Chức năng của tiểu từ tình thái trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 30 - 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2. Khái quát về tiểu từ tình thái trong tiếng Việt

1.2.3. Chức năng của tiểu từ tình thái trong tiếng Việt

Các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt có những chức năng chính như sau:

Ví dụ:

(19) Marry: Thi xong rồi, tối nay lớp mình đâu giải trí cho đầu óc thoải mái. (VI, 94)

Câu (19) cho chúng ta một thông báo là: nhân vật Marry nói với cả lớp sẽ đi giải trí vào thời gian tối nay. Tuy nhiên VD (19) chỉ đưa ra một thông báo chung chung, không rõ là câu hỏi, lời gợi ý, sự ngạc nhiên. Nhưng nếu ta ghép câu (19) với tiểu từ tình thái khác nhau thì ta sẽ có những câu mang nội dung rõ ràng khác nhau.

Ví dụ:

Ta ghép với tiểu từ tình thái à cuối câu ta sẽ có câu nghi vấn: Thi xong rồi, tối nay lớp mình đâu giải trí cho đầu óc thoải mái một chút à?

Ta ghép với tiểu từ tình thái đi ta sẽ có câu kiểu cầu khiến: Thi xong rồi, tối nay lớp mình đâu giải trí cho đầu óc thoải mái một đi!

Khi thêm các TTTT vào sau một thực từ hay một cụm từ thì chúng có tác dụng tình thái hóa cho các từ hay các cụm từ đó: các từ hay các cụm từ đó trở thành các câu (phát ngôn).

(20) Để chị xem…Đây loại vải này nhé? chị có một chiếc áo mẫu đây

rồi. Em xem này!

(VI, 52) - Chức năng biểu thị thái độ, đánh giá của ngƣời nói.

Ví dụ:

(21) Giáo viên: Thế à? Nếu đi Vịnh Hạ long thì các em nên đăng kí trước với công ty du lịch.

(V, 173) (22)Tomy: Cậu giỏi thật đấy! Mình không thể dậy sớm đƣợc nhƣ câu.

(V, 197)

Ví dụ (21) thể hiện thái độ ngạc nhiên khi nghe được thông tin là học sinh sẽ đi du lịch ở Vịnh Hạ Long. Ví dụ (22) thể hiện sự đánh giá chủ quan

của người nói: khâm phục người bạn đã làm được điều mà bản thân Tomy ko làm được.

Các TTTT không chỉ bộc lộ thái độ, đánh giá của người nói đối với hiện thực được nói trong phát ngôn mà còn thể hiện cả thái độ của người nói đối với người nghe, tức người tiếp nhận phát ngôn.

Ví dụ:

(23) Sao đắt thế chị?

(24) À, vì mấy hôm nay trời lạnh nên hoa hiếm hơn (25) Thế à? Khí hậu ở hai miền không giống nhau nhỉ?

(V, 143;212)

Ví dụ (23) và (25) thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói về thông tin mà người nghe đưa ra. Ví dụ (24) thể hiện sự bình thản trước phản ứng của người nghe với thông tin mà mình đưa ra, kèm theo đó là sự giải thích cho lý do vì sao mà người nghe lại ngạc nhiên trước thông tin về giá hoa lại đắt đến như thế.

Các TTTT biểu thị thái độ, tình cảm của người nói đồng thời cũng góp phần vào một trong những chức năng cơ bản của hoạt động giao tiếp là chức năng thiết lập mối quan hệ giữa người nói với hiện thực được nói đến trong phát ngôn hay tạo lập quan hệ giữa người nói với người nghe.

- Chức năng biểu thị hành động nói.

Các TTTT không chỉ có chức năng tạo kiểu câu hay bộc lộ thái độ của người nói đối với hiện thực hoặc người nghe. Chúng còn có chức năng đánh dấu các kiểu hành động nói. Chẳng hạn, TTTT “à”, “ƣ” thường đi kèm đánh dấu hành động hỏi, TT “nhỉ ” thường đánh dấu hành động hỏi hoặc hành động biểu cảm, TT “thay” đánh dấu hành động biểu cảm, TT “đi” đánh dấu hành động cầu khiến, thúc giục.

(26) thế chúng ta cƣợc gì nhỉ?

(27) Cá cƣợc à? Nhƣng mà mình cũng tin là đội nữ Việt Nam vô địch

mà.

(28) Các bạn đồng ý đi.

(29) Trời ơi! Đã bảo trƣớcrồi mà.

(V, 130;37)

- Chức năng định hƣớng lập luận.

Các phương tiện tình thái ngoài chức năng tạo lập kiểu câu hay thể hiện thái độ của người nói với hiện thực với người nghe…còn có chức năng định hướng lập luận.

Nói cách khác, không ít trường hợp, hướng của lập luận không phải do nội dung của các sự việc nói trong phát ngôn quyết định mà lệ thuộc vào các từ lập luận – tức các yếu tố tình thái, trong đó có TTTT.

Ví dụ:

(30) Chiếc điện thoại này giá mƣời triệu thôi.

(31) Chiếc điện thoại này giá mƣời triệu kia.

Ở phát ngôn (30), người nói đánh giá chiếc điện thoại này giá rẻ (được thể hiện qua TTTT thôi). Ở phát ngôn (31), người nói đánh giá chiếc điện thoại này đắt ( được thể hiện qua TTTT kia)

Nếu coi hai phát ngôn vừa dẫn là hai luận cứ và cho nối kết với hai kết luận: mua đi hoặc không nên mua thì luận cứ nói trong ví dụ (30) chỉ nối được với kết luận mua đi. Còn ví dụ (31) chỉ được nối với kết luận không nên mua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)