi thèm hạnh phúc nhưng không cho phép mình hạnh phúc. Một tâm hồn đầy đủ sẽ không thể diễn được những tâm tư giằng xé. Vì nghệ thuật tôi hi sinh cả cuộc đời mình.

Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật lãng mạn không chỉ gặp những bi kịch, lận đận về cuộc đời, số phận mà trong tình duyên họ cũng vấp phải

sự truân chuyên, cô đơn với những mối tình dang dở không trọn vẹn, những mối tình đơn phương thầm lặng.

Đào Hồng (Cuối mùa nhan sắc) vì say mê ca hát mà bỏ nhà ra đi, tại gánh hát cô quen và yêu Thường Khanh say đắm. Hai người có với nhau một đứa con nhưng khi Thường Khanh bị bắt, Đào Hồng đã ôm con bỏ trốn. Trải qua bao năm tháng, hình bóng Thường Khanh vẫn luôn in đậm trong tâm trí của cô, dẫu cho người đàn ông đó đã bỏ cô đi và không hề biết đến sự tồn tại của đứa con. Ông Chín Vũ có cố gắng đối xử tốt, yêu thương Đào Hồng một cách chân thành, say đắm, trái tim của cô vẫn không thể đón nhận. Ngay cả khi đã già, mái tóc đã bạc trắng, cô vẫn giữ chiếc gương cũ mờ ngày xưa mà Thường Khanh mua tặng, mà không chấp nhận chiếc gương mới Chín Vũ mua cho: “Anh tài khôn làm gì, tui đâu có cần gương mới … Mờ mờ tui mới thích …”. Đào Hồng đã chấp nhận sự cô đơn của tuổi già chỉ để chờ hình bóng của Thường Khanh và rồi khi đối diện với con người đó cô lại giấu cảm xúc của mình đằng sau những câu nói lạnh nhạt, đầy khách sáo và xa lạ. Càng thể hiện mình mạnh mẽ, càng giả dối với cảm xúc của mình cô Đào càng chứng tỏ sự cô đơn yếu ớt và tình cảnh đáng thương của mình trước độc giả. Đào Hồng giờ đây đã tàn tạ hơn trước rất nhiều, sự minh mẫn, nhanh nhẹn, duyên dáng đã nhường chỗ cho sự héo hon, những nếp nhăn và dáng điệu chậm rãi, cô không còn là người con gái đã làm “đứng tim người ta” nữa.

Bên cạnh mối tình dang dở, thầm lặng của Đào Hồng mang đến sự day dứt, ái ngại cho độc giả thì mối tình đơn phương của ông Chín Vũ dành cho Đào Hồng cũng khiến người đọc phải xót xa, thương cảm. Ông là một chàng công tử Bạc Liêu chính hiệu, vì vẻ đẹp “làm đứng tim” của Đào Hồng ngay ở phút đầu tiên gặp mặt ông đã bỏ nhà theo gánh hát. Ông là người sống nặng tình, nặng nghĩa với Đào Hồng, dám đứng ra nhận đứa con của Đào Hồng với Thường Khanh là con của mình để bảo toàn danh dự cho người mình yêu, lúc nào cũng ở bên cạnh giúp đỡ chỉ mong cô không phải lo lắng hay suy nghĩ nhiều. Trong thời gian thất lạc, ông đi tìm kiếm Đào Hồng ở khắp nơi, nghe ngóng mọi thông tin về cô gần nửa đời người, chỉ mong sao sẽ cũng người đó chia sẻ mọi buồn vui, lo toan của cuộc sống. Cho đến

khi gặp lại rồi, ông vẫn là người quan tâm Đào Hồng nhiều nhất, tỏ ra là người đàn ông tâm lí: mua son, mua gương cho Đào Hồng. Vậy nhưng, ông nhận lại chỉ là sự đơn độc, ông yêu hết mình nhưng kết cục ông sống trong một nỗi niềm cô đơn.

Người nghệ sĩ thường là những người có đời sống nội tâm phong phú, giàu tình cảm, nhân ái, lúc nào cũng khao khát được cống hiến lời ca tiếng hát của mình. Bởi đó cũng là nguồn vui, là lẽ sống của đời họ. Đối với họ nghề nghiệp và cuộc sống đều là nghệ thuật, có mối quan hệ khăng khít không tách rời nhau. Họ khát khao được cống hiến, được cháy hết mình với nghệ thuật, được gửi trọn cuộc đời của mình cho nghệ thuật cho đến hơi thở cuối cùng. Những nhân vật Đào Phỉ, Đào Hồng dẫu đã đi gần hết cuộc đời của mình nhưng vẫn nhiệt tình, tâm huyết mong muốn được cống hiến cho tác giả, được gắn bó với nghề. Câu nói của Đào Hồng trong Cuối mùa nhan sắc: “Tôi đã nguyện với Tổ cả đời đi theo nghiệp hát” đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả về hình ảnh của người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm nghệ thuật Chân - Thiện - Mỹ.

Đào Phỉ tám mươi chín tuổi, đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trên ghế, ngồi trên ghế mà lẫy roi sãy ngựa coi lạ hết biết…”.

Đào Hồng dù ốm sát chiếu nhưng vẫn đòi ra hát. Ông Chín vẽ chân mày, tô phấn thoa son cho bà rồi dìu bà ra ghế. Bà ngồi ghế mà hát (…), bà hát đến lịm tiếng đi. Bà ngồi trên sân khấu, gục đầu. Cái gánh nặng tâm tư này, bà không mang nổi nữa rồi. Khi ông Chín dìu bà xuống giường, bà đã hôn mê. Người ta hát vở cuối cho bà, cho một người nghệ sĩ chân chính”.

Cũng bởi tình yêu nghệ thuật đã trở thành niềm đam mê mãnh liệt mà người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn luôn có ý thức rất cao về nghề nghiệp. Họ tôn trọng nghề nghiệp cũng giống như tôn trọng phẩm chất đạo đức của bản thân. Họ sẵn sàng lăn xả vào nghệ thuật như một con thiêu thân nhưng cũng sẵn sàng đưa ra những giới hạn để phân biệt giữa nghệ sĩ chân chính và kẻ tầm thường.

Nhân vật San trong truyện Bởi yêu thương rất mê đắm cải lương và trân trọng, gìn giữ tiếng tăm cho nền nghệ thuật. Chị rất muốn trở thành người nghệ sĩ nhưng không dám biến mơ ước thành sự thật, bởi lí do: “Đi hát lỡ nổi tiếng,…người

ta biết lúc trước tôi từng làm tiếp viên quán bia thì dơ danh cả một giới nghệ sĩ, làm người ta mất cảm tình với cải lương, vậy khác nào hại cả nền sân khấu nước nhà”. San phản đối những ai mượn danh nghệ sĩ để làm hoen ố nghệ thuật, giọng điệu nghe tưng tửng, vui vui, nhưng ngẫm nghe sao nghẹn ngào, xót xa. Chính sự quan niệm về nghệ thuật như vậy, San muốn mình phải là một người nghệ sĩ chân chính mẫu mực.

Con nhỏ Điệp trong truyện ngắn Chuyện của Điệp rất mê hát, ngoại của cô không cản, nhưng ngoại dạy: “Con muốn diễn hay thì phải sống nhân ngãi trước đã. Mình sống có tình thì đóng vai nào cũng dễ, con à”. Điệp là đứa rất biết suy nghĩ và có những tìm tòi nghiêm túc trong nghề nghiệp của mình. Bằng sự chiêm nghiệm cuộc đời, nó đã chỉ dạy cho bạn diễn cách đóng vai ác sao cho hay: diễn ác không nhất thiết phải hùng hổ, bởi nhiều người ác ở đời có cái mặt tươi rói. Với cách nhìn đời sắc sảo, Điệp rút ra bài học cho giới nghệ sĩ: người nghệ sĩ nên tuỳ vào sức của mình, không nên đánh đổi tình thương để lấy sự nghiệp. Suy nghĩ của Điệp cho thấy dù là người nghệ sĩ say mê nghề nghiệp nhưng vẫn luôn tỉnh táo trong khát vọng tình yêu và hạnh phúc.

Nghề hát tuy có nhiều bạc bẽo nhưng cái tình của người nghệ sĩ thì thật cao đẹp và đáng để chúng ta trân trọng. Vì cái tình của người nghệ sĩ mà ông Chín Vũ

(Cuối mùa nhan sắc) đã lập ra nhà “Buổi chiều”, bỏ công tìm kiếm những người

nghệ sĩ già cả, không nơi nương tựa, để dắt họ về đoàn tụ với nhau, để được sống yên ổn lúc cuối đời. Chiều chiều, họ tập hợp lại, hát ở mảnh sân trước nhà, cho những khán giả trong xóm để thoả lòng mong nhớ sân khấu: “Sân khấu là cái hàng ba trông ra sân rộng, luống nào trồng bông sao nhái, bông mười giờ thì trồng, chỗ trống dành cho bà con ngồi. Dàn đờn gồm ghita thùng, cây nhị cũ mèm. Không micrô, nghệ sĩ ca bằng giọng của trời cho nghiệp đãi”. Ngọn lửa say mê nghề nghiệp vẫn luôn cháy sáng trong họ. Nếu không có nghệ thuật, cuộc đời họ trở nên vô nghĩa.

Bởi yêu thương cũng là một câu chuyện tình đầy trắc trở của người nghệ sĩ.

chục tuổi). Cũng vì cứu Điệp khi sân khấu sập xuống mà Sáu Tâm bị thương và phải cưa chân, vĩnh viễn từ bỏ nghiệp ca hát. Rồi những năm sân khấu cải lương gặp nhiều khó khăn, đoàn tan rã, đào Điệp cũng phải bỏ nghề. Sáu Tâm hàng ngày lang thang bán khăn ngoài đường, phục vụ nhà hàng, thậm chí cả bốc mả thuê, để có tiền thuốc thang cho cái u quái ác của đào Điệp. Cái tình người nghệ sĩ ở đây đáng để chúng ta trân trọng.

Khi viết về cuộc đời, số phận của những nhân vật lãng mạn, cô đơn, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ thể hiện những vẻ đẹp trong phẩm chất, tính cách của nhân vật mà thông qua nỗi cô đơn của người nghệ sĩ trong nghề ca hát, Nguyễn Ngọc Tư còn đề cập đến văn hoá Nam Bộ qua loại hình âm nhạc, nghệ thuật. Những nhân vật Đào Hồng, Đào Phỉ, Chín Vũ, San, Diệu… đều là những con người đi theo nghề ca hát, diễn xướng chèo, tuồng, cải lương và đây là những loại hình nghệ thuật rất phổ biến ở vùng sông nước Nam Bộ. Nghệ thuật hát xướng là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Nam Bộ. Vì thế khi viết về ngành nghệ thuật này, qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 63 - 70)